6. Kết cấu luận văn
2.2.7. Sự quan tâm của nhà quản lý về chi phí môi trường còn chưa cao
Ứng dụng ECMA trong các DNSX gạch là thấp là bởi vì không xuất hiện sự tự nguyện của nhà quản lý để nhận diện đầy đủ về một chương trình quản lý môi trường chủ động, tích cực. Kết quả là bộ phận MA cũng có áp lực thấp để vận dụng các phương pháp mới trong ECMA.
Các EC được kết hợp như là một phần của tài khoản chung, điều này cho thấy rằng các nhà quản lý đang đánh giá thấp về EC. Mặc dù, một số EC có thể được nhận diện dễ dàng như chi phí khấu hao thiết bị xử lý ô nhiễm, chi phí giám sát môi trường, chi phí phòng cháy chữa cháy, chi phí trồng cây xanh, chi phí hoàn nguyên và cải tạo môi trường sau khi khai thác. Song các chi phí này chỉ phản ánh trong báo cáo tác động môi trường hay đề án bảo vệ môi trường, đề án cải tạo, phục hồi môi trường chương trình quản lý môi trường mà không được theo dõi chi tiết bởi bộ phận MA.
Mặt khác, khi hỏi về EC mà doanh nghiệp đang tính toán, quan điểm chủ yếu của các đối tượng được khảo sát trong DNSX gạch (bao gồm cả ban giám đốc, MA và nhà quản lý môi trường) chỉ ra rằng EC là chi phí xử lý chất thải, chi phí phòng ngừa và quản lý ô nhiễm. Trong khi đó, chi phí vật liệu biến thành chất thải, chi phí chế biến tạo ra chất thải được coi là chi phí đáng kể lại ít được hiểu biết và cũng không được xem xét đúng đắn, thậm chí là cả trong các tổ chức lớn. Do thiếu định nghĩa mở rộng về EC mà các chi phí này phần lớn đã bị bỏ qua khi cung cấp dữ liệu cần thiết cho việc ra quyết định.
Chúng tôi quan tâm đến chi phí bỏ ra cho việc xử lý và ngăn ngừa chất thải. Chi phí này khá tốn kém bởi thiết bị xử lý và ngăn ngừa chất thải đều là thiết bị hiện đại, công nghệ cao giúp giảm thiểu tối đa khí thải và bụi tạo ra. (PV12)
ECMA thu hút ít sự quan tâm từ nhà quản lý bởi trọng tâm chính của hầu hết các DNSX gạch là tập trung vào lợi ích kinh tế trong ngắn hạn nhiều hơn là tìm ra các phương pháp để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Kết quả khảo sát cho
64
thấy có gần 83% nhà quản lý cho rằng mục tiêu của doanh nghiệp là kết hợp giữa lợi ích tài chính và lợi ích môi trường trong đó tập trung nhiều hơn vào lợi ích kinh tế, còn lại chỉ hơn 17% chú trọng vào lợi ích môi trường nhiều hơn. Việc chú trọng nhiều hơn vào lợi ích kinh tế sẽ là nguyên nhân chủ yếu cản trở việc theo đuổi một hệ thống ECMA. Điều này tạo ra sự chậm trễ trong việc tích hợp vấn đề môi trường vào thực hành kế toán. Đồng thời, nó có thể hạn chế cơ hội để ngăn ngừa ô nhiễm và giảm khả năng phát hiện rủi ro môi trường.
Ngoài ra, bộ phận MA lại bị ràng buộc trong khuôn khổ các tài khoản hiện có. Phản ứng của nhân viên MA trong vấn đề môi trường là không rõ ràng, họ thường không xem xét các thông tin EC có liên quan đến chuyên môn của họ. Vì vậy, EC không phải là một sự ưu tiên đối với họ. Hơn nữa, nhà quản lý môi trường là người chịu trách nhiệm kiểm soát và quản lý hoạt động môi trường, họ cho rằng EC có thể là đáng kể nhưng việc tính toán chi phí này là khó khăn do bị giới hạn truy cập vào hệ thống kế toán chi phí. Vì vậy, một hệ thống thông tin EC đến các bộ phận là không đủ mạnh để tính toán EC và việc theo dõi, quản lý chi phí này khó có thể được giải quyết triệt để.
Không có nhà quản lý nào hỏi về chi phí môi trường vì vậy hệ thống kế toán của chúng tôi không được thiết lập để ghi nhận khoản mục này. Chúng tôi chưa bao giờ được yêu cầu cung cấp thông tin cụ thể về nó. (PV11)
Bạn biết đấy, chúng tôi cung cấp các thông tin kế toán cho Ban Giám đốc. Nếu Ban Giám đốc không có yêu cầu về một thông tin nào đó thì chúng tôi cũng sẽ không thu thập và ghi chép nó. Thực tế, chúng tôi chưa bao giờ nghiên cứu về kế toán chi phí môi trường. Nó là lĩnh vực khá mới và nằm ngoài phạm vi hiểu biết của chúng tôi. Vì vậy, đó là nhiệm vụ khó khăn để thu thập và cung cấp thông tin này. (PV12)
Chúng tôi nắm rõ được quá trình sản xuất và hoạt động môi trường đang diễn ra trong nhà máy. Chúng tôi cung cấp báo cáo môi trường cho Giám đốc 2 lần 1 năm. Chi phí môi trường chủ yếu là chi phí xử lý chất thải và nó thật sự chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí hoạt động của nhà máy. (PV14)
65
Dường như, các nhà quản lý đặc biệt là MA không có nhiều động lực để vận dụng ECMA trong sự phát triển bền vững. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng hệ thống kế toán chi phí truyền thống và khó có cơ hội để đưa ra quyết định chiến lược cho đầu tư sản xuất sạch hơn.
Cac yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong doanh nghiệp được tác giả điều tra qua phỏng vấn và tổng hợp ở bảng dưới đây:
Bảng 2.22: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong doanh nghiệp
Chỉ tiêu Đồng ý (%) Không đồng ý (%)
Áp lực cưỡng chế của chính phủ 85 15
Áp lực quy phạm 55 45
Áp lực bắt chước 20 80
Áp lực cộng đồng cư dân 45 55
Áp lực các bên liên quan 25 75
Nhận thức của nhà quản trị về tính không chắc chắn của môi trường
90 10
Trong đó: Kết quả Đồng ý bao gồm Đồng ý và rất đồng ý
Kết quả không Đồng ý bao gồm: Rất không đồng ; ý, Không đồng ý; Bình thường.
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy mức độ áp dụng ECMA trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ: Áp lực cưỡng chế của chính phủ; Áp lực quy phạm pháp luật; và đặc biệt là nhận thức của nhà quản trị về tính không chắc chắn của môi trường – Định hướng của nhà quản trị. Vì vậy nhận thức của nhà quản trị trong việc áp dụng ECMA quyết định đến việc thực hiện trong các doanh nghiệp khá lớn.