Nam – Chi nhánh Thanh Xuân
2.2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại BIDV Thanh Xuân
Hoạt động tín dụng tại BIDV Thanh Xuân trên cơ sở thế mạnh về nguồn vốn cũng như các thế mạnh hoạt động tín dụng thương mại đã thu được những kết quả đáng khích lệ, từ một chi nhánh nhỏ mới thành lập, đến năm 2017 đã trở thành một trong những chi nhánh điển hình của hệ thống BIDV về nền tảng, quy mô và hiệu quả hoạt động tín dụng. Một số đặc điểm về tình hình hoạt động tín dụng tại BIDV Thanh Xuân thời gian qua như sau:
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh doanh năm 2016-2017
(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV Thanh Xuân, giai đoạn 2016-2017)
Trong 2 năm gần đây, cơ cấu ngành nghề của chi nhánh ít có sự thay đổi, các ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của Chi nhánh gồm có: kinh doanh bất động sản 16%, công nghiệp chế biến, chế tạo 15%, kinh doanh thương mại 14%, xây dựng 12%, ngành hoạt động vận tải kho bãi, ngành sản xuất và phân phối điện.
Qua biểu đồ trên cho thấy, cơ cấu tín dụng của Chi nhánh được phân bổ tương đối đa dạng nhiều ngành kinh doanh và khá đồng đều cho các ngành, không có ngành nào chiếm tỷ trọng >22% trong tổng dư nợ, đặc biệt các ngành tiềm ẩn rủi ro lớn như kinh doanh bất động sản, vận tải kho bãi chỉ chiếm lần lượt là 16% và 7%. Như vậy, cơ cấu tín dụng theo ngành nghề của BIDV Thanh Xuân tương đối thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và phù hợp với mục tiêu phòng ngừa rủi ro tín dụng xuất phát từ yếu tố môi trường pháp lý, môi trường kinh tế.
Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn
Dư nợ trung dài hạn tại 31/12/2017 là 5.272 tỷ đồng, giảm 171 tỷ đồng tương đương giảm 3,14% so với năm 2016 và chiếm 39% tổng dư nợ. Tỷ trọng nợ trung dài hạn vẫn nằm trong giới hạn Hội sở chính của BIDV giao cho Chi nhánh Thanh Xuân. Dư nợ ngắn hạn tại 31/12/2017 là 8.320 tỷ đồng, tăng 908 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng trưởng 12% so năm 2016 và chiếm 61% tổng dư nợ. Như vậy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ tại BIDV Thanh Xuân, dư nợ ngắn hạn đồng thời cũng là loại dư nợ có mức độ rủi ro tín dụng thấp hơn so với dư nợ các kỳ hạn dài.
Theo đối tượng khách hàng
Dư nợ cho vay khách hàng tổ chức năm 2017 đạt 12.192 tỷ đồng chiếm 90% tổng dư nợ chi nhánh. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 1.400 tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ.
Trong đó, xét riêng đối tượng khách hàng doanh nghiệp, thời điểm 31/12/2017, số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn tại Chi nhánh là
119 khách hàng (chỉ tính khách hàng có số dư tại 31/12/2017),trong đó: Phân theo đối tượng khách hàng chi tiết như sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ theo khách hàng tổ chức tại BIDV Thanh Xuân năm 2017
Đối tượng khách hàng lượng Số
Tỷ trọng so với tổng số KHDN Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng so với tổng dư nợ khối KHDN DNL ĐCTC 1 0,8% 615 4,5% Tập đoàn Tổng Cty 2 1,9% 550 4.0% DNL khác 22 18,5% 8.519 62,7% Tổng cộng: 25 21,2% 9.684 71,2% DNVVN DNVVN 94 78,8% 3.908 28,8% Tổng cộng: 119 100% 13.592 100%
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng khách hàng tín dụng doanh nghiệp năm 2017
(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV Thanh Xuân, năm 2017)
2.2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV Thanh Xuân Năm 2016
Tỷ lệ nợ nhóm II chiếm 0.16%/TDN tương đương 20.6 tỷ đồng, giảm 120 tỷ so với cuối năm 2015 chủ yếu là do khoản vay 119 tỷ đồng của Công ty Sông Đà Thăng Long chuyển từ nhóm 2 sang nợ xấu.Tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát với tỷ lệ 1.12%/TDN tương đương 144 tỷ đồng tăng 124 tỷ đồng so với năm 2015 chủ yếu từ dư nợ của Công ty Sông Đà Thăng Long.
