Tại hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được chia thành hai cấp: cấp 1 là ngân hàng trung ương, cấp 2 là ngân hàng trung gian.
1.3.2.1. Cấp I - Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương là một định chế quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng, nó nằm trong bộ máy quyền lực quốc gia. Hiện nay, các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có ngân hàng trung ương, nó có thể được xây dựng ngay sau khi hình
thành quốc gia, hoặc có thể có nguồn gốc từ các ngân hàng thương mại tư nhân được quốc hữu hóa.
1.3.2.2. Cấp II - Ngân hàng trung gian
Thuật ngữ “ngân hàng trung gian” dùng để ám chỉ nhiều loại ngân hàng. Tùy theo mỗi quốc gia, các loại ngân hàng này có thể có những tên gọi khác nhau, nhưng nhìn chung hệ thống ngân hàng trung gian gồm có: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng đặc biệt, các định chế tài chính trung gian phi ngân hàng khác. Trong điều kiện kinh tế thị trường, ngân hàng trung gian thực hiện các chức năng cơ bản như sau:
Thứ nhất là trung gian tín dụng, vì ngân hàng là cầu nối giữa khách hàng gửi tiền và vay tiền, ngân hàng chuyển hóa những khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm, tài sản tạm thời chưa sử dụng của một số chủ thể kinh tế này đến tay chủ thể kinh tế khác đang cần tiền để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng trung gian là một thiết chế kinh doanh chuyên nghiệp, giúp cho cung cầu tín dụng trong nền kinh tế có thể dễ dàng gặp nhau.
Thứ hai là trung gian thanh toán. Theo chức năng này, ngân hàng trung gian thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Để thực hiện tốt chức năng này, ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng... Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp.
Thứ ba là trung gian giữa ngân hàng trung ương và nền kinh tế. Thông qua ngân hàng trung gian, tiền mặt từ ngân hàng trung ương cung ứng ra lưu thông và việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Cũng thông qua ngân hàng trung gian, tình hình về nhu cầu tiền, tổng cung tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, gian lận thương mại, đặc biệt là việc lợi dụng hệ thống ngân hàng để tiến hành rửa tiền được phản hồi về ngân hàng trung ương.
1.3.3. Phƣơng thức phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng.
Với những tác hại to lớn của việc lợi dụng hệ thống ngân hàng để tiến hành rửa tiền, nhìn chung, các quốc gia phát triển đều đã thực hiện phương thức phòng, chống rửa tiền như sau:
- Ban hành Luật và các quy định liên quan đến phòng, chống rửa tiền. Hiện nay, tại hầu hết các nước phát triển đã ban hành Luật phòng, chống rửa tiền. Thời gian ban hành Luật ở mỗi nước có khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, mức độ tác hại của rửa tiền đối với quốc gia đó. Tuy nhiên, Luật phòng, chống rửa tiền ở các nước có một số đặc điểm chung như: (i) Luôn hướng đến việc tuân thủ các khuyến nghị của FATF; (ii) Liệt kê tất cả các tội danh liên quan đến rửa tiền; (iii) Yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện quy tắc nhận biết khách hàng; (iv) Quy định mức giao dịch phải báo cáo; (v) Các dấu hiệu của giao dịch đáng ngờ; (vi) Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền. Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền. Hầu hết các quốc gia đều xây dựng cho mình một cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền. Nhiệm vụ của cơ quan này là giám sát việc thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền. Có hai mô hình hoạt động cơ bản:
Mô hình thứ nhất, cơ quan phòng, chống rửa tiền là đơn vị trực thuộc bộ máy Chính phủ, thường là trực thuộc ngân hàng trung ương, trợ giúp chính phủ thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền. Bên cạnh việc thực hiện chức năng giám sát thi hành Luật phòng, chống rửa tiền, cơ quan này còn thực hiện chức năng thu thập các thông tin từ các tổ chức tín dụng, xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ và đề xuất các biện pháp liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền.
