Đánh giá về hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG rửa TIỀN QUA hệ THỐNG NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 80)

HSBC luôn là một tập đoàn tài chính lớn trên thế giới và có mạng lưới rộng khắp toàn thế giới nên đây cũng là một miền đất hứa đối với bọn tội phạm rửa tiền xuyên quốc gia. Chính vì thế toàn bộ nhân viên của Ngân hàng HSBC Việt Nam luôn được đào tạo một cách cụ thể các biện pháp trên và bị yêu cầu thực hiện một cách nghiêm ngặt theo một quy trình chuẩn toàn cầu trong tất cả công việc hàng ngày của họ.

2.4. Đánh giá về hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thời gian qua gian qua

2.4.1. Những thành tựu đạt đƣợc

Thời gian vừa qua với sự nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước cùng với các Ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, chiến dịch phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận sau:

- Một là, Chính phủ đã ban hành được Luật phòng chống rửa tiền năm 2012, sau đó đã thành lập được ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống rửa tiền. Đây được coi là tiền đề nền tảng vững chắc cho công cuộc phòng chống rửa tiền của nước ta.

- Hai là, Ngân hàng nhà nước được thành lập Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền, nay được đổi tên thành Cục phòng chống rửa tiền vào ngày 08/07/2005.

- Ba là, hầu hết các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài tại Việt Nam đã ban hành được các quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền, bên cạnh đó, một số ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, HSBC Việt Nam,... đã thành lập được một bộ phận chuyên trách về phòng chống rửa tiền.

- Bốn là, Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên thứ 33 của nhóm Châu Á Thái Bình Dương về phòng chống rửa tiền và đã được tổ chức này đánh giá đa phương vào năm 2009.

- Năm là, các hoạt động phòng chống rửa tiền ở Việt Nam được sự hỗ trợ của rất nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là WB, IMF, ADB.

- Sáu là, Nghị định 74/2005/NĐ-CP ra đời không làm giảm lượng tiền huy động trong dân chúng. Điều này thể hiện qua lượng tiền huy động tại một số ngân hàng ở Việt Nam trong những năm sau khi ban hành nghị định vẫn tăng so với năm 2004. Điều đó chứng tỏ nguồn tiền huy động của các ngân hàng thương mại trong nước hầu như là đều có nguồn gốc trong sạch.

2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại

2.4.2.1. Cơ sở vật chất còn yếu kém

Có thể nói cơ sở vật chất của các ngân hàng thương mại, Cục phòng chống rửa tiền chưa thể đáp ứng được yêu cầu về phòng chống rửa tiền đã đề ra. Tại Việt Nam, một năm bình quân có hơn 10 triệu giao dịch trị giá từ 200 triệu đồng trở lên. Do vậy, số lượng báo cáo mà các ngân hàng gửi về Cục phòng chống rửa tiền rất lớn trong khi hệ thống công nghệ thông tin tại các ngân hàng thương mại cũng như tại Cục phòng chống rửa tền vẫn còn yếu kém, chưa thể đáp ứng được yêu cầu này.

Trong thời gian qua, các ngân hàng có trách nhiệm phân loại và lưu trữ các giao dịch theo quy định, chỉ khi nào cần thì Cục phòng chống rửa tiền mới yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp, và chỉ khi nào các ngân hàng thương mại tự nhận thấy các giao dịch đó có hành vi đáng ngờ thì mới phải gửi thông báo về Cục phòng chống rửa tiền. Trên thực tế, chưa có một ngân hàng thương mại nào của Việt Nam có một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ công tác phòng chống rửa tiền mà hầu hết vẫn chỉ theo dõi tìm hiểu hành vi khách hàng một cách rất thủ công. Một số ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam như Vietcombank, ACB, BIDV, Vietinbank đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống rửa tiền nên đã thuê tư vấn lựa chọn công nghệ phục vụ công tác này.

