1 .Tính cấp thiết của đề tài
6. Kết cấu luận văn
1.2. Công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực
Hiệu quả quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một số tiêu chí nhất định, những tiêu chí hiệu quả này phụ thuộc chặt chẽ vào các mục tiêu hoạt động của các chủ thể hiệu quả.
1.2.4.1. Năng suất lao động
Công tác quản trị NNL tốt dẫn tới tăng năng suất lao động của toàn doanh nghiệp
Năng suất lao động là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao thu nhập, tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động. Tăng năng suất lao động là nâng cao được chất lượng cuộc sống và đảm bảo một xã hội tốt đẹp hơn. Ở cấp độ quốc gia, trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt hiện nay, năng suất lao động xã hội là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của cả nền kinh tế. Vai trò của năng suất lao động càng được khẳng định khi nền
22
kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng, nhiều nước phát triển đã định hướng cách thức phục hồi nền kinh tế nhanh nhất là thông qua phát triển công nghệ và cải tiến năng suất lao động. Bởi vậy, năng suất lao động tăng quyết định đến hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực.
1.2.4.2. Giảm chi phí lao động
Công tác quản trị NNL tốt dẫn tới giảm chi phí về lao động của toàn doanh nghiệp
Chi phí để thuê nhân viên mới, bao gồm cả thời gian đào tạo và hòa nhập của nhân viên có thể quá xa xỉ với một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Nếu doanh nghiệp có phương pháp quản trị nguồn nhân lực hiệu quả, được xây dựng tốt thì có thể cắt giảm ngân sách ở khoản nhân sự rất nhiều. Các loại chi phí có thể giảm thiểu: đăng tin quảng cáo, đào tạo nhân viên mới, lập hồ sơ, kế hoạch bảo hiểm, phúc lợi.
Nhờ quản trị nguồn nhân lực hiệu quả mà người quản lý có thể đáp ứng đầy đủ các kỳ vọng của nhân viên, tạo môi trường làm việc tích cực hơn trong nội bộ. Điều này giúp thúc đẩy hiệu suất tổng thể và đảm bảo nhân viên được trao quyền ở tất cả các cấp của tổ chức.
1.2.4.3. Tăng cường sự gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp
Công tác quản trị NNL tốt sẽ dẫn tới tỷ lệ bỏ việc, xin thôi việc giảm.
Ngày nay được các nhà tuyển dụng nhân sự rất chú trọng và tập trung. Bởi lẽ đây là yếu tố ảnh hưởng và có tính quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp, cơ quan. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến sự gắn kết nhân sự giúp doanh nghiệp có những bước cải thiện rõ rệt.
Một cách hiểu đơn giản và khá đầy đủ thì gắn kết nhân viên là sự tận tâm và cống hiến trong công việc của một cá nhân đối với công việc của mình. Có thể thấy, một nhân viên tận tụy với công việc sẽ luôn cảm thấy hào hứng, vui tươi, đó là lúc họ cảm thấy thực sự thoải mái cả trong cảm xúc, thể chất lẫn nhận thức trong công việc.
Bên cạnh đó, sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong công việc của từng cá nhân sẽ có từng mức độ khác nhau như: Có người chủ động gắn kết, có người
23
không muốn gắn kết, thậm chí có người cho rằng đó chỉ là cách “làm công ăn lương” đơn thuần mà không cần sự bất cứ sự gắn kết nào cả.
Nhìn chung, một doanh nghiệp lớn mạnh sẽ rất cần sự gắn kết một cách đồng đều từ phía nhân viên. Nhân viên chính là những “ phần tử” tạo nên khối thành công lớn trong doanh nghiệp, gắn kết chặt chẽ sẽ tạo cho doanh nghiệp vượt trội. Ngược lại, không có sự gắn kết làm cho công ty bị chia phối bởi những suy nghĩ tiêu cực.
1.2.4.4. Động lực làm việc của người lao động trong toàn doanh nghiệp
Công tác quản trị NNL tốt sẽ dẫn tới động lực của người lao động tăng
Công tác quản trị nguồn nhân lực còn được thể hiện thông qua những yếu tố vô hình không thể định lượng được bằng con số cụ thể như: ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác trong lao động, biết tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm trong việc nghiên cứu các sản phẩm, có tinh thần hợp tác, tác phong làm việc khẩn trương, chính xác và có lương tâm nghề nghiệp… nhưng lại là những yếu tố rất quan trọng trong quy định bản tính của nguồn nhân lực và đóng vai trò quyết định sự phát triển bền vững của quốc gia doanh nghiệp. Tất cả những phẩm chất đó nằm trong phạm trù đạo đức của con người.
Khi nhắc đến nguồn nhân lực, người ta thường nhấn mạnh đến các phẩm chất văn hóa, đạo đức và truyền thống kinh doanh, tác phong làm việc công nghiệp như là một nhân tố cấu thành nên đặc thù nguồn nhân lực riêng. Vì vậy, việc xây dựng truyền thống văn hóa trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là những nội dung cơ bản để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực.
Công tác quản trị nguồn nhân lực phản ánh rõ nét nhất thông qua quá trình và kết quả làm việc của đội ngũ nguồn nhân lực. Các quá trình và kết quả này được phản ánh thông qua đánh giá về sự hài lòng, thái độ làm việc của những người lao động trong quá trình làm việc tại Công ty. Bởi vì, mức độ hài lòng, thái độ của lao động phản ánh sự nhiệt tình, tận tâm và trách nhiệm của họ đối với công việc. Do đó, tác giả chú trọng đến việc đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty thông qua tiêu chí: Sự hài lòng, thái độ của đội ngũ nhân viên trong công ty.
24
Trong một doanh nghiệp, khối lượng công việc quản trị nguồn nhân lực phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố và điều kiện như: kỹ thuật, công nghệ, nhân lực, điều kiện kinh tế - chính trị xã hội, tư duy, tư tưởng của người quản lý. Công tác quản trị nguồn nhân lực bao gồm nhiều nội dung phong phú và đa dạng.
1.2.4.5 Hiệu quả của Công tác quản trị NNL
Công tác quản trị NNL tốt sẽ dẫn tới hiệu quả của công tác quản trị NNL tăng.
Hiệu quả của công tác quản trị nguồn nhân lực là vô cùng lớn đối với một doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ các biện pháp áp dụng cho nhân viên của một doanh nghiệp để giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra liên quan đến công việc đó. Nếu không có quản trị nguồn nhân lực mọi việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật. Đây là một công tác hết sức khó khăn vì nó động tới những con người cụ thể có những sở thích năng lực riêng biệt. Việc công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhằm tạo ra được một đội ngũ người lao động nhiệt tình hăng hái, gắn bó với doanh nghiệp.
Công tác quản trị nguồn nhân lực là sắp đặt những người có trách nhiệm, có trình độ chuyên môn để làm các công việc cụ thể trong chính sách nhân sự. Là việc hình thành các quy chế làm việc, cải thiện điều kiện lao động, tạo môi trường văn hoá hợp lý gắn bó mọi người trong doanh nghiệp với nhau, đồng thời thu hút được các nhân sự từ nơi khác đến, đẩy mạnh việc đào tạo nâng cao tay nghề người lao động, phải làm cho mọi người luôn thường trực ý nghĩ: “nếu không cố gắng sẽ bị đào thải”.
1.2.5 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số Công ty Kiểm toán và bài học kinh nghiệm rút ra cho TNHH Kiểm toán Châu Á (ASA)