Dư nợ ngoại bảng của BIDV Thanh Xuân là 35 tỷ đồng tăng 1.3 tỷ đồng so với năm 2015, thu nợ ngoại bảng đạt 4 tỷ đồng, đạt tỷ trọng 12%/TDN hạch toán ngoại bảng.Dư nợ bán nợ VAMC là 135.4 tỷđồng, giảm 17 tỷ so với năm 2015 do Chi nhánh đã thu hồi được khoản nợ của Công ty BDS An Hưng hoàn thành 467% kế hoạch thu hồi nợ VAMC năm 2016.
- Mức độ tập trung tín dụng + Theo ngành nghề kinh doanh:
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ cơ cấu ngành nghề kinh doanh trong hoạt động tín dụng của BIDV Thanh Xuân năm 2016
(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV Thanh Xuân, năm 2016)
Các ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của Chi nhánh gồm có: Dư nợ nhóm ngành khác là 2,787 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 22%/TDN, dư nợ ngành kinh doanh thương mại đạt 2,578 tỷ đổng chiếm 20%/TDN, dư nợ bất động sản đạt 1,952 tỷ đồng chiếm 15%/TDN, dư nợ ngành xây dựng đạt 1,602 tỷ đồng chiếm 12.5%/TDN, dư nợ ngành giáo dục và đào tạo đạt 1,403 tỷ đồng chiếm
11%/TDN. Như vậy, không có nhóm ngành nghề nào chiếm quá 22% TDN của BIDV Thanh Xuân thời điểm cuối năm 2016.
Năm 2017
Kết quả phân loại nợ tại 31/12/2017 thể hiện cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ tại BIDV Thanh Xuân cụ thể như sau:
Bảng 2.8: Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ tại BIDV Thanh Xuân năm 2017
ĐVT: tỷ đồng,%
Chỉ tiêu Tổng dư nợ
31/12/2017
Nợ xấu Nợ nhóm 2 Nợ ngoại bảng VAMC
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Cho vay TCKT 13.592 137 1.01% 20 0.15% 138 1.02% 7 0.05%
(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV Thanh Xuân, năm 2017)
So với kế hoạch do Hội sở chính BIDV giao thì chất lượng tín dụng của BIDV Thanh Xuân năm 2017 vẫn được đảm bảo kiểm soát trong giới hạn.
* Nợ nhóm 2:
Nợ nhóm 2 của BIDV Thanh Xuân đến 31/12/2017 là xấp xỉ 20 tỷ đồng giảm không đáng kể so với năm 2016 tỷ đồng so với năm 2016 chiếm 0,15% tổng dư nợ. Trên thực tế, về giá trị cuối kỳ không có nhiều khác biệt nhưng tình hình nợ nhóm 2 của BIDV Thanh Xuân đã có biến động mạnh mẽ trong năm 2017. Công ty đã thu hồi được khoản nợ nhóm 2 trị giá hơn 18 tỷ đồng của Công ty Vận tải Tốc hành Mai Linh tuy nhiên lại phát sinh chuyển nợ nhóm 2 gần tương đương 28 tỷ của Công ty TNHH MTV Nead. Hơn 10 tỷ nợ nhóm 2 của Cty Sông Đà Thăng Long, Công ty VIDIFI, Cty Nam Thành, Công ty CP Lắp máy điện nước - Licogi và Công ty 5P chuyển nhóm sang nợ xấu. Đến thời điểm 31/12/2017 nợ nhóm 2 nằm toàn bộ ở khách hàng là Công ty Vận tải Tốc hành Mai Linh.
Nợ xấu của BIDV Thanh Xuân tại 31/12/2017 là 137 tỷ đồng với tỷ lệ 1.01%TDN, bao gồm Công ty CP Sông Đà Thăng Long (117 tỷ đồng), Công ty CP Lắp máy điện nước - Licogi (3.6 tỷ đồng) và MSV Windows (Khách hàng chuyển giao từ MHB là 1.8 tỷ đồng) và các khách hàng cá nhân (15 tỷ đồng trong đó các khách hàng cá nhân chuyển giao từ MHB là 11 tỷ đồng)
Riêng đối với khoản nợ xấu của Công ty CP Sông Đà Thăng Long, đây là khoản vay theo chỉ đạo của Hội sở chính BIDV để hỗ trợ thêm vốn cho DN đang gặp khó khăn giúp công ty có thể thi công, hoàn thiện Dự án cũng như giúp đỡ cho người mua nhà có thể nhận nhà tại Dự án. Ngay thời điểm tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, Chi nhánh đã đánh giá các điểm tồn tại, khó khăn của dự án, khách hàng và trình Hội sở chính BIDV cân nhắc xem xét cho vay trên cơ sở tháo gỡ khó khăn cho khách hàng và người mua nhà dự án.
