Hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro cao hay không trước hết phụ thuộc vào mô hình tổ chức quản lý rủi ro. Hoàn thiện mô hình tổ chức QLRR là một giải pháp hữu ích trong việc giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Theo yêu cầu của
Ủy ban Bsasel, các ngân hàng thương mại cần có sự cải tiến về mô hình tổ chức nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Trong thực tế, mô hình tổ chức QLRR tối ưu đòi hỏi sự đầu tư về nguồn lực, thời gian lớn nên sự hoàn thiện này phải được thực hiện theo một lộ trình.
Trong thời gian qua, BIDV Thanh Xuân luôn luôn quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro, tuy bước đầu đã hình thành cho mình một cơ cấu, bộ máy quản lý rủi ro gồm: Bộ phận QHKH (có 03 phòng KHDN, KHCN, PGD) và bộ phận QLRR (01 Phòng QLRR). Tuy nhiên, sự hoạt động độc lập của 2 bộ phận này đôi khi chỉ là hình thức, Phòng QLRR còn phụ thuộc khá nhiều vào Phòng KHDN, KHCN, PGD và ở vào thế bị động trong việc QLRR. Trong thời gian tới, trước những thách thức về rủi ro tín dụng ngày càng đa dạng và phức tạp, đòi hỏi BIDV Thanh Xuân phải hoàn thiện hơn nữa mô hình tổ chức QLRR.
Để đáp ứng ngày càng phát triển của hệ thống Ngân hàng, mô hình nên được xây dựng dựa theo những nguyên tắc sau: Đơn vị/bộ phận quản lý rủi ro phải độc lập với đơn vị chấp nhận rủi ro; QLRR phải bao quát được tất cả các loại rủi ro của các lĩnh vực hoạt động; QLRR phải gắn với trách nhiệm của cơ cấu các bộ phận liên quan đến QLRR.