2.4.2.2. Nhận thức về công tác phòng chống rửa tiền chưa được nhất quán

Thực ra chủ trương xây dựng Nghị định được đề cập đến bắt đầu từ những năm 2000, nhưng tới tận tháng 6 năm 2005 mới chính thức ban hành Nghị định về phòng chống rửa tiền. Ngay từ khi bắt đầu xây dựng đến khi ban hành Nghị định 74/2005/NĐ – CP đã có rất nhiều quan điểm trái chiều về cuộc chiến phòng chống rửa tiền ở Việt Nam.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: việc triển khai công tác phòng chống rửa tiền này sẽ làm giảm nguồn vốn huy động từ người dân, đặc biệt là nguồn vốn ngoài nhàn rỗi do tâm lý của người dân Việt Nam ta vẫn lo lắng và ngại ngùng khi bị truy cứu về nguồn gốc của những khoản tiền lớn. Theo như Nghị định, tổng gía trị giao dịch (gồm cả VND, ngoại tệ và vàng) trong ngày của một cá nhân, hay một tổ chức từ 200 triệu đồng trở lên đối với tiền mặt, hoặc 500 triệu đồng trở lên đối với các tài khoản tiết kiệm sẽ bị xét vào diện bị giám sát và báo cáo. Theo các ngân hàng thương mại Việt Nam, mức tiền tối thiểu này là thấp và việc báo cáo, giám sát dựa trên số tiền tối thiểu này sẽ gây phiền hà và khó chịu cho rất nhiều khách hàng khiến cho họ sẽ ngại gửi tiền tại các ngân hàng.

Quan điểm thứ hai thì khẳng định: Phòng chống rửa tiền là nghiệp vụ đã được thế giới quan tâm và tiến hành các biện pháp trong hàng chục năm trở lại đây. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế cũng đồng thời có nhiều hiệp ước để cùng nhau phối

hợp hành động. Vì thế, việc triển khai công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam là một vấn đề cấp thiết cần được thực hiện ngay và nó hoàn toàn không hề ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nếu Nhà nước làm tốt được công tác nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về phòng chống rửa tiền. Trên thực tế đã chứng minh sau 12 năm thực hiện, lượng tiền gửi vào các ngân hàng vẫn tăng đều và dấu hiệu giảm có nhưng không đáng kể.

Ta có thể kết luận việc nhận thức và hiểu biết về công tác phòng chống rửa tiền là hết sức quan trọng và quyết định hầu hết việc thực hiện thành công Nghị định này. Nếu vẫn chưa thống nhất được ý kiến giữa người xây dựng tức Chính phủ và người thực hiện là các ngân hàng thương mại và người dân thì khó khăn trong công tác phòng chống rửa tiền là không thể giải quyết triệt để.

2.4.2.3. NHTM chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật

Thực tế cho thấy rằng các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhỏ, đang thực hiện công tác phòng chống rửa tiền theo các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành của Nhà nước theo phương thức “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Những hành động của họ chỉ mang tính hình thức và có tính thực tiễn rất thấp. Chính vì thế, các quy trình chống rửa tiền được thiết lập tại các ngân hàng thương mại là chỉ mang tính đối phó với Ngân hàng Nhà nước trong công tác kiểm tra định kỳ. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy rằng số báo cáo giao dịch đáng ngờ trong những năm qua vẫn còn rất nhỏ so với thực tế của số lượng các ngân hàng và tiềm năng rửa tiền tại Việt Nam.

2.4.2.4. Đội ngũ cán bộ của Cục phòng chống rửa tiền vẫn còn non yếu

Vấn đề nhân sự cũng là một vấn đề khó khăn bên cạnh vấn đề về công nghệ thông tin của ngân hàng. Đây cũng là vấn đề hết sức nhức nhối và gây không ít trở ngại cho công tác phòng chống rửa tiền. Trước đây là Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền nay là Cục phòng chống rửa tiền của NHNN, ngay từ ngày đầu thành lập đã chỉ có 3 cán bộ duy nhất, đến nay số lượng cán bộ tại Cục là 20 người và có thể chắc chắn rằng kinh nghiệm về vấn đề này chưa hệ có nhiều.

