Thực trạng hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG rửa TIỀN QUA hệ THỐNG NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 58)

2.2.1. Các dấu hiệu rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam

Trong thời gian qua, có rất nhiều dấu hiệu rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam được nhận thấy mặc dù chưa thực sự có một vụ rửa tiền chính thức nào được phanh phui. Cục phòng, chống rửa tiền của Ngân Hàng Nhà Nước đã nhận được hàng trăm báo cáo giao dịch đáng ngờ từ các tổ chức tín dụng với nhiều dấu hiệu của hành vi rửa tiền như:

- Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản;

- Doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không;

- Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn;

- Tiền được chuyển qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch;

- Thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo;

- Sử dụng thư tín dụng và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn, tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao so với bình thường;

- Khách hàng mở nhiều tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở khu vực địa lý khác nơi khách hàng cư trú, làm việc hoặc có hoạt động kinh doanh;

- Tài khoản của khách hàng không giao dịch trên một năm, giao dịch trở lại mà không có lý do hợp lý;

- Tài khoản của khách hàng không giao dịch đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn;

- Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài không phù hợp với hoạt động kinh doanh;

- Doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

- Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến tội phạm tạo ra tài sản bất hợp pháp đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm, trừ trường hợp tổ chức tín dụng yêu cầu

- Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay, cho thuê tài chính hoặc uỷ thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch;

- Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng xin vay vốn không rõ ràng, minh bạch.

Bảng 2.2: Số lƣợng báo cáo giao dịch đáng ngờ đƣợc thống kê theo biểu hiện rửa tiền

Dấu hiệu 2013 2014 2015 2016

Thái độ miễn cưỡng khi cung cấp thông tin 5 8 7 9 Các giao dịch liên quan đến các cuộc chuyển

tiền quốc tế 3 5 19 30 Các giao dịch không mang lợi ích về kinh tế 6 7 8 8 Các giao dịch gồm nhiều khoản tiền mặt có

giá trị lớn 3 6 9 15

Các giao dịch liên quan đến các hoạt động

đầu tư 5 5 7 6

Khách hàng đang bị điều tra, khởi kiện hoặc nằm trong danh sách cảnh báo rửa tiền của quốc tế

5 9 17 20

Tổng cộng 27 40 67 88

Từ các số liệu báo cáo giao dịch đáng ngờ như bảng trên ta có thể thấy hầu như các giao dịch có liên quan đến nhóm khách hàng quốc tế đều là các giao dịch có nguy cơ rửa tiền cao, vào năm 2016 các giao dịch đáng ngờ này có biểu hiện chiếm 70% các giao dịch đáng ngờ khác.

2.2.2. Các phƣơng thức rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam

Phương thức thứ nhất là: chia nhỏ số tiền sau đó chuyển dần ra nước ngoài. Bọn tội phạm gửi tiền dưới mức kiểm soát vào những thời điểm khác nhau, ở nhiều nơi trên thế giới. Sau một thời gian chuyển khoản qua nhiều ngân hàng, chúng có thể rút tiền ở Ngân hàng của nước thứ ba, thứ tư một cách hợp pháp.

Bản chất của phương thức này là chia nhỏ số tiền mặt và gửi vào các ngân hàng để tránh bị báo cáo, bị nghi ngờ và thường được sử dụng ở các quốc gia mà luật pháp yêu cầu phải báo cáo các giao dịch tiền mặt vượt một ngưỡng nào đó, ví dụ ở Việt Nam là 300 triệu đồng (theo Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo), ở Hoa Kỳ là 10 nghìn đô la Mỹ. Liên quan đến phương thức này, tội phạm có thể chia số tiền lớn thành nhiều phần nhỏ dưới mức phải báo cáo để gửi vào các định chế tài chính hoặc mở nhiều tài khoản ở nhiều các định chế tài chính khác nhau và gửi số tiền dưới mức phải báo cáo hoặc có thể thuê những người khác gửi tiền mặt do phạm tội mà có vào tài khoản của họ sau đó chuyển khoản về tài khoản của tội phạm.

Phương thức thứ hai là: thông qua nghiệp vụ chuyển tiền của NHTM. Đây là phương thức dễ sử dụng nhất trong các phương thức để lợi dụng rửa tiền của bọn tội phạm. Bọn chúng lợi dụng sơ hở là các giao dịch chuyển tiền kiều hối từ nước ngoài về hàng năm đều dễ dàng qua mắt được ngân hàng. Với hơn 5 triệu kiều bào đang sinh sống và làm việc tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, hàng năm số kiều bào này đều chuyển về nước một lượng lớn ngoại tệ trợ cấp cho các thân nhân trong nước, hơn nữa còn để đầu tư làm ăn một vài dự án. Hoạt động này vừa mang lại những ý nghĩa tích cực cho nền kinh tế Việt Nam như làm gia tăng đầu tư trong nước và là nguồn cân đối quan trọng trong cán cân ngoại hối

của nước ta; nhưng cũng vừa mang lại những cơ hội không hề nhỏ giúp bọn tội phạm lợi dụng chính sách kiểm soát kiều hối còn lỏng lẻo của Nhà nước để chuyển tiền về Việt Nam phục vụ cho các hoạt động phạm pháp cũng như thực hiện các hình thức rửa tiền tiếp theo. Bên cạnh đó, bọn chúng còn lợi dụng phương thức chuyển tiền này để có thể chia khoản tiền bẩn .ban đầu thành các khoản nhỏ để chuyển đi nhiều tài khoản khác nhau nhằm đánh lạc hướng các nhà điều tra và xóa dấu vết của nguồn tiền.

