Bối cảnh kinh tế xã hội dẫn đến rửa tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG rửa TIỀN QUA hệ THỐNG NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 52 - 55)

Trong vỏn vẹn ba thập kỷ, Việt Nam đã chuyển mình từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một trong những câu chuyện thành công nhất thế giới về phát triển. Công cuộc Đổi mới bắt đầu từ cuối thập niên 1980 đã giúp đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế thị trường, theo hướng toàn cầu hóa. Thành quả đem lại là Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ấn tượng 7% trong các năm từ 1991 đến 2010.

Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, lĩnh vực tài chính mới được tư nhân hóa và chính phủ vẫn trong quá trình xây dựng luật lệ quản lý nên họ dễ trở thành mục tiêu và phải gánh chịu tác động nặng nề của hoạt động rửa tiền thời toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa đã giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển rực rỡ nhưng cũng là khó khăn và thách thức không nhỏ với chúng ta. Tội phạm quốc tế có thể xâm nhập vào nước ta một cách dễ dàng hơn bao giờ hết. Ở các quốc gia phát triển trên thế giới, các mánh khóe, thủ thuật của bọn tội phạm rửa tiền đã được phát hiện và xử lý thì đến đất nước Việt Nam đang phát triển còn non kém về trình độ kiểm soát của chúng ta, chúng lại bắt đầu du nhập và lộng hành. Trong xu thế toàn cầu hóa này, rửa tiền không chỉ dừng lại ở những quốc gia phát triển, mà chúng còn đang lan rộng ra những nước đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia còn non yếu như Việt Nam. Nền kinh tế nước ta trong tương lai sẽ càng ngày càng hội nhập sâu hơn nữa vào hệ thống tài chính quốc tế. Điều này sẽ là cơ hội hiếm có giúp nước ta nhanh chóng có thể đuổi kịp các nước tiên tiến trong khu vực nói riêng và trên thế

giới nói chung. Mặt khác nó sẽ gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong việc phải đối mặt với những hành vi rửa tiền có mức độ tinh vi mang tầm vóc quốc tế.

Bên cạnh vấn đề toàn cầu hóa thì các vấn đề tồn tại bên trong nền kinh tế của nước ta cũng là cơ sở mang đến rất nhiều cơ hội và điều kiện tốt cho hành vi rửa tiền xuất hiện và phát triển. Đó chính là:

- Hệ thống tài chính tiền tệ còn non kém:

Trong thời gian qua, hệ thống tài chính tiền tệ của nước ta đã có những tiến bộ rõ rệt, đóng góp quan trọng vào ổn định và tăng trưởng kinh tế của nước nhà. Hệ thống tài chính của nước ta bao gồm: tài chính công, tài chính doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng, bảo hiểm và thị trường tài chính. Hệ thống ngân hàng thương mại của nước ta ngày càng đáp ứng được các nhu cầu về thanh toán, vay vốn, gửi tiết kiệm, thư tín dụng, bảo lãnh tín dụng,... tốt hơn, ngoài ra mạng lưới các ngân hàng ngày càng trải khắp các huyện, các thành phố, các tỉnh trên cả nước, dẫn đến việc phục vụ về nhu cầu tài chính của người dân ngày càng nhiều và sâu xát hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ đó, hệ thống tài chính tiền tệ của nước ta vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề để tạo cơ hội cho bọn tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền. Công nghệ thông tin của ngân hàng còn chưa được cập nhật với thế giới. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến rửa tiền còn rất nhiều kẽ hở và dễ bị lợi dụng. Các ngân hàng thương mại tuy đã đều thành lập bộ phận phòng chống rửa tiền nhưng đều chưa được đào tạo nghiêm túc và cụ thể về việc phát hiện ra hành vi rửa tiền cũng như đưa ra các biện pháp xử lý để ngăn chặn hành vi đó.

- Tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế

Có thể dễ dàng nhận thấy, người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen sử dụng các loại thẻ thay vì tiền mặt. Tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã giảm dần nhưng vẫn còn ở mức khá cao so với các nước trên thế giới. Điều này đang gây khó khăn cho công tác giám sát quản lý tiền tệ cũng như gây ra sơ hở để bọn tội phạm lợi dụng cho hoạt động rửa tiền của chúng.

- Công cuộc cổ phần hóa của các Doanh nghiệp nhà nước

Việc cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước đặc biệt là các Ngân hàng thương mại Nhà nước đã mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế đất nước, xóa bỏ tình trạng cha chung không ai khóc. Nhưng nó cũng mang lại khá nhiều giá trị tiêu cực như việc xác định giá trị doanh nghiệp, từ đó đưa ra bán cổ phần doanh nghiệp. Có hai vấn đề khi cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại Nhà nước này. Vấn đề thứ nhất là khi xác định giá trị để tiến hành bán cổ phần cũng vô tình đưa ra các kẽ hở của chính sách cổ phần hóa, dẫn đến hành vi tham nhũng và đây được xem là nguồn gốc của tiền bẩn. Vấn đề thứ hai là sau khi tiến hành cổ phần hóa xong, các ngân hàng sẽ đặt mục tiêu to lớn trước mắt là vị lợi nhuận, đặt ra các chỉ tiêu về tín dụng về huy động vốn rất cao dẫn đến nguy cơ bị lạm dụng rửa tiền nếu như họ không có chính sách nhận biết khách hàng tốt.

- Lượng lớn kiều hối từ nước ngoài chuyển về Việt Nam

Hàng năm Việt Nam nhận được một lượng lớn kiều hối từ nước ngoài chuyển về. Đây là những khoản tiền không xác định được rõ nguồn gốc thu nhập. Trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, lượng tiền kiều hối do cộng đồng người Việt ở nước ngoài chuyển về trong thực tế lại cao hơn rất nhiều so với con số được thống kê, do trong khi hệ thống ngân hàng vẫn còn rất hạn chế thì các hệ thống chuyển tiền “chợ đen” lại được sử dụng thuận tiện, nhanh chóng hơn rất nhiều, nên nguy cơ bị bọn tội phạm lợi dụng rửa tiền thông qua con đường này là rất cao.

- Về tình hình an ninh trật tự xã hội

Đi kèm với hòa nhập kinh tế thế giới, chúng ta phải chấp nhận hòa nhập tội phạm thế giới. Càng ngày càng có nhiều tội phạm quốc tế xuất hiện và sử dụng rất nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi và khó phát hiện Tội phạm kinh tế đặc biệt là tội phạm trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của nền kinh tế nước ta. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều tội phạm tham nhũng, buôn lậu ma túy, xã hội đen... ngày càng gia tăng dẫn đến nguồn thu bất hợp pháp ngày càng lớn.

Chúng luôn có nhu cầu tiêu thụ và chuyển giao những đồng tiền bẩn này thành những nguồn thu hợp pháp hơn trong mắt pháp luật.

- Hoạt động đầu tư nước ngoài

Các nước đang phát triển như Việt Nam luôn muốn đẩy mạnh việc kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài và cũng chính việc đầu tư ra nước ngoài của các nước phát triển đó lại là xu hướng hợp tác kinh tế phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới. Chính vì thế, pháp luật về đầu tư nước ngoài của Việt Nam được đưa ra, hoàn thiện và sửa đổi theo hướng ngày càng thoáng hơn và thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Tất cả các địa phương và cả quốc gia đều đang tạo mọi điều kiện thuận lợi thông thoáng nhất để kêu gọi đầu tư từ nước ngoài và trong nước. Chính điều này dẫn đến việc họ chỉ quan tâm đến hoạt động đầu tư mà không hề quan tâm đến nguồn gốc của khoản vốn đầu tư này có sạch hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG rửa TIỀN QUA hệ THỐNG NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)