Đánh giá theo các tiêu chí đánh đánh giá về công tác Quản trị NNL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH kiểm toán châu á (ASA (Trang 77 - 84)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu luận văn

2.3. Đánh giá về công tác Quản trị nguồn nhân của Công ty TNHH Kiểm

2.3.1. Đánh giá theo các tiêu chí đánh đánh giá về công tác Quản trị NNL

2.3.1.1. Năng suất lao động * Mặt đạt được

67

Kiểm soát chất lượng hoạt động Kiểm toán là việc các Công ty Kiểm toán giám sát, theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến, sự kiện phát sinh trong suốt quá trình tiến hành cuộc Kiểm toán, từ khâu lập kế hoạch Kiểm toán, thực hiện Kiểm toán đến kết thúc Kiểm toán vừa kết thúc thời gian kiểm toán sớm, vừa chất lượng báo cao tăng lên.

Hiện nay, tại Công ty TNHH Kiểm toán, kiểm soát chất lượng cuộc Kiểm toán được coi là một trong những công tác có ý nghĩa quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình Kiểm toán. Điều đó được thể hiện từ khâu đào tạo, lựa chọn nhân viên và phân công công việc cho từng người, kiểm soát tiến độ, kết quả cuộc Kiểm toán, soát xét Hồ sơ Kiểm toán và đánh giá việc tiếp tục duy trì khách hàng.

Kiểm soát chất lượng nhân viên trong các cuộc kiểm toán: Hàng tháng, ASA đều có một thời gian để phổ biến những kiến thức cơ bản về các văn bản pháp luật mới được ban hành, cập nhật những biến động của thị trường, nền kinh tế, chính sách của Nhà nước… để nâng cao tầm hiểu biết cho nhân viên. Ngoài ra, Công ty còn thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận về các tình huống khó khăn đã gặp phải trong quá trình Kiểm toán nhằm rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng các cuộc Kiểm toán tiếp theo.

Đối với việc lựa chọn nhân viên cho mỗi cuộc kiểm toán, Công ty luôn kết hợp giữa việc chọn những KTV có kinh nghiệm lâu năm, trình độ chuyên môn tốt và hiểu biết sâu sắc về khách hàng và các trợ lý kiểm toán mới vào nghề. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng cuộc Kiểm toán đồng thời tạo cơ hội cho các trợ lý Kiểm toán học hỏi và tích lũy kinh nghiệm làm tăng khả năng chuyên môn, làm tăng cường trình độ chuyên môn để hoàn thành dự án nhanh.

Kết hợp với các công ty Kiểm toán khác để tăng năng lực và liên kết lại với nhau.

Đây là cách làm cho nâng cao năng suất lao động mà công ty thực hiện.

* Mặt tồn tại

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kiểm toán nhiều dự án có tính chất khác nhau về tính chất lẫn quy mô lên việc lắm được việc để triển khai một cách nhanh nhất lại rất khó. Do vậy, năng suất làm việc sẽ bị ảnh hưởng.

68

Ngoài ra, còn phụ thuộc vào phía khách hàng hoặc chủ đầu tư do tiến độ cung cấp thông tin tài liệu chậm cũng làm ảnh hưởng tới tiến độ làm việc.

Lĩnh vực kiểm toán là lĩnh vực khó, cungx do tính chất công việc nặng và cường độ áp lực cao. Đặc biệt lúc vào mùa kiểm toán khách hàng hay chủ đầu tư cần sớm có sản phẩm là các báo cáo kiểm toán, định giá nên sẽ gây ra sự ức chế về công việc sẽ dẫn đến năng suất lao động giảm đi.

Đối với những nhân viên đảm bảo chức danh và ngày công như nhau sẽ hưởng lương như nhau, hiệu quả công việc chưa phản ánh trên tiền lương nhận được của họ. Về lâu dài chính điều này sẽ tạo sức ỳ trong công tác, không thức đẩy khả năng sáng tạo và tinh thần phấn đấu của nhân viên trong công ty, kìm hãm sự phát triển chung của công ty do hiệu quả công việc thấp

2.3.1.2. Giảm chi phí lao động * Mặt đạt được:

- Khi bố trí nhân lực vào các chức danh, vị trí công tác phù hợp với trình độ đào tạo và khả năng của từng người theo hướng chuyên môn hóa sẽ tạo môi trường thuận lợi, tạo sự thích ứng cao cho người lao động, qua đó để họ có điều kiện phát huy sở trường, năng lực theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

- Tuyển dụng lao động từ nội bộ qua sự giới thiệu của nhân viên trong công ty, giúp công ty tiết kiệm được một khoản chi phí tuyển dụng, nhanh chóng đáp ứng được lượng lao động cần thiết, đồng thời tạo ra bầu không khí làn việc sôi nổi, thúc đẩy lòng trung thành của người lao động đối với công ty.