Mô hình thứ hai, cơ quan phòng, chống rửa tiền là đơn vị hoàn toàn độc lập với bộ máy Chính phủ, không chịu sự chi phối của bất kỳ đơn vị nào trong bộ máy chính phủ. Nó có quyền hạn, chức năng, phạm vi hoạt động rộng rãi hơn. Ở các nước xem cơ quan này là cơ quan tình báo tài chính. Ưu điểm nổi bật của mô hình này là đảm bảo sự độc lập, khách quan trong điều tra rửa tiền.
- Thiết lập quy trình phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại. Đánh giá khách hàng, phân loại rủi ro. Nhìn chung, các ngân hàng thương mại coi việc đánh giá và phân loại khách hàng là việc làm hàng đầu. Việc đánh giá và phân loại khách hàng có ý nghĩa quan trọng quyết định, vì thông qua đây, ngân hàng thương mại sẽ có các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Thông thường các ngân hàng thương mại trên thế giới thường phân khách hàng thành 3 loại như sau:
Bảng 1.1: Phân loại các khách hàng có nghi vấn đến hoạt động rửa tiền
Phân loại khách hàng Mức độ giám sát
Khách hàng có rủi ro cao Kiểm tra giám sát thường xuyên và bắt buộc trong việc tìm hiểu thông tin về khách hàng.
Khách hàng rủi ro trung bình Kiểm tra, giám sát ở mức độ bình thường và tìm hiểu thông tin về khách hàng khi có yêu cầu.
Khách hàng rủi ro thấp Kiểm tra giám sát ở mức độ đơn giản và chỉ đòi hỏi những thông tin thông thường về khách hàng
Nguồn: Ngân hàng thế giới (2006), Nhận biết và theo dõi khách hàng, Hà Nội
Kiểm soát các giao dịch đáng ngờ
Giao dịch đáng ngờ là giao dịch có dấu hiệu bất thường liên quan đến rửa tiền được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của từng quốc gia. Hầu hết các quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Anh ... đều xem xét dấu hiệu bất thường dựa trên mức (ngưỡng) giá trị của các giao dịch quy định (thông thường các giao dịch có giá trị vượt mức 10.000 USD hoặc tương đương sẽ nằm trong danh sách các giao dịch cần phải lưu ý, báo cáo). Tuy nhiên ở một số ít các quốc gia khác lại lưu ý đến những giao dịch có dấu hiệu không bình thường thông qua tính chất, đặc điểm giao dịch, các thông tin về khách hàng ... mà không quá quan tâm đến giá trị giao dịch, tiêu biểu cho trường hợp này là Malaysia. Khi phát hiện về các giao dịch đáng ngờ, nhân viên ngân hàng phụ trách sẽ tiến hành xử lý, báo cáo cấp trên xem xét. Sau khi kiểm tra tính xác thực thông tin về khách hàng, ngân hàng sẽ quyết định việc chuyển các thông tin này cho Cơ quan phòng, chống rửa tiền. Để việc này
được tiến hành tốt, các ngân hàng phải được hướng dẫn xây dựng quy trình báo cáo thông tin về giao dịch này, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng.
Lưu giữ hồ sơ về khách hàng
Các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm chỉnh việc lưu giữ hồ sơ, thông tin về khách hàng. Các thông tin về nhận dạng khách hàng và thông tin giao dịch được lưu giữ trong thời gian tối thiểu là 5 năm hoặc dài hơn theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các hồ sơ có liên quan đến công tác điều tra khởi tố. Theo Luật phòng, chống rửa tiền của Malaysia, thời gian lưu giữ hồ sơ khách hàng là 6 năm nếu không có dính líu gì đến các vụ việc khác.