2.4.2.5. Đội ngũ nhân viên làm công tác phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại chưa được chú trọng

Bên cạnh nhân sự của Trung ương, nhân sự của từng Ngân hàng thương mại trong công tác phòng chống rửa tiền cũng chưa được quan tâm một cách đúng mực. Tại một số ngân hàng thương mại lớn đã thành lập các bộ phận riêng biệt về phòng chống rửa tiền, nhân viên của các bộ phận này chưa được chuyên môn hóa về nhiệm vụ của mình mà chủ yếu vẫn là kiêm nhiệm nhiều việc một lúc nên công việc thường không được hiệu quả. Đối với các nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại các bộ phận như giao dịch viên, tín dụng, nhân viên thanh toán lại hầu hết chưa được đào tạo nghiệp vụ về phòng chống rửa tiền. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng báo cáo các giao dịch đáng ngờ và các tài khoản của khách hàng tại ngân hàng đó.

2.4.2.6. Những yếu tố nội tại của hệ thống ngân hàng vô tình tạo cơ hội cho tội phạm rửa tiền

Trong giai đoạn này, các NHTM Việt Nam đang trong quá trình thực hiện bổ sung vốn theo yêu cầu của NHNN nên nguy cơ các ngân hàng thương mại có thể vì mục tiêu này mà dễ dàng trong việc kiểm tra nguồn gốc tiền gửi thậm chí có thể cố tình bỏ qua các dấu hiệu đáng ngờ của nguồn tiền gửi để chấp nhận việc gửi tiền bổ sung vốn của bất kì ai. Hiện nay, các NHTM đang cạnh tranh nhau rất gay gắt trong vấn đề huy động tiền gửi từ các cá nhân, doanh nghiệp và thậm chí còn sử dụng rất nhiều hình thức mời chào khách hàng gửi tiền vào ngân hàng rất hấp dẫn người dân. Chính điều đó đã tạo ra tâm lý không quan tâm đến nguồn gốc các khoản tiền gửi vào ngân hàng của mình vì ngân hàng đó sẽ rất vui mừng khi nhận được lượng tiền gửi lớn từ công chúng với mức lãi suất huy động thấp hơn các đối thủ cạnh tranh khác.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên

2.4.3.1. Hoạt động tuyên truyền về phòng chống rửa tiền chưa được đề cao

Trong cuộc chiến phòng chống rửa tiền của ngành tài chính ngân hàng, việc triển khai các biện pháp phòng chống rửa tiền không chỉ gây trở ngại cho hoạt động

kinh doanh của các ngân hàng thương mại mà còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nếu như chúng ta không tuyên truyền cho toàn bộ người dân về mục tiêu của hành động này. Việc thực hiện giám sát các tài khoản và báo cáo các giao dịch đáng ngờ làm cho các cá nhân và doanh nghiệp có nguồn tiền trong sạch rất lo ngại và thậm chí còn không muốn quan hệ với ngân hàng vì họ luôn có cảm giác tài sản của mình bị dòm ngó, theo dõi. Hệ quả có thể nhìn thấy ngay đó là người dân sẽ quay sang đầu tư vào vàng, Đô la Mỹ hoặc bất động sản thay vì gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi để không bị truy xét nguồn gốc và khai báo những gì đã làm để có được số tiền đó. Nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam mỗi năm cũng sẽ theo đó mà giảm dần. Còn các doanh nghiệp sẽ không thoải mái khi giao dịch qua ngân hàng với giá trị lớn vì sẽ bị điều tra kĩ về nguồn tiền, nên họ sẽ ưu tiên thanh toán bằng tiền mặt hơn là chuyển khoản. Vì thế, nguồn thu của Ngân hàng thương mại cũng sẽ bị giảm dần và có khả năng mất khách hàng rất cao. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta được coi là nền kinh tế tiền mặt, nhiều giao dịch với giá trị thanh toán rất lớn cũng được thực hiện bằng tiền mặt như: Thanh toán giữa các cá nhân với nhau; gửi, rút tiền, giao dịch chuyển tiền, thanh toán giữa các tổ chức, kể cả các khoản cho vay lớn; tại các định chế tài chính; các giao dịch bất động sản đều diễn ra ở các trung tâm môi giới nhà đất không đăng ký, việc mua bán vàng bạc đá quý diễn ra ở thị trường tự do; cá nhân tham gia đấu thầu quyền sử dụng đất với các ban quản lý dự án các quận, huyện… Số lượng giao dịch và gửi tiết kiệm trên mức quy định theo Nghị định trong cả nước diễn ra hàng ngày là rất lớn, chưa nói tới việc các tổ chức không có đăng ký chính thức, cá nhân có giao dịch với số tiền lớn (thế giới ngầm) vì lợi ích riêng, không cung cấp thông tin cho Cục Phòng chống rửa tiền. Ngoài ra, để tránh sự giám sát của Nhà nước bằng nhiều biện pháp như chia nhỏ số tiền gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản ở các trung tâm môi giới nhà đất không đăng ký, mua bán cổ phiếu chui; mang nhiều tên khác nhau trong cùng một gia đình, dòng họ, bạn bè. Vì vậy, nhận biết các giao dịch đáng ngờ là rất khó khăn, theo ông Ric Power, cố vấn khu vực về phòng chống rửa tiền và tài trợ chống khủng bố, Cơ quan Phòng chống tội phạm ma túy của Liên hiệp quốc cho biết: “Rất khó nhận biết vì các dấu hiệu rửa tiền có nhiều cách thức khác nhau. Việc đầu tiên chúng ta cần

tìm hiểu là hồ sơ của người giao dịch có gì bất thường không. Ví dụ như đối với các viên chức chính phủ có tài khoản và được trả những khoản tiền đều đặn vào trong tài khoản đó, nếu như họ có một khoản tiền giao dịch bất thường với số lượng tiền được gửi vào rất lớn thì chúng ta phải tìm hiểu về nguồn tiền. Có thể số tiền đó có được từ hoạt động tham nhũng hoặc từ những hoạt động bất thường nào đó”.

Chính vì vậy, các Ngân hàng thương mại cũng rất không thoải mái khi phải tuân thủ hoàn toàn các điều khoản trong Nghị định vì lo ngại mất khách và số lượng báo cáo theo quy định là vô cùng lớn.

2.4.3.2. Hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền còn hạn chế

Tính thiếu hiệu quả trong các hoạt động chống rửa tiền tại Việt Nam cơ bản là do chúng ta thiếu một khung pháp luật hoàn thiện và một cơ chế kiểm soát đồng bộ và hiệu quả. Thực tế là, hiện nay các qui định về chống tội phạm rửa tiền được qui định rải rác tại các văn bản khác nhau, các thiết chế có. Trong quá trình đấu tranh với tội phạm rửa tiền, hệ thống văn bản pháp luật ở nước ta vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế sau:

Thứ nhất, mặc dù chúng ta đã đưa ra các giải pháp hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế nhưng các giải pháp đó chưa phát huy được tính hiệu quả. Từ đó làm giảm khả năng kiểm soát các hành vi rửa tiền thông qua công cụ là các tổ chức tín dụng.

Thứ hai, mức xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phòng chống rửa tiền theo Nghị định số 74/2005/NĐ-CP là khá thấp, chưa đủ răn đe, với mức phạt tối đa là 30 triệu đồng, rất thấp so với mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và ngân hàng, theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính là 500 triệu đồng, và thấp hơn nhiều so với các chi phí để ngân hàng thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống rửa tiền.

Thứ ba, không có quy định cụ thể nào yêu cầu báo cáo giao dịch đáng ngờ trong những trường hợp có các giao dịch có ý định thực hiện hoặc chưa được hoàn tất nhưng đáng ngờ về bản chất.

Thứ tư, một số tổ chức tín dụng hiện chưa thực hiện phân loại chi tiết hơn về nhóm khách hàng có mức độ rủi ro khác nhau. Chẳng hạn như chưa có quy định cụ thể về việc tiếp nhận và cập nhật thông tin khách hàng có các giao dịch từ các quốc gia chịu sự cảnh báo từ FATF.

Thứ năm, chưa thiết lập được cơ chế phối hợp hiệu quả trong việc chia sẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG rửa TIỀN QUA hệ THỐNG NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)