Phòng chống rửa tiền tại Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG rửa TIỀN QUA hệ THỐNG NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 44 - 47)

Trên thế giới Mỹ là nước đầu tiên và cũng là nước có hệ thống luật pháp về phòng chống rửa tiền nghiêm khắc, chặt chẽ và toàn diện nhất trên toàn thế giới. Theo đó tất cả các định chế tài chính ở quốc gia đó và toàn bộ nhân viên của họ phải tuân thủ theo hệ thống luật pháp này.

Một trong những đạo luật quan trọng nhất của Mỹ liên quan đến phòng, chống rửa tiền là Luật Bí mật ngân hàng (BSA) ban hành năm 1970 và những quy tắc của nó. Mục đích của BSA là tạo ra một văn bản pháp lý tạo điều kiện điều tra tội phạm rửa tiền, trốn thuế… bằng cách yêu cầu các tổ chức tài chính phải lưu giữ những chứng từ liên quan đến giao dịch trên 10.000 USD. (sau này, Luật được sửa đổi, cho phép Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong các cuộc điều tra). Luật về bảo mật ngân hàng ra đời và được áp dụng trong một thời gian dài cho đến năm 1986, một đạo luật riêng về phòng chống rửa tiền mới ra đời, đó chính là Luật quản lý rửa tiền (Money Laundering Control Act). Đạo luật này thừa nhận rửa tiền là một loại tội phạm liên bang và nó có bổ sung một số tội danh mới: cố ý dụ dỗ thực hiện giao dịch, một giao dịch lớn hơn 10.000 USD có được từ các hoạt động phạm pháp và cố ý thực hiện các giao dịch nhằm tránh những quy định về lưu trữ hồ sơ trong luật bảo mật ngân hàng. Đồng thời đạo luật này cũng hướng dẫn cụ thể hơn về việc lưu trữ và báo cáo các giao dịch đáng ngờ đối với các ngân hàng.

Một số luật quan trọng khác trong việc phòng, chống rửa tiền tại Mỹ gồm Luật Quản lý toàn diện tội phạm năm 1984, Luật Chống sử dụng ma tuý năm 1988, Luật Chống rửa tiền Annunzio – Wylie năm 1992, Luật về ngăn chặn rửa tiền Money Laundering Suppression năm 1994, Đạo luật về chống tội phạm rửa tiền và tội phạm tài chính năm 1998, Luật USA PATRIOT năm 2001, gần đây nhất là đạo luật về thông tin tình báo và ngăn chặn khủng bố vào năm 2004. Luật Chống rửa tiền tại Mỹ quy định nghĩa vụ của tất cả các đối tượng, từ các cá nhân đến các tổ chức khi phát hiện có sự tham gia vào bất kỳ hoạt động rửa tiền nào, và là căn cứ để tịch thu, sung quỹ tiền và tài sản liên quan đến hoạt động rửa tiền. Việc không tuân thủ những quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền của các nhân viên của các tổ chức tín dụng có thể dẫn tới bị phạt dân sự và hình sự. Về mặt

dân sự, nhân viên ngân hàng có thể bị phạt tới 100.000 USD cho việc cố tình vi phạm những quy định về báo cáo và lưu giữ chứng từ của BSA. Về mặt hình sự, người vi phạm có thể bị phạt tiền tới 250.000 USD, 5 năm tù hoặc cả hai. Nhìn chung Mỹ thường xuyên bổ sung hệ thống luật pháp để có thể đối phó được với tội phạm rửa tiền đang ngày càng phát triển tinh vi hơn. Những luật và quy định về phòng, chống rửa tiền tại Mỹ luôn được bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với những thay đổi của tội phạm rửa tiền. Chính những nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp lý đã giúp nước này đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc phòng chống rửa tiền.

- Điều tra từ các giao dịch đáng ngờ

- Phối hợp trong công cuộc phòng chống rửa tiền trên phạm vi toàn cầu

Một cách tổng quát, mục tiêu của Mỹ là tìm cách chống lại nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố trên tất cả các mặt trận đặc biệt là qua hệ thống tài chính đồ sộ của nước này. Chiến lược phòng chống rửa tiền của Mỹ nhìn chung sẽ tập trung vào 3 mục tiêu chính:

 Để hiệu quả hơn, tiến hành cắt đứt sự tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế của tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố

 Tăng cường khả năng của chính quyền liên bang hướng đến các tổ chức rửa tiền và các hệ thống tài trợ khủng bố

 Tăng cường và cải tiến biện pháp phòng chống rửa tiền cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính để cải thiện hiệu quả những nỗ lực tuân thủ và thực thi pháp luật để ngăn ngừa và ngăn chặn lạm dụng

Nhằm thực hiện cụ thể hóa mục tiêu đó, Mỹ đã kiểm tra rất gắt gao các tổ chức tài chính trong việc tuân thủ các quy định của hệ thống, và thực thi rất chặt chẽ các yêu cầu thông qua hành vi dân sự và hình sự. Mặt khác, Mỹ đánh giá các lĩnh vực khác nhau để xác định các lỗ hổng chống rửa tiền, nhằm áp đặt các biện pháp kiểm soát thích hợp. Tính minh bạch và trách nhiệm được khuyến khích tối đa trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng. Bên cạnh đó, Mỹ cũng xem xét các khu vực tư nhân như là một thành phần quan trọng trong

việc thực hiện chiến lược phòng chống rửa tiền. Thời gian vừa qua, những khu vực then chốt của Mỹ đã có những nỗ lực sau:

 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan

 Đảm bảo rằng các cơ quan thực thi pháp luật và Lực lượng đặc nhiệm tài chính sử dụng và chia sẻ cơ sở dữ liệu tài chính và các công cụ phân tích

 Tập trung nhân viên thực thi pháp luật và các nguồn lực khác vào các mục tiêu và các hệ thống tài chính có mức độ ảnh hưởng cao nhất

 Cải cách các cơ quan lập pháp và hành pháp

 Gia tăng các hoạt động hợp tác quốc tế

 Nâng cao sự hỗ trợ lẫn nhau giữa chính phủ Mỹ và cộng đồng tài chính

 Giúp chính quyền địa phương điều tra và truy tố tội phạm tài chính và rửa tiền Hệ thống phòng chống rửa tiền của Mỹ còn tồn tại một số lỗ hổng như sau:

 Các biện pháp liên quan đến những người có quan hệ chính trị không áp dụng một cách rõ ràng cho các Công ty dịch vụ tiền tệ, lĩnh vực bảo hiểm, các nhà tư vấn đầu tư và kinh doanh hàng hóa

 Không có quy định rõ ràng yêu cầu các công ty bảo hiểm, các công ty dịch vụ tiền tệ, hoặc các nhà tư vấn đầu tư và kinh doanh hàng hóa có các chính sách và thủ tục đối với các giao dịch không trực tiếp

 Các yêu cầu của Đạo luật bí mật ngân hàng không áp dụng cho các chi nhánh nước ngoài và văn phòng của các công ty bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG rửa TIỀN QUA hệ THỐNG NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)