- Tuyển dụng qua các KTV giữa các công ty giới thiệu làm tăng chất lượng nhân viên, giảm thời gian đào tạo.

* Mặt tồn tại:

- Do đặc thù công việc kiểm toán là trong lĩnh vực khá rộng nên việc đào tạo sẽ mất rất nhiều thời gian và kinh phí đào tạo. Mặc dù, lực lượng lao động nhiều trong lĩnh vực kiểm toán nhưng để tìm người có kinh nghiệm cứng đồng nghĩa việc phải tăng chi phí nhân công lên.

69

- Hiện tại nhiều sinh viên mới ra mặc dù chưa có kinh nghiệm trong công việc, nhưng do cách suy nghĩ là muốn “việc nhẹ lượng cao” sẽ suy hướng chán mà nhảy việc nên việc sử dụng lực lượng mới ra trường cũng phải xem xét lại.

2.3.1.3. Tăng cường sự gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp * Mặt đạt được:

- Mối quan hệ trong công ty kiểm toán không chỉ là giữa các nhân viên với nhau mà còn đối với cấp trên, mối quan hệ này ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện những mục tiêu chung của các công ty kiểm toán. Để tạo dựng tốt mối quan hệ này, các nhà quản trị cần hạn chế những rào cản quyền lực, hỗ trợ nhân viên hoàn thành tốt công việc.

- Chính vì vậy, công ty có nhiều chính sách làm nhân viên nắm được quá trình đánh giá hiệu quả sẽ tạo ra một bầu không khí hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, làm giảm căng thẳng trong công việc và tăng mức độ gắn kết của nhân viên. Nhà quản trị cần đánh giá hiệu quả công việc và khuyến khích các thành tích xuất sắc bằng những chính sách khen thưởng cụ thể, thiết thực.

- Sự công nhận của cấp trên, của đồng nghiệp rất cần thiết vì điều này sẽ giúp nhân viên tự tin và tự hào hơn về bản thân. Nhà quản lý nên tạo dựng hình ảnh và mối quan hệ tốt với nhân viên bằng cách hạn chế những rào cản quyền lực, trân trọng những đóng góp của nhân viên, lắng nghe ý kiến từ đó nhân viên cảm nhận giá trị hoàn toàn vào công việc.

- Để nhân viên được cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong công việc và có nhiều cơ hội phát triển cá nhân, thì nhà lãnh đạo cần có chiến lược và kế hoạch đào tạo tương ứng với kế hoạch kinh doanh, áp dụng quy trình đào tạo theo tiêu chuẩn chất lượng giúp nhân viên nâng cao năng lực và có khả năng đảm nhận các vị trí cao hơn trong tương lai, nâng cao khả năng cạnh tranh với các công ty khác cũng như thu hút được nhân viên có trình độ giỏi, gắn bó và làm việc lâu dài.

- Truyền thông nội bộ một cách nhất quán và đồng bộ từ cấp trên đến toàn bộ nhân viên cấp dưới, giúp nhân viên hiểu được những định hướng, tinh thần gắn kết của tổ chức và thực hiện hiệu quả. Nhiều công ty kiểm toán đã căn cứ vào đặc điểm

70

của mình để thiết lập truyền thông nội bộ một cách phù hợp, không áp dụng rập khuôn theo các công ty khác, vì mỗi công ty có mục tiêu, cơ cấu tổ chức và văn hóa khác nhau. Truyền thông nội bộ cũng cần có sự tương tác đa chiều, xuyên suốt, vì vậy các nhà quản trị cần quan tâm đến thái độ, tình cảm của người tiếp nhận.

* Mặt tồn tại:

- Do công việc kiểm toán là độc lập nên tính gắn kết giữa nhân viên với nhau về mặt quan hệ xã hội sẽ không cao.