- Tuân thủ các khuyến nghị của FATF và thực hiện các quy định hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Ngày nay hành vi rửa tiền đã xuất hiện trong phạm vi nhiều lãnh thổ quốc gia trên toàn thế giới. Bọn tội phạm không chỉ rửa tiền trong lãnh thổ một nước mà chúng còn rất thích rửa tiền liên quốc gia từ quốc gia này sang quốc gia khác để khó bị phát hiện và bắt giữ. Chính vì thế nên các quốc gia và đặc biệt là các ngân hàng đang phòng tránh rửa tiền cần hợp tác với nhau để cùng trao đổi thông tin và kinh nghiệm.
1.3.4. Hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã đưa ra Bản tuyên bố về ngăn ngừa tội phạm sử dụng hệ thống ngân hàng cho mục đích rửa tiền. Đây là một trong những quy định đầu tiên của quốc tế về việc phòng chống rửa tiền. Bản tuyên bố này đưa ra các chính sách và các thủ tục cơ bản mà giám đốc ngân hàng cần bảo đảm có sẵn trong hệ thống tổ chức của mình để hỗ trợ cho việc chống rửa tiền.
Về cơ bản, Bản tuyên bố này có bốn nguyên tắc được đưa ra:
Nhận dạng khách hàng đúng cách
Tiêu chuẩn đạo đức cao và tuân thủ luật pháp
Hợp tác với các cơ quan thi hành pháp luật
Chương trình Liên Hợp Quốc về Kiểm soát ma túy (UNDCP) đã khởi xướng một hiệp định quốc tế về chống buôn bán ma túy bất hợp pháp và rửa tiền vì mối quan ngại về tình trạng buôn bán ma túy bất hợp pháp trên quốc tế ngày càng tăng và những khối lượng tiền khổng lồ liên quan được đưa vào hệ thống ngân hàng. Năm 1988, Công ước của Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và chất hướng thần (Công ước Viên) đã được thông qua, có 169 nước tham gia vào Công ước này và có hiệu lực từ tháng 11 năm 1990. Công ước này chủ yếu đề cập đến các điều khoản để chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật. Mặc dù trong Công ước không sử dụng thuật ngữ “rửa tiền” nhưng Công ước đã đưa ra định nghĩa về khái niệm này và yêu cầu các nước hình sự hóa hoạt động đó. Tuy nhiên, Công ước Viên chỉ quy định tội buôn bán ma túy bất hợp pháp là tội phạm nguồn và không xử lý các khía cạnh mang tính phòng ngừa.
Tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong việc phòng, chống rửa tiền là Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính (FATF) do nhóm G-7 thành lập tại Paris năm 1989. Đó là tổ chức liên chính phủ nhằm phát triển và khuyến khích các tổ chức cảnh sát trong việc chống rửa tiền. Việc thành lập tổ chức này xuất phát từ ý tưởng cho rằng hoạt động rửa tiền là tội phạm kinh tế rất phức tạp, do đó nó không thể được kiểm soát một cách hiệu quả bởi những phương pháp làm luật thông thường. Kết quả là cần thiết phải tập hợp các cơ quan chức năng như: Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính, Cảnh sát... để phòng, chống rửa tiền. Điều đó sẽ tạo ra sự phối hợp toàn diện để giải quyết vấn đề phức tạp này. Nhiệm vụ đầu tiên của FATF là giúp các nước thành viên ban hành các quy định về phòng, chống rửa tiền mà mục tiêu cuối cùng là ban hành được Luật Chống Rửa Tiền. Theo hướng này, tháng 4 năm 1990, FATF đã ban hành 40 khuyến nghị nhằm tìm kiếm sự nhất trí giữa các nước trong việc ban hành luật và thống nhất hành động của các ngân hàng để hạn chế các dòng tiền thu được từ hoạt động buôn bán ma tuý chuyển qua các tổ chức tài chính. Mặc dù các gợi ý về luật pháp được đưa ra, nhưng FATF vẫn tiến hành đánh giá việc thực hiện của các nước thành viên thông qua nỗ lực của từng nước trong việc ban hành các quy định về phòng, chống rửa tiền. Một chức năng khác của FATF là cung cấp các
