3.3.3.1 Ổn định môi trường kinh tế và môi trường pháp lý
Môi trường kinh tế ổn định là điều kiện thuận lợi cho mọi ngành nghề phát triển trong đó có hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Trên cơ sở nền kinh tế ổn định, các thành phần trong nền kinh tế mới có điều kiện chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh, mở rộng hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động, theo đó đồng vốn ngân hàng tài trợ cũng phát huy hiệu quả hơn và được đảm bảo an toàn hơn.
Môi trường pháp lý thường xuyên thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng. Kiến nghị nhà nước nên xây dựng chính sách pháp lý, quy định, cơ chế cho các lĩnh vực một cách toàn diện, khoa học và phù hợp, tránh việc phải thay đổi chính sách một cách quá thường xuyên, các tổ chức kinh tế cũng như cá nhân không kịp thay đổi, thích nghi sẽ gặp phải khó khăn trong hoạt động và kéo theo đó là rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
3.3.3.2 Hiện đại hóa hệ thống quản lý thông tin quốc gia
Nguồn thông tin thiếu chính xác, thiếu cập nhật hoặc không đầy đủ đã dẫn đến nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM, đặc biệt khi các hoạt động này liên quan đến việc điều chuyển dòng tiền, và nhiều loại hình tài sản khác nhau.
Hiện tại vẫn chưa có một hệ thống thông tin quốc gia nào liên kết quản lý đồng bộ được các thông tin về nhân thân, pháp lý, lịch sử, hành chính...giúp các ngân hàng có thể tra soát tìm hiểu đầy đủ về một đối tượng khách hàng, việc xác
định nhóm khách hàng liên quan cũng khó khăn khi chưa có thông tin hộ khẩu điện tử mà phải tự điều tra, tìm hiểu ở mỗi phường xã, mỗi địa phương với các sổ sách ghi chép riêng qua các văn bản giấy....Do đó, kiến nghị Nhà nước cần hiện đại hóa hệ thống quản lý thông tin quốc gia trở nên minh bạch, thống nhất, đồng bộ và thuận tiện trong việc tra cứu, tìm kiếm thông tin.
3.3.3.3 Siết chặt quản lý việc công bố và kiểm toán thông tin tài chính
Cần có những quy định chặt chẽ hơn liên quan đến công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi đưa ra những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực.
KẾT LUẬN
Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập ngày nay.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của BIDV Thanh Xuân, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại BIDV Thanh Xuân qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại BIDV Thanh Xuân.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại BIDV Thanh Xuân, luận văn đã đề xuất một số giải pháp tăng cường nhằm hạn chế và tăng cường công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị với BIDV, với Ngân hàng Nhà nước và với Chính phủ.
Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn công tác trong ngân hàng của tác giả. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, các giải pháp đưa ra có thể chưa có tính ứng dụng cao. Tác giả xin chân thành tiếp thu những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư 13/2010/TT- NHNN “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của
tổ chức tín dụng” ngày 20/5/2010
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), “Thông tư 02/2013/TT- NHNN “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài” ngày 21/1/2013
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), “Thông tư 09/2014/TT- NHNN Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, ngày 18/3/2014
4. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, “Quyết định 1722/QĐ- HĐQT Ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng”, ngày 02/10/2013 5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, “Quy định 4633/QĐ-
BIDV về Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng”, 30/12/2016
6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân, Báo cáo tổng kết các năm 2013 đến năm 2017
7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân, Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2017
8. Ngô Hướng, Phan Đình Thế (2012), “Quản trị và kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê
9. Nguyễn Văn Tề (2010), “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản thống kê
10. Nguyễn Văn Tiến (2015), “Giáo trình Quản trị ngân hàng thương
mại”, Nhà xuất bản thống kê
11. Nguyễn Văn Tiến (2013), “Giáo trình thanh toán quốc tế”, Nhà xuất bản Thống kê
12. Nguyễn Văn Long (2014), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu. Luận văn thạc sỹ đại học Kinh tế Quốc
dân.
13. Trần Trung Tường (2011), Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân
hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sỹ đại học Kinh tế đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Ngọc Bình (2011), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Liên Việt. Luận văn thạc sỹ.
15. Tô Ngọc Hưng, Học viện Ngân hàng (2014), Giáo trình tín dụng ngân hàng
16. Trường Ngọc Điệp (2013), Quản trị rủi ro tín dụng tại công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn thạc
sỹ.
Tiếng Anh
17. David Cox (1997), “Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
18. Frederic S. Mishkin (2010), “The Economics of Money, Banking and
19. Edward W. Reed & Edwad K.Gill (1993), “Nghiệp vụ Ngân hàng
Thương mại”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
20. Anthony Saunders and Marcia Millon Cornett (2011), “Financial
Institutions Management – A Risk Management”Approach.
McGraw-Hill IRWIN, Second Edition.
Website
http://bidv.com.vn/ - Website Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. http://vneconomy.vn/thi-truong/san-pham-canh-bao-som-rui-ro-tin-dung-cua- vietinbank-20151019033523762.htm
https://www.sbv.gov.vn/ - Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
https://www.vietcombank.com.vn/ - Website Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam
Phụ lục I: Tỷ lệ trích lập dư phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Nhóm nợ Tỷ lệ trích DPTT 1 0% 2 5% 3 20% 4 50% 5 100%