- Lĩnh vực kiểm toán độc lập có tính chất nhảy việc lên trong quá trình làm đã có tư tưởng chỉ biết bản thân mà không biết đến giao tiếp giữa người với người lên việc gắn kết là vô cùng khó.

- Cũng do tính chất phải cạnh tranh nhau về mặt chuyên môn, bởi vậy sinh ra lòng ganh ghét độ kỵ nhau nên gắn kết lại sẽ không cao.

2.3.1.4. Động lực làm việc của người lao động trong toàn doanh nghiệp * Mặt đạt được:

- Công ty có nhiều biện pháp làm trách nhiệm trong công việc của người nhân viên có được là nhờ họ ý thức được (trách nhiệm của mình trong công việc). Trách nhiệm của họ ở đây không phải chỉ là trách nhiệm với với cấp trên, với đồng nghiệp mà trước hết là trách nhiệm đối với chính bản thân mình. Sở dĩ như vậy là bởi vì họ ý thức được vai trò là người chủ công việc của chính mình. Mình chính là người chủ có quyền ra quyết định tham dự tổ chức này hay tổ chức khác, có quyền lựa chọn công việc này hay công việc khác. Tất cả đều là sự lựa chọn của mình cho nên mình phải có trách nhiệm đối với nó. Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm với sự lựa chọn của mình, trách nhiệm với những gì mà mình đã cam kết. Hình ảnh về một người không giữ lời hứa, không giữ cam kết là một hình ảnh không đẹp, nếu không nói là rất xấu. Nếu mình không có trách nhiệm thì tức là mình đang làm tổn thương lòng tự trọng của chính mình, đang làm hình ảnh của mình xấu đi trước hết là trong mắt mình và sau đó là xấu đi trong mắt người khác. Đây chính là căn bản của vấn đề ý thức trách nhiệm với công việc.

- Với trường hợp có ý thức trách nhiệm với công ty thì người nhân viên

71

tôn trọng đối với đồng nghiệp, cấp trên và vẫn giữ được sự tôn trọng đối với quyền hạn của đồng nghiệp, của cấp trên. Họ luôn quan tâm đến việc giữ gìn sự hài lòng của đồng nghiệp, của cấp trên đối với mình và không có sự đòi hỏi đồng nghiệp, cấp trên phải đáp ứng lại mong muốn của mình, làm cho mình hài lòng. Ngoài ra họ quan tâm đến hiệu quả công việc, lợi ích của tổ chức mà không đặt nặng vấn đề cấp trên phải ghi nhận công lao của mình.

- Với trường hợp đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp, cấp trên để chứng tỏ bản thân thì người nhân viên quan tâm nhiều hơn đến sự ghi nhân công lao của cấp

trên đối với mình mà thiếu sự quan tâm thật sự đến hiệu quả công việc, lợi ích của tổ chức, của công ty.

- Với trường hợp đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp, cấp trên vì cái Tôi thì người nhân viên không coi việc hỗ trợ đồng nghiệp hay đóng góp ý kiến cho

cấp trên là trách nhiệm của mình mà họ coi đó là một cái quyền của mình. Do vậy khi hỗ trợ đồng nghiệp, đóng góp ý kiến cho cấp trên thì họ không giữ sự tôn trọng đối với đồng nghiệp, cấp trên và luôn xâm phạm đến quyền hạn của đồng nghiệp, của cấp trên. Họ không quan tâm đến việc giữ gìn sự hài lòng của đồng nghiệp, của cấp trên đối với mình mà luôn có sự đòi hỏi đồng nghiệp, cấp trên phải đáp ứng lại mong muốn của mình, làm cho mình hài lòng. Họ luôn muốn được làm theo ý mình chứ không làm theo ý của cấp trên. Họ luôn đòi hỏi cấp trên phải làm cho họ tâm phục, khẩu phục thì họ mới chịu làm theo sự chỉ đạo của cấp trên. Chính vì vậy họ dễ dàng phát sinh ra các cảm xúc tiêu cực, thái độ tiêu cực và hành vi tiêu cực trong công việc khi sự đòi hỏi của họ không được thoả mãn.