Nếu không tính khoản nợ xấu của Công ty CP Sông Đà Thăng Long, dư nợ xấu tại Chi nhánh là 18 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,13% dư nợ của cả Chi nhánh.
* Nợ hạch toán ngoại bảng:
Dư nợ hạch toán ngoại bảng của BIDV Thanh Xuân tại 31/12/2017 là 138 tỷ đồng, tăng 108,5 tỷ đồng so với năm 2016. Nguyên nhân là do trong năm 2017 BIDV Thanh Xuân đã chuyển hạch toán:
- Các khoản nợ ngoại bảng(nhận lại nợ từ VAMC) của Cty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long (90 tỷđ) và Cty Bình Minh (9,1 tỷđ)
- Các khoản nợ xấu ra ngoại bảng của Cty 5P (7.9 tỷ đồng) và Cty Vidifi (1.5 tỷ đồng).
Ngoài ra các khoản nợ ngoại bảng hiện hữu bao gồm: Công ty XNK Đông Dương (16,7 tỷ đồng), Cty Khoáng sản Thành Nam và Cty CP Licogi 13 – Xây dựng kỹ thuật công trình (7,8 tỷđ), Newtecon (2,1 tỷđ), Đức Thành (2,28 tỷđ).
Đến thời điểm 31/12/2017, BIDV Thanh Xuân đã thực hiện nhận lại nợ đã bán cho VAMC 02 KHDN là Cty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long (90 tỷđ), Cty Bình Minh (10,2 tỷđ).
Đồng thời, Chi nhánh cũng đã thu được nợ của 02 khách hàng là Công ty TNHH XNK AIDG (28 tỷđ) và Cty Bình Minh (1 tỷđ). So với năm 2016, thì nợ bán cho VAMC đã giảm mạnh 128 tỷ đồng (chiếm 0.06%) chỉ còn 7 tỷ đồng và nằm toàn bộ ở dư nợ của Công ty CP BDS An Hưng.
*Về công tác xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng, VAMC:
Nhận thức được xử lý nợ xấu là nhiệm vụ quan trọng trong công tác tín dụng, trong năm 2017, BIDV Thanh Xuân đã tập trung nhân lực, thời gian để tìm các biện pháp nhằm tận thu, giảm thiểu nợ xấu tại Chi nhánh. Trong năm 2017, BIDV Thanh Xuân đã thu nợ được một số khoản nợ ngoại bảng và bán nợ VAMC lớn có thể kể đến như Cty TNHH XNK AIDG (nợ bán VAMC) với giá trị là 28 tỷ đồng và Cty CP nền móng Bình Minh với giá trị là 01 tỷ đồng... Cụ thể:
Bảng 2.9: Danh sách khách hàng xử lý nợ xấu tại BIDV Thanh Xuân năm 2017
Khách hàng Tình hình, biện pháp đã triển khai
Công ty TNHH XNK AIDG
thu hồi được toàn bộ dư nợ gốc và 1 phần lãi của khách hàng bằng phương thức xử lý TSĐB. Tổng giá trị thu nợ đạt 28.372 trđ.
Công ty CP Nền móng Bình Minh
thực hiện bán đấu giá và thu nợ thành công đối với TSĐB là Hàng Cân của khách hàng đạt giá trị thu nợ 1 tỷ đồng.
Công ty CP 5P Đây là các khách hàng có thái độ không hợp tác với Ngân hàng vì vậy Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong công tác xử lý bán tài sản để thu hồi nợ. Tuy nhiên, đối với đối tượng khách hàng, trong thời gian tới Ngân hàng sẽ áp dụng một số biện pháp quyết liệt hơn để xử lý nợ như: khởi kiện, phát mại đấu giá tài sản.
Công ty CP XNK Đông Dương
Công ty CP Licogi 13 EC Đã khởi kiện khách hàng Công ty CP Sông Đà Thăng
Long
Đây là các khách hàng vẫn đang hoạt động tuy nhiên, công nợ chậm thu hồi. Trong thời gian tới sẽ
Cty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long
thực hiện bán đấu giá 1 số TSĐB của Công ty kết hợp với các biện pháp quyết liệt hơn để đôn đốc khách hàng trả nợ hoặc tìm kiếm đối tác bán nợ. Các khách hàng khác như:
Công ty CP Xây dựng Công nghệ mới Việt Nam, Công ty CP MSV Windows, Công ty TNHH Đức Thành, Công ty Vidifi …
đang xây dựng có kế hoạch thu hồi cụ thể như: miễn giảm lãi để thu hồi nợ gốc, phối hợp bán tài sản.