Phương thức thứ ba là: thông qua việc mở tài khoản tiền gửi tại các NHTM để giao dịch chứng khoán. Những năm gần đây, một số NHTM đã mở thêm dịch vụ mở tài khoản cá nhân phục vụ cho mục đích giao dịch chứng khoán tại các sàn giao dịch chứng khoán khác nhau. Điều này đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho các ngân hàng nhưng lại vô tình tạo điều kiện cho bọn tội phạm rửa tiền lợi dụng để thực hiện hành vi rửa tiền. Do nguồn gốc thu nhập để mua cổ phiếu của chủ tài khoản lại chưa được các ngân hàng làm rõ nên nguồn tiền ban đầu đưa vào tài khoản để kinh doanh chứng khoán này rất có thể là tiền bất hợp pháp, nhưng sau một thời gian kinh doanh chứng khoán, chúng được rút ra với một vỏ bọc hoàn toàn hợp pháp từ ngân hàng đó. Chính vì thế, phương thức này được bọn tội phạm rửa tiền coi là cách thức khá đơn giản trong bối cảnh hiện nay, khi mà hệ thống kiểm soát nguồn tiền của các ngân hàng thương mại chưa được hoàn thiện và còn khá đơn giản.

Phương thức thứ tư là: người nước ngoài dùng chứng từ giả để mở tài khoản tại các ngân hàng Việt Nam để thực hiện các giao dịch chuyển tiền đã được NHNN khuyến cáo. Các đối tượng tội phạm thực hiện mở tài khoản cá nhân tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam, sau đó chúng thực hiện các lệnh chuyển tiền có giá trị lớn từ nước ngoài chuyển về tài khoản này.Một thời gian sau khi chủ tài khoản rút tiền thì ngân hàng ở nước ngoài sẽ có thông báo đề nghị thu lại số tiền đã bị rút đó vì giao dịch bị giả mạo.

Phương thức thứ năm là: các công ty nước ngoài dùng tiền bất hợp pháp mua cổ phiếu các NHTM cổ phần tại Việt Nam. Đồng tiền bất hợp pháp đó đã được xoay vòng để xóa dấu vết sau một thời gian mới được đưa vào sử dụng theo cách này, sau

đó lại chuyển lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này ra nước ngoài để làm mất dấu đồng tiền.

Phương thức thứ sáu là: các đối tượng thông qua hệ thống ngân hàng để thực hiện lừa đảo tín dụng. Theo phương thức này, bọn tội phạm sẽ giả danh các tập đoàn hay khách hàng nước ngoài đến các ngân hàng trong nước để đề nghị cho vay một khoản tiền lớn với một mức lãi suất rất hấp dẫn, thường thấp hơn lãi suất đang áp dụng trong thị trường rất nhiều, bên cạnh đó thời gian vay lại dài hạn chứ không phải ngắn hạn. Nhưng mặt khác chúng lại yêu cầu ngân hàng ứng trước cho chúng một khoản tiền tương đương 5-10% khoản tiền cho vay đó.

Bảng 2.3: Số liệu báo cáo giao dịch đáng ngờ đƣợc thống kê theo phƣơng thức rửa tiền

Phƣơng thức rửa tiền 2013 2014 2015 2016

Phương thức thứ nhất 3 7 12 20 Phương thức thứ hai 15 20 24 40 Phương thức thứ ba 5 6 10 11 Phương thức thứ tư 1 2 7 8 Phương thức thứ năm 2 3 6 5 Phương thức thứ sáu 1 2 8 4 Tổng cộng 27 40 67 88

Nguồn: Cục phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo Cục Cảnh sát kinh tế, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Bộ Công an), tội phạm rửa tiền phổ biến nhất ở Việt Nam là tuồn tiền “bẩn” từ nước ngoài về để hợp pháp hóa, chuyển sang tiền “sạch”, đó chính là phương thức thứ hai trong số sáu phương thức vừa phân tích ở trên. Đồng thời, một bộ phận tội phạm trong nước đã sử dụng số tiền này lừa đảo, tham nhũng, mua bán ma túy... “rửa” bằng cách mua bất động sản, chuyển cho người thân, đầu tư vào các dự án, hợp đồng kinh tế “ma”. Việc rửa tiền không chỉ được tiến hành qua ngân hàng, mà qua

rất nhiều kênh như chứng khoán, bất động sản, đánh bạc ở casino... Trên thực tế, các chiêu thức rửa tiền ngày càng tinh vi và khó phát hiện, đặc biệt là sử dụng công nghệ cao như thẻ tín dụng. Ông Nguyễn Văn Ngọc (Cục trưởng Phòng, chống rửa tiền) cho biết, từng phát hiện 2 nghi can sử dụng thẻ Visa Debit để tuồn tiền “bẩn” từ Việt Nam ra nước ngoài, sau đó lại chuyển “tiền sạch” vào Việt Nam. Chúng dùng thủ đoạn thuê 10 người mở thẻ Visa Debit, sau đó mang số thẻ này sang Campuchia vì Campuchia cho phép các trụ ATM nhả nội tệ và USD. Sau khi mang thẻ sang Campuchia, đồng bọn ở Việt Nam liên tục chuyển tiền vào 10 thẻ Visa Debit trên, còn các nghi can tại Campuchia cũng liên tục rút tiền tại Campuchia. Số tiền sau khi rút ra được chúng mua vàng chuyển về Việt Nam và từng bước hợp thức hóa. Đây chỉ là những chiêu thức rửa tiền mới phát hiện. Thói quen sử dụng tiền mặt, không bắt buộc chứng minh nguồn gốc dòng tiền cộng với tình trạng sở hữu chéo chằng chịt trong các doanh nghiệp, ngân hàng tại Việt Nam cũng khiến việc phát hiện tội phạm rửa tiền thêm khó khăn. Trong số các giao dịch đáng ngờ được tổng hợp bên trên, ta có thể thấy phần lớn các giao dịch được thực hiện thông qua nghiệp vụ chuyển tiền giữa các ngân hàng thương mại; trong đó các phương thức rửa tiền còn lại thì không được bọn tội phạm sử dụng nhiều. Có thể thấy phương thức trên được bọn tội phạm sử dụng nhiều vì ưu điểm là chỉ trong thời gian ngắn, bọn tội phạm có thể ngồi tại chỗ tạo ra rất nhiều giao dịch chuyển tiền mờ ám này.

2.3. Thực trạng phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam 2.3.1. Các biện pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam 2.3.1. Các biện pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế toàn thế giới với một nền kinh tế mới nổi và sử dụng nhiều tiền mặt như Việt Nam, chúng ta có thể nhìn thấy trước nguy cơ Việt Nam sẽ là một miền đất hứa cho bọn tội phạm rửa tiền quốc tế, đặc biệt là rửa tiền qua hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua, Chính phủ nước ta đã đưa ra thực hiện một vài biện pháp cơ bản nhằm làm giảm nguy cơ bị lợi dụng để thực hiện các hành vi rửa tiền của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cụ thể một số biện pháp đó là:

2.3.1.1. Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng chống rửa tiền

Cục phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, trước đây là Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền, được thành lập theo quyết định số 1003/2005/QĐ-NHNN ngày 08/07/2005. Đây là đơn vị trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, được thành lập với mục đích là cơ quan đầu mối để tiếp nhận, xử lý và phân tích thông tin. Cục có quyền yêu cầu các cơ quan, cá nhân, tổ chức có liên quan phải cung cấp tài liệu, hồ sơ và thông tin liên quan đến các giao dịch đã báo cáo; đồng thời phổ biến các văn bản và thông tin cho các cơ quan chức năng, thu thập các báo cáo giao dịch đáng ngờ từ các tổ chức tín dụng trong nước.

Bên cạnh đó, Cục Phòng, chống rửa tiền cũng là đầu mối phối hợp với các quốc gia và các tổ chức quốc tế như: Cơ quan Phòng, chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Bộ Tài chính Hoa Kỳ, ... triển khai các hoạt động về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Trong những năm gần đây, Cục Phòng, chống rửa tiền đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm khác liên quan đến tội rửa tiền cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Kết quả là, đến nay, Cục đã nhận và xử lý hàng ngàn báo cáo giao dịch đáng ngờ, hàng triệu báo cáo giao dịch tiền mặt có giá trị lớn (CTR) và báo cáo chuyển tiền điện tử (EFT).

Thông qua các báo cáo xử lý trên, Cục Phòng chống rửa tiền đã chuyển hàng trăm vụ việc hoặc hỗ trợ cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra, tố tụng, xét xử trong và ngoài nước trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố cũng như các tội phạm khác liên quan đến rửa tiền.

Về vấn đề liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố, Cục Phòng chống rửa tiền đã có văn bản cảnh báo tới các tổ chức tín dụng để chủ động có biện pháp phòng ngừa phù hợp và tới các cấp, các ngành có liên quan để phối hợp phổ biến tới các đối tượng báo cáo thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành.

Những văn bản cảnh báo liên quan đến: danh sách về cá nhân, tổ chức liên quan tới khủng bố và tài trợ khủng bố thuộc danh sách cấm vận theo các Nghị quyết

của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc; danh sách về cá nhân, tổ chức và quốc gia nằm trong danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ; danh sách cảnh báo về cá nhân quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG rửa TIỀN QUA hệ THỐNG NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)