Công ty có nhiều chính sách lương thưởng vào những dịp lễ tết và đãi ngộ cho cơ chế tự chủ nên nhiều nhân viên hăng say làm việc.

* Mặt tồn tại:

Do khi mới vào nghề lương kiểm toán sẽ không cao nếu không phải là KTV hay kéo được nhiều hợp đồng nên việc chán nản công việc ắt hẳn xảy ra. Mà do tính chất công việc này người ký sẽ chịu trách nhiệm cao nhất người làm chỉ có nhiệm vụ làm chuyên môn nên nhiều khi sẽ không có tính trách nhiệm trong công việc.

72

2.3.1.5. Hiệu quả của Công tác quản trị NNL * Mặt đạt được:

- Trong công tác quản trị NNL tốt làm cho bộ máy đồng nhất, nên trên bảo dưới nghe. Không cho chuyện làm sai quy định của công ty và pháp luật.

- Do thực hiện công tác quả trị NNL tốt làm cho bộ máy công ty làm việc theo cách chuyên nghiệp hóa. Có thể dự trù được nhân sự trong trường hợp có nhân viên nào nghỉ phép hoặc nghỉ hẳn để đáp ứng tiến độ công việc.

- Dễ dàng quản lý từ con người đến chất lượng các báo cáo tài chính, XDCB.

* Mặt tồn tại:

- Do việc công ty có các chi nhánh đại diện ở Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng việc kiểm soát 3 chi nhánh này đôi khi gặp khó khăn bởi không kiểm soát được số liệu kiểm toán. Có nhiều trường hợp đã tự ý đi đêm cùng với các đơn vị thi công mảng xây dựng, trong mảng tài chính lại ăn chia cùng kế toán đơn vị nên việc kiểm soát cũng gặp nhiều khó khăn.

- Do dây là lĩnh vực kiểm toán độc lập. Nhiều hợp đồng bị tuồn ra ngoài bởi người trong công ty là vẫn có xảy ra. Họ đưa đầu việc ra ngoài sử dụng nhân công ngoài nên việc này rất khó có thể kiểm soát.

2.3.2. Những kết đạt được về công tác quản trị NNL

Hoạt động quản trị NNL tại công ty có những thành tựu sau:

- Công ty đã thực hiện phân tích công việc, đặc biệt đã xây dựng được các văn bản chính thức quy định chứ năng nhiệm vụ cho một số vị trí chủ chốt của công ty. Các văn bản là kết quả của phân tích công việc đã là công cụ cho hoạt động quản trị nhân sự của công ty. Loại bỏ nhiều bất bình đẳng về mức lương qua việc xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc. Tạo kích thích lao động nhiều hơn qua việc sắp xếp các mức tăng thưởng.

- Công tác hoạch định nguồn nhân lực đã phần nào phân tích được môi trường, xác định mục tiêu và chiến lược cho công ty, phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực trong công ty. Từ đó dự báo khối lượng công việc. Dự báo nguồn nhân lực.

73

- Nhìn lại thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty thời gian qua ta có thể nhận thấy những mặt đã đạt được của công ty trong công tác tuyển dụng là:

+ Thực hiện tuyển dụng một kế hoạch được lập cụ thể rõ ràng, từ khâu kế hoạch hóa nguồn nhân lực cho đến công tác lập kế hoạch tuyển dụng.

+ Thực hiện tuyển dụng đúng theo từng bước kế hoạch đặt ra và theo đúng khuôn khổ thời gian và chi phí.

+ Các bước trong tuyển chọn tương đối phù hợp đới với việc lựa chọn vì nó đảm bảo cả hai nguyên tắc là chọn lựa hồ sơ và theo kiểm tra thông qua thử nghiệm thực tế, tuy là chưa được chuyên nghiệp.

+ Tuyển được số nhân viên mới đáp ứng được yêu cầu công việc

+ Nhân viên mới tuyển gần 90 % hoàn thành công việc, 90% nhân viên mới tuyển nhận việc.

+ Tuyển dụng được thực hiện trong phạm vi chi phí không cao.

- Hệ thống thù lao và đãi ngộ hiện tại của công ty cơ bản đã đạt được mục tiêu cạnh tranh nhằm thu hút đội ngũ nhân viên có năng lực và mục tiêu chi phí của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH kiểm toán châu á (ASA (Trang 77 - 84)