trợ giúp kỹ thuật cho các tổ chức ngoài nhóm như: Nhóm Châu Á Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG), Lực lượng đặc nhiệm tài chính khu vực Caribe (CFATF), Hội đồng châu Âu, Nhóm chống rửa tiền khu vực Đông và Nam Phi (ESAAMLG), Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền khu vực Nam Mỹ (GAFISUD). Mặc dù không thể khẳng định rằng FATF đã hạn chế được tất cả các giao dịch rửa tiền trong giao dịch quốc tế, nhưng FATF đã có ảnh hưởng tích cực trong việc tạo ra những quy tắc và luật lệ quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Qua việc đánh giá các nước trong việc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, FATF đã yêu cầu các nước thành viên không chỉ ban hành hệ thống luật pháp, mà còn phải thực hiện luật đó một cách nghiêm túc. Hơn nữa, FATF đã tạo ra một diễn đàn hợp tác phòng, chống rửa tiền trên phạm vi quốc tế và đã thúc đẩy các hoạt động phối hợp xuyên quốc gia về phòng, chống rửa tiền. Một ví dụ điển hình là sự phối hợp hết sức ăn ý giữa Mỹ và Colombia trong việc điều tra hoạt động rửa tiền của Tập đoàn Cali vào những năm 1990. FATF cũng đã thành công trong việc biên soạn danh sách những nước và những tổ chức khủng bố liên quan đến rửa tiền. Danh sách này được gọi là “danh sách đen”. Mục đích của “danh sách đen” này là “chỉ tên và làm xấu hổ” các nước được coi là thiên đường của việc rửa riền. Danh sách đen này bao gồm: Ecuado, Iran, Pakistan, North Korea, Ethiopia, Angola, Turkmenistan, Sao Tome and Principe. Khi danh sách được công bố, hàng loạt các ngân hàng đã cắt bỏ quan hệ đại lý với các ngân hàng tại các nước trong danh sách trên. Mặc dù, một mặt các nước trên đều phản đối danh sách này, mặt khác hầu hết họ đều nỗ lực ban hành hoặc sửa đổi các luật lệ và quy định cho phù hợp với các khuyến nghị của FATF, đồng thời tích cực hợp tác quốc tế toàn diện và thực hiện báo cáo các giao dịch đáng ngờ để cố gắng ra khỏi danh sách trên.
1.4. Phòng chống rửa tiền ở một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nghiệm cho Việt Nam
1.4.1. Phòng chống rửa tiền tại Mỹ
Trên thế giới Mỹ là nước đầu tiên và cũng là nước có hệ thống luật pháp về phòng chống rửa tiền nghiêm khắc, chặt chẽ và toàn diện nhất trên toàn thế giới. Theo đó tất cả các định chế tài chính ở quốc gia đó và toàn bộ nhân viên của họ phải tuân thủ theo hệ thống luật pháp này.
Một trong những đạo luật quan trọng nhất của Mỹ liên quan đến phòng, chống rửa tiền là Luật Bí mật ngân hàng (BSA) ban hành năm 1970 và những quy tắc của nó. Mục đích của BSA là tạo ra một văn bản pháp lý tạo điều kiện điều tra tội phạm rửa tiền, trốn thuế… bằng cách yêu cầu các tổ chức tài chính phải lưu giữ những chứng từ liên quan đến giao dịch trên 10.000 USD. (sau này, Luật được sửa đổi, cho phép Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong các cuộc điều tra). Luật về bảo mật ngân hàng ra đời và được áp dụng trong một thời gian dài cho đến năm 1986, một đạo luật riêng về phòng chống rửa tiền mới ra đời, đó chính là Luật quản lý rửa tiền (Money Laundering Control Act). Đạo luật này thừa nhận rửa tiền là một loại tội phạm liên bang và nó có bổ sung một số tội danh mới: cố ý dụ dỗ thực hiện giao dịch, một giao dịch lớn hơn 10.000 USD có được từ các hoạt động phạm pháp và cố ý thực hiện các giao dịch nhằm tránh những