Cty CP ĐT XD và du lịch Toàn Cầu
Đây là KH được bàn giao từ MHB sang, năm 2017, chi nhánh đã thực hiện tất toán toàn bộ dư nợ xấu của khách hàng
Cty TNHH SX TM và Vận tải Nam Thành
Đây là KH được bàn giao từ MHB sang, năm 2017 BIDV Thanh XuânN3 đã đôn đốc khách hàng trả nợ 277 triệu đồng, hiện còn dư 317 triệu đồng dự kiến trong năm 2018 sẽ xử lý hết.
Công ty CP Bê tông VIDIFI
KH gặp khó khăn trong kinh doanh và chưa được các chủ đầu tư/nhà thầu chính thanh toán khối lượng đã nghiệm thu. Quá trình kiện tụng vẫn chưa đạt được như kế hoạch ban đầu nên năm 2017 mới chỉ thu được 180 triệu đồng tiền gốc.
Cty CP Lắp máy điện nước Licogi
Cty gặp khó khăn do chưa được chủ đầu tư Thủy điện Bắc Hà thanh toán, việc xuất hóa đơn GTGT khó khăn dẫn đến không thể xuất hóa đơn cho các đơn vị chủ đầu tư/nhà thầu chính. Năm 2017 đã thu được 602 triệu đồng gốc.
(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV Thanh Xuân, năm 2017)
Các năm 2015 trở về trước, tình hình chất lượng hoạt động tín dụng của BIDV Thanh Xuân được đánh giá là khá tiêu biểu so với các chi nhánh cùng địa bàn cùng như các chi nhánh lân cận trong cùng hệ thống BIDV. Theo các số liệu đã thể hiện tại bảng 2.2, tỷ lệ nợ xấu các năm này đều ở mức dưới 1%. Tuy nhiên, tỷ lệ này năm 2016 đã có sự tăng cao đột ngột từ mức 0,17% năm 2015 lên 1,12% năm 2016. Trước sự gia tăng đột biến vế mức độ rủi ro tín dụng này, BIDV Thanh Xuân đã tăng cường áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng như đã trình bày tại phần trên, đặc biệt là trong năm 2017. Các số liệu về rủi ro tín dụng năm 2016 và năm 2017 của BIDV Thanh Xuân thể hiện khá nhiều sự thay đổi.
Bảng 2.10: So sánh các chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro tín dụng tại BIDV Thanh Xuân năm 2016 – 2017
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017
1 Dư nợ nhóm II (tỷ đồng) 20,6 20,3
2 Dư nợ xấu (tỷ đồng) 144,0 137,3
3 Tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ 1,12% 1,01%
4 Tổng giá trị TSBĐ/tổng dư
nợ
43,02% 56,17%
(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV Thanh Xuân, năm 2017)
Qua bảng 2.10 có thể thấy, các biện pháp BIDV Thanh Xuân áp dụng đã phát huy hiệu quả cao trong năm 2017, đưa toàn bộ các chỉ số phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của đơn vị được cải thiện một cách đáng kể. Riêng nợ xấu đã giảm được gần 7 tỷ đồng và đáng chú ý ở tỷ lệ về tổng giá trị tài sản bảo đảm so với dư nợ đã tăng mạnh, đây là cơ sở góp phần đảm bảo an toàn cho vốn vay của chi nhánh.
Như vậy, qua các số liệu về tình hình dư nợ của BIDV Thanh Xuân như trên, có thể rút ra một số nhận xét về tình hình rủi ro tín dụng tại BIDV Thanh Xuân hiện nay như sau;
- Tổng dư nợ của tổ chức lớn, nền khách hàng đa dạng trong nhiều ngành nghề, mức độ phân tán các ngành nghề cao góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng xuất phát từ nguyên nhân biến động môi trường ngành trong nền kinh tế.
- Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn nhỏ hơn dư nợ ngắn hạn, trong đó dư nợ ngắn hạn với thời hạn vay ngắn hơn đồng thời là loại dư nợ có mức độ rủi ro thấp hơn, cơ cầu dư nợ theo kỳ hạn của BIDV Thanh Xuân thuận lợi cho việc phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Các tỷ lệ về nợ nhóm 2, nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng, nợ bán VAMC của BIDV Thanh Xuân đều ở mