Việt Nam tuy không phải là quốc gia tham gia chiến dịch phòng chống rửa tiền từ những ngày đầu tiên cùng các quốc gia trên nhưng vì đi sau nên chúng ta sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh phòng chống rửa tiền này. Qua nghiên cứu việc thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền tại các nước trên, chúng ta rút ra được những kinh nghiệm như sau:
Ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật và các khung pháp lý về phòng chống rửa tiền. Kinh nghiệm cho thấy chúng ta cần quy định cụ thể và chi tiết các hoạt động phạm pháp nào có liên quan đến rửa tiền cũng như các hình phạt cụ thể đối với các tội phạm rửa tiền. Bên cạnh đó cũng cần quy định rõ cách thức xử lý đối với tài sản phạm pháp thu được: sung công hay chia bớt một phần cho các quốc gia hợp tác chống rửa tiền để khuyến khích các hoạt động chống rửa tiền. Nhờ đó chúng ta có thể không gặp khó khăn trở ngại trong việc xác định tội danh, xử phạt nghiêm minh và xử lý tài sản. Khung phạt rõ ràng sẽ làm cho khả năng rửa tiền giảm sút. Đây có thể nói là một trong những phương thức rất hiệu quả để phòng chống rửa tiền.
Quy định về hoạt động của các tổ chức tài chính. Nếu các tổ chức tài chính có công tác theo dõi và kiểm soát giao dịch yếu kém, lỏng lẻo hoặc chính nó thông đồng với bọn tội phạm để rửa tiền thì việc phòng chống rửa tiền của Nhà nước sẽ rất khó được thực hiện hiệu quả. Vì thế cần hoàn thiện khung pháp lý của hoạt động và giao dịch tài chính nhằm phát hiện nhanh chóng các hoạt động rửa tiền; cũng như yêu cầu các tổ chức tài chính theo dõi kỹ lưỡng và báo cáo thông tin cho các cơ quan chức năng khi cần thiết về các giao dịch đáng ngờ; yêu cầu các tổ chức này phải ghi chép,
giám sát và theo dõi các hoạt động của các cá nhân đã từng được giao các nhiệm vụ quan trọng, thiết lập hệ thống kiểm soát để xác định nguồn gốc tài sản của họ.
Xây dựng hệ thống giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền hiệu quả. Dù nước Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền từ những năm 1970 nhưng do thiếu một hệ thống giám sát hiệu quả nên vẫn để lọt lưới nhiều vụ rửa tiền lớn diễn ra sau đó. Vì vậy công tác giám sát đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác phòng chống rửa tiền của các quốc gia.
Xây dựng chính sách nhận biết khách hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại. Theo kinh nghiệm của các nước, đây là biện pháp rất hiệu quả trong việc tìm hiểu kỹ thông tin của khách hàng để cắt đứt sự tiếp cận hệ thống ngân hàng của bọn tội phạm, dẫn đến giai đoạn 1 của quy trình rửa tiền không được thực hiện.
Quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và các quốc gia với nhau. Một vụ rửa tiền được phát hiện và xử lý không chỉ là công sức của riêng bất cứ một bộ phận, tổ chức nào mà nó còn là sự liên kết của rất nhiều tổ chức. Cũng như trong các vụ án rửa tiền xuyên quốc gia, khó khăn nổi bật nhất chính là quan hệ hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Mỗi khi muốn tiếp cận các ngân hàng ở nước ngoài thường rất khó khăn để xác định rõ nguồn gốc thực sự của khoản tiền cần điều tra và thẩm quyền để tiến hành việc tịch thu tài sản phạm pháp. Khả năng thu hồi được các khoản tiền và tài sản phạm pháp phụ thuộc vào rất nhiều sự lành mạnh của luật lệ quốc gia đó và sự hợp tác của hai quốc gia trên. Để cùng hợp tác thành công trong cuộc chiến gian nan này, các quốc gia cần cùng nhau hành động nhằm trao đổi thông tin và hợp tác trong điều tra và xử lý tài sản.
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Thực trạng rửa tiền tại Việt Nam
Như chúng ta đã tìm hiểu ở chương I, rửa tiền là hình thức phạm tội mang tính chất quốc tế, hình thức này xâm nhập vào các quốc gia và gây tổn hại lớn đến quốc gia đó, đặc biệt là các quốc gia mà hoạt động kiểm soát vấn đề này còn chưa chặt chẽ, thống nhất, trong đó có Việt Nam. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thực trạng rửa tiền tại Việt Nam trong những năm vừa qua.
2.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội dẫn đến rửa tiền
Trong vỏn vẹn ba thập kỷ, Việt Nam đã chuyển mình từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một trong những câu chuyện thành công nhất thế giới về phát triển. Công cuộc Đổi mới bắt đầu từ cuối thập niên 1980 đã giúp đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế thị trường, theo hướng toàn cầu hóa. Thành quả đem lại là Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ấn tượng 7% trong các năm từ 1991 đến 2010.
Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, lĩnh vực tài chính mới được tư nhân hóa và chính phủ vẫn trong quá trình xây dựng luật lệ quản lý nên họ dễ trở thành mục tiêu và phải gánh chịu tác động nặng nề của hoạt động rửa tiền thời toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa đã giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển rực rỡ nhưng cũng là khó khăn và thách thức không nhỏ với chúng ta. Tội phạm quốc tế có thể xâm nhập vào nước ta một cách dễ dàng hơn bao giờ hết. Ở các quốc gia phát triển trên thế giới, các mánh khóe, thủ thuật của bọn tội phạm rửa tiền đã được phát hiện và xử lý thì đến đất nước Việt Nam đang phát triển còn non kém về trình độ kiểm soát của chúng ta, chúng lại bắt đầu du nhập và lộng hành. Trong xu thế toàn cầu hóa này, rửa tiền không chỉ dừng lại ở những quốc gia phát triển, mà chúng còn đang lan rộng ra những nước đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia còn non yếu như Việt Nam. Nền kinh tế nước ta trong tương lai sẽ càng ngày càng hội nhập sâu hơn nữa vào hệ thống tài chính quốc tế. Điều này sẽ là cơ hội hiếm có giúp nước ta nhanh chóng có thể đuổi kịp các nước tiên tiến trong khu vực nói riêng và trên thế
giới nói chung. Mặt khác nó sẽ gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong việc phải đối mặt với những hành vi rửa tiền có mức độ tinh vi mang tầm vóc quốc tế.
Bên cạnh vấn đề toàn cầu hóa thì các vấn đề tồn tại bên trong nền kinh tế của nước ta cũng là cơ sở mang đến rất nhiều cơ hội và điều kiện tốt cho hành vi rửa tiền xuất hiện và phát triển. Đó chính là:
- Hệ thống tài chính tiền tệ còn non kém:
Trong thời gian qua, hệ thống tài chính tiền tệ của nước ta đã có những tiến bộ rõ rệt, đóng góp quan trọng vào ổn định và tăng trưởng kinh tế của nước nhà. Hệ thống tài chính của nước ta bao gồm: tài chính công, tài chính doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng, bảo hiểm và thị trường tài chính. Hệ thống ngân hàng thương mại của nước ta ngày càng đáp ứng được các nhu cầu về thanh toán, vay vốn, gửi tiết kiệm, thư tín dụng, bảo lãnh tín dụng,... tốt hơn, ngoài ra mạng lưới các ngân hàng ngày càng trải khắp các huyện, các thành phố, các tỉnh trên cả nước, dẫn đến việc phục vụ về nhu cầu tài chính của người dân ngày càng nhiều và sâu xát hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ đó, hệ thống tài chính tiền tệ của nước ta vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề để tạo cơ hội cho bọn tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền. Công nghệ thông tin của ngân hàng còn chưa được cập nhật với thế giới. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến rửa tiền còn rất nhiều kẽ hở và dễ bị lợi dụng. Các ngân hàng thương mại tuy đã đều thành lập bộ phận phòng chống rửa tiền nhưng đều chưa được đào tạo nghiêm túc và cụ thể về việc phát hiện ra hành vi rửa tiền cũng như đưa ra các biện pháp xử lý để ngăn chặn hành vi đó.
- Tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế
Có thể dễ dàng nhận thấy, người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen sử dụng các loại thẻ thay vì tiền mặt. Tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã giảm dần nhưng vẫn còn ở mức khá cao so với các nước trên thế giới. Điều này đang gây khó khăn cho công tác giám sát quản lý tiền tệ cũng như gây ra sơ hở để bọn tội phạm lợi dụng cho hoạt động rửa tiền của chúng.
- Công cuộc cổ phần hóa của các Doanh nghiệp nhà nước
Việc cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước đặc biệt là các Ngân hàng thương mại Nhà nước đã mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế đất nước, xóa bỏ tình trạng cha chung không ai khóc. Nhưng nó cũng mang lại khá nhiều giá trị tiêu cực như việc xác định giá trị doanh nghiệp, từ đó đưa ra bán cổ phần doanh nghiệp. Có hai vấn đề khi cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại Nhà nước này. Vấn đề thứ nhất là khi xác định giá trị để tiến hành bán cổ phần cũng vô tình đưa ra các kẽ hở của chính sách cổ phần hóa, dẫn đến hành vi tham nhũng và đây được xem là nguồn gốc của tiền bẩn. Vấn đề thứ hai là sau khi tiến hành cổ phần hóa xong, các ngân hàng sẽ đặt mục tiêu to lớn trước mắt là vị lợi nhuận, đặt ra các chỉ tiêu về tín dụng về huy động vốn rất cao dẫn đến nguy cơ bị lạm dụng rửa tiền nếu như họ không có chính sách nhận biết khách hàng tốt.
- Lượng lớn kiều hối từ nước ngoài chuyển về Việt Nam
Hàng năm Việt Nam nhận được một lượng lớn kiều hối từ nước ngoài chuyển về. Đây là những khoản tiền không xác định được rõ nguồn gốc thu nhập. Trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, lượng tiền kiều hối do cộng đồng người Việt ở nước ngoài chuyển về trong thực tế lại cao hơn rất nhiều so với con số được thống kê, do trong khi hệ thống ngân hàng vẫn còn rất hạn chế thì các hệ thống chuyển tiền “chợ đen” lại được sử dụng thuận tiện, nhanh chóng hơn rất nhiều, nên nguy cơ bị bọn tội phạm lợi dụng rửa tiền thông qua con đường này là rất cao.
- Về tình hình an ninh trật tự xã hội
Đi kèm với hòa nhập kinh tế thế giới, chúng ta phải chấp nhận hòa nhập tội phạm thế giới. Càng ngày càng có nhiều tội phạm quốc tế xuất hiện và sử dụng rất nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi và khó phát hiện Tội phạm kinh tế đặc biệt là tội phạm trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của nền kinh tế nước ta. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều tội phạm tham nhũng, buôn lậu ma túy, xã hội đen... ngày càng gia tăng dẫn đến nguồn thu bất hợp pháp ngày càng lớn.
Chúng luôn có nhu cầu tiêu thụ và chuyển giao những đồng tiền bẩn này thành những nguồn thu hợp pháp hơn trong mắt pháp luật.
- Hoạt động đầu tư nước ngoài
Các nước đang phát triển như Việt Nam luôn muốn đẩy mạnh việc kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài và cũng chính việc đầu tư ra nước ngoài của các nước phát triển đó lại là xu hướng hợp tác kinh tế phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới. Chính vì thế, pháp luật về đầu tư nước ngoài của Việt Nam được đưa ra, hoàn thiện và sửa đổi theo hướng ngày càng thoáng hơn và thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Tất cả các địa phương và cả quốc gia đều đang tạo mọi điều kiện thuận lợi thông thoáng nhất để kêu gọi đầu tư từ nước ngoài và trong nước. Chính điều này dẫn đến việc họ chỉ quan tâm đến hoạt động đầu tư mà không hề quan tâm đến nguồn gốc của khoản vốn đầu tư này có sạch hay không.
2.1.2. Thực trạng hành vi rửa tiền tại Việt Nam
Theo Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ở Việt Nam, khó có thể thống kê chính xác thời điểm hành vi rửa tiền xuất hiện. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy, các nhóm tội phạm quốc tế đã nhắm đến Việt Nam để thực hiện hành vi rửa tiền. Lực lượng cảnh sát quốc tế Interpol cũng đưa ra cảnh báo, trong những năm qua, đã xuất hiện một số vụ rửa tiền thông qua việc chuyển tiền có nguồn gốc bất hợp pháp từ nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, một số đối tượng, băng nhóm tội phạm người gốc Phi vào Việt Nam sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại để đồng bọn ở nước ngoài chuyển tiền vào, sau đó rút hết tiền trong các tài khoản này.
Điển hình là vụ rửa tiền xuyên quốc gia đã được Công an Đà Nẵng phát hiện vào tháng 10/2008, bắt được thủ phạm là Baggio Carlitos Linska, quốc tịch Mozambique khi tên này đến chi nhánh một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng mở cùng lúc 2 tài khoản. Ngay sau khi mở được tài khoản, lập tức có hơn 4,1 tỷ đồng được chuyển vào. Điều đáng nghi ngờ là, đối tượng này tức tốc làm thủ tục để rút tiền. Nhận thấy giao dịch bất thường, cơ quan điều tra đã vào cuộc và xác minh số tiền trên là khoản tiền bọn tội phạm đánh cắp từ một tài khoản nước ngoài. Sau đó
chuyển vào Việt Nam qua hai chi nhánh ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Công an Đà Nẵng đã tiến hành tạm giữ Linska và Massamba Lendebe Vis (quốc tịch Mozambique). Đáng tiếc là Niaty Lokasso Djamba (quốc tịch Congo), người đã mở tài khoản và được chuyển số tiền hơn 3,34 tỷ đồng tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhanh chân tẩu thoát.
Ngoài ra, trong một số vụ án khác, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phát hiện hành vi rửa tiền hoặc có dấu hiệu rửa tiền. Điển hình là vụ Việt kiều Lê Thị Phương Mai đầu tư tiền từ hoạt động ma tuý vào các dự án của Công ty Viet – Can Resorts & Plannation Inc. Theo hồ sơ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Lê Thị Phương Mai là nhân vật đã đứng ra tổ chức một tập đoàn tội phạm quốc tế lớn tại Bắc Mỹ, hoạt động theo qui trình khép kín từ sản xuất, tiêu thụ ma túy đến rửa tiền. Đầu năm 2004, trước khi bị FBI bắt khoảng 3 tháng, Mai cùng một số người khác dưới danh nghĩa người của Công ty Viet – Can Resorts & Plantation Inc., có trụ sở tại 857, Unit 1, Somerset St. WestOttawaOntario (Canada), đã về Việt Nam tìm “cơ hội đầu tư”. Mai đã xin phép đầu tư 25 triệu USD vào dự án khu nghỉ mát và căn hộ cho thuê tại Dốc Lết, thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Cùng lúc, Công ty Viet – Can Resorts & Plantation cũng lập một website trên mạng internet để quảng bá dự án du lịch cùng một dự án khác ở tỉnh Lâm Đồng. Tháng 2/2004, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà có văn bản đồng ý về mặt chủ trương cho phép đầu tư khu nghỉ mát và căn hộ cho thuê với diện tích khoảng 70 ha tại Dốc Lết. Dự án chưa kịp hoàn thành thủ tục thì Mai bị bắt giữ.
Hoặc như vụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhận được email từ một số doanh nhân Nigeria yêu cầu mở tài khoản 28 triệu USD, hứa hẹn sẽ chi lại 15% tổng số tiền… Trong thời gian gần đây, lực lượng công an Việt Nam đã phối