Các giai đoạn rửa tiền qua ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG rửa TIỀN QUA hệ THỐNG NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 32 - 33)

Tội phạm rửa tiền có thể cố gắng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng để đưa khoản tiền thu được từ các hoạt động phạm tội vào hệ thống ngân hàng và ngụy trang nguồn gốc và quyền sở hữu của khoản tiền đó (thường là thông qua các giao dịch phức tạp) để khoản tiền này xuất hiện như là một khoản tiền có nguồn gốc hợp pháp. Theo truyền thống, rửa tiền là một quy trình được mô tả qua 3 giai đoạn khác nhau. Trong đó, ngân hàng có thể chịu nguy cơ rửa tiền ở bất kì khâu nào trong những giai đoạn này.

Trong quá trình thực hiện chương trình chống rửa tiền, các ngân hàng đã tìm hiểu và phân chia quy trình rửa tiền qua các ngân hàng thông thường có 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều độc lập và có liên hệ với một đơn vị tài chính khác nhau.

Cụ thể, các công đoạn rửa tiền được triển khai thực hiện chủ yếu như sau: - Giai đoạn 1: Đưa vào hệ thống – là giai đoạn tiền bẩn hay tiền thu được từ hoạt động phạm tội được đưa vào các hệ thống tài chính, ngân hàng. Đây là giai đoạn trực tiếp phân bổ lượng tiền mặt thu được từ những hoạt động phạm pháp. Bọn tội phạm tách các khoản tiền lớn thành các giao dịch nhỏ hơn để tránh bị chú ý và phát hiện khi gửi tiền vào ngân hàng (hoạt động này thường được gọi là chia nhỏ)

- Giai đoạn 2: Phân tầng – là giai đoạn các khoản tiền sau khi được đưa và hệ thống sẽ được luân chuyển qua hàng loạt giao dịch hoặc hoạt động để tạo khoảng cách giữa những khoản tiền này với nguồn gốc bất hợp pháp thực sự của chúng. Giai đoạn này chính là giai đoạn tạo vỏ bọc, tách những khoản tiền bất hợp pháp

khỏi nguồn gốc của chúng bằng cách tạo nên một loạt những vỏ bọc phức tạp dưới hình thức các giao dịch tài chính để cản trở việc kiểm toán dấu vết, che đậy nguồn gốc của những khoản tiền đó và làm mai danh ẩn tích nguồn gốc xuất xứ thật sự của nó. Chúng có thể dùng hình thức chuyển khoản tiền qua hàng loạt các tài khoản tại các ngân hàng khác nhau trên khắp thế giới. Chúng chuyển tiền qua nhiều quốc gia và tạo ra hàng loạt các giao dịch tài chính phức tạp để che giấu hành trình di chuyển của các khoản tiền và cắt đứt liên kết với tội phạm ban đầu.

- Giai đoạn 3: Kết hợp – Tiền được quay trở lại với kẻ phạm tội từ nguồn gốc tưởng chừng như hợp pháp. Đây còn gọi là giai đoạn hợp thức hóa. Giai đoạn này đưa các khoản tiền đã được rửa trở lại hệ thống lưu thông trong nền kinh tế theo cách thức giống như các khoản tiền này là kết quả của các hoạt động kinh tế hợp pháp. Chúng bán tài sản đã được rửa và đầu tư tiền vào một doanh nghiệp mới. Chúng tái đầu tư các khoản tiền sạch vào các sản phẩm của ngân hàng mà thậm chí không cần rút tiền ra.

Qua nghiên cứu cho thấy, hoạt động rửa tiền qua ngân hàng của bọn tội phạm rất đa dạng, phức tạp và được triển khai thực hiện qua nhiều công đoạn. Vì vậy, vấn đề phòng chống rửa tiền không chỉ là hoạt động riêng của bất kỳ ngân hàng nào mà là sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành, giữa ngân hàng Trung ương và các ngân hàng thương mại và giữa các phòng ban trong nội bộ ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG rửa TIỀN QUA hệ THỐNG NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)