Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH xuân (Trang 47 - 52)

Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân

Dưới đây là một số kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân:

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn xét theo đối tượng khách hàng tại BIDV Thanh Xuân giai đoạn 2013 - 2017

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng giá trị huy động vốn Huy động vốn từ tổ chức Huy động vốn từ cá nhân Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 2013 5.920 4.010 68% 1.910 32% 2014 8.120 4.727 58% 3.393 42% 2015 13.634 8.743 64% 4.900 36% 2016 16.804 11.360 68% 5.444 32% 2017 18.093 11.531 64% 6.562 36%

(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV Thanh Xuân, giai đoạn 2013-2017)

Bảng số liệu 2.1. cho thấy hoạt động huy động vốn trong giai đoạn 5 năm trở lại đây của BIDV Thanh Xuân liên tục tăng trưởng lớn và tỷ trọng huy động vốn từ đối tượng khách hàng cá nhân luôn nhỏ hơn từ đối tượng khách hàng tổ chức. Nguồn vốn tăng trưởng mạnh nhất trong các năm 2015, 2016. Năm 2017 tốc độ tăng trưởng có phần chững hơn nhưng vẫn tương đối tốt.

Năm 2014, huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh đạt 8.120 tỷ đồng tăng 2.200 tỷ (tương ứng tăng 37,2% so năm 2013). Trong đó huy động vốn từ tổ chức đạt 4.727 tỷ đồng (chiếm 58% tổng nguồn vốn huy động), huy động từ cá nhân đạt 3.393 tỷ đồng (chiếm 42% tổng nguồn vốn huy động).

Năm 2015, huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh đạt 13.634 tỷ đồng tăng 5.514 tỷ (tương ứng tăng 67,9% so năm 2014). Trong đó huy động vốn từ tổ chức đạt 8.743 tỷ đồng (chiếm 64% tổng nguồn vốn huy động), huy động từ cá nhân đạt 4.900 tỷ đồng (chiếm 32% tổng nguồn vốn huy động). Trong năm 2015 huy động vốn của chi nhánh tăng rất mạnh so với năm 2014 điều này cũng phản ánh chính xác sự ấm lên của nền kinh tế trong nước.

Năm 2016, huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh đạt 16,804 tỷ đồng tăng 23% so năm 2015 cao hơn so với mức tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh và cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của BIDV là 21% và của địa bàn là 19.5%, hoàn thành 105% kế hoạch năm 2016. Huy động vốn bình quân của Chi nhánh đạt 15,417 tỷ đồng tăng 4,507 tỷ đồng (tương ứng tăng 41%) so với năm 2015.

Năm 2017, huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh đạt 18.093 tỷ đồng tăng 1.314 tỷ (tương ứng tăng 8% so năm 2016)hoàn thành 106% kế hoạch năm 2016.

Nguồn vốn huy động trong các năm đều tăng mạnh là do Chi nhánh đã có chính sách huy động vốn phù hợp. Nhiều chính sách khuyến mại về lãi suất, dự thưởng đối với khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh được quan tâm và đặt ra đúng thời điểm. Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế năm 2017 nên lượng vốn huy động tăng trưởng với tốc độ nhỏ hơn thời điểm năm 2016. Tuy có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, nhưng nhờ có chính sách huy động hợp lý, hấp dẫn, thu hút được nhiều khách hàng nên thị phần huy động vốn của Chi nhánh có sự tăng trưởng nhẹ.

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng

Chi nhánh đã chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của NHNN, BIDV Việt Nam về định hướng hoạt động tín dụng trong các năm 2013 đến năm 2017: Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng trong giới hạn được giao; Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá giá trị tài sản đảm bảo; Rà soát phân loại nợ và trích lập DPRR theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN; Đánh giá xếp loại định hạng tín dụng các doanh nghiệp theo đúng quy định.

Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng tại BIDV Thanh Xuân giai đoạn 2013 - 2017 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu Trích DPRR Tổng dư quỹ DPRR 2013 4.867 0,51% 24 31 2014 6.212 0,73% 28 50 2015 11.217 0,17% 54 83 2016 12.855 1,12% 58 108 2017 13.592 1,01% 103 131

(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV Thanh Xuân, giai đoạn 2013-2017)

Với mục tiêu mở rộng thị phần trên địa bàn ở mọi hoạt động, đáp ứng cao nhất trong khả năng có thể nhu cầu về vốn cho các đối tượng, dư nợ cho vay của Chi nhánh liên tục tăng ở mức cao cả về số tuyệt đối và tương đối. Mức độ tăng trưởng dư nợ qua các năm: năm 2013 dư nợ cho vay là 4.867 tỷ đồng cho đến năm 2017 dư nợ đã đạt 13.592 tỷ đồng, tương đương tăng gần gấp 3 lần trong 5 năm. Tỷ lệ nợ xấu có sự tăng giảm không ổn định tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn NHNN cho phép.

Về cơ cấu tín dụng, dư nợ ngắn hạn ngày càng gia tăng khoảng cách với dư nợ trung dài hạn.

Biểu đồ 2.1: Hoạt động tín dụng tại BIDV Thanh Xuân trong giai đoạn 2013- 2017

(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV Thanh Xuân, giai đoạn 2013-2017)

Ngân hàng kiểm soát khá tốt chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới hạn cho phép, trong các năm từ năm 2013 đến 2017 luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn so với mức tối đa do BIDV trung ương cho phép. Tuy vậy trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, năm 2017 nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, vật liệu xây dựng đã có biểu hiện gặp khó khăn trong thanh toán khối lượng hoàn thành, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho tăng cao tác động mạnh tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng không đạt được như các năm trước tuy nhiên vẫn có sự phát triển tốt.

2.1.4.3. Các hoạt động kinh doanh khác

Bảng 2.3: Các hoạt động khác tại BIDV Thanh Xuân Năm

Chỉ tiêu

2013 2014 2015 2016 2017

Số thẻ ATM luỹ kế phát hành (chiếc) 7.880 9.190 10.717 20.743 24.190 Số dư bảo lãnh (tỷVNĐ) 635 986 1.948 4.455 4.278 Doanh số mua bán ngoại tệ(triệu

USD) 53 73 133 124 135

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu

(triệu USD) 85 102 151 189 197

(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV Thanh Xuân, giai đoạn 2013-2017)

Hoạt động phát hành thẻ: Hoạt động phát hành thẻ trong giai đoạn này có sự khởi sắc mạnh mẽ. Nguyên nhân chính làm số lượng thẻ phát hành trong giai đoạn này tăng mạnh là do công tác bán chéo sản phẩm khách hàng tổ chức của BIDV Thanh Xuân có sự đột biến khi mở rộng quan hệ với rất nhiều các trường đại học, các học viện, bệnh viện, công ty có nhu cầu chi trả lương cho cán bộ nhân viên qua ATM hoặc phát hành thẻ liên kết giữa thẻ sinh viên và thẻ ATM

Hoạt động bảo lãnh: Một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng là cấp bảo lãnh cho khách hàng nhằm các mục đích như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tiền tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành...Hầu hết nhu cầu bảo lãnh đều phát sinh từ các khách hàng là doanh nghiệp và đang có quan hệ tín dụng vay nợ tại BIDV Thanh Xuân. Số dư bảo lãnh do đó cùng có xu hướng tăng trưởng theo nhịp độ tăng trưởng của dư nợ.

Hoạt động mua bán ngoại tệ: Doanh số mua bán ngoại tệ giảm nhẹ trong năm 2016 nhưng lại tăng khá mạnh trong năm 2017. Nguyên nhân của những biến động này là do hoạt động xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng của sự biến động mạnh tỷ giá USD năm 2017. Bước sang năm 2017, nền kinh tế bắt đầu phát triển cao trở lại, các doanh nghiệp làm ăn dần bình ổn và phát triển, hoạt động xuất nhập khẩu lại diễn ra nhộn nhịp và sôi động hơn trước.

2.1.4.4. Kết quả kinh doanh của BIDV Thanh Xuân

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của BIDV Thanh Xuân giai đoạn 2013 - 2017

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu

2013 2014 2015 2016 2017

Chênh lệch thu chi 106 152 333 380 473

Trích DPRR 24 28 54 58 103

Lợi nhuận trước thuế 81 132 279 319 371

(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV Thanh Xuân, giai đoạn 2013-2017)

Chênh lệch thu chi của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm, kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2013 – 2017 tăng trưởng rất tốt. Có được kết quả đó là do sự đóng góp không nhỏ từ nền kinh tế, đặc biệt chính sách tiền tệ ổn định của Chính phủ đã góp phần làm giảm chi phí huy động vốn giúp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn từ đó mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra còn có sự đóng góp

rất cao từ toàn thể CBCNV tại BIDV Chi nhánh Thanh Xuân. Đó là một tín hiệu đáng mừng, là bước đà cho phát triển cho hoạt động kinh doanh các năm tiếp theo của ngân hàng.

2.2. Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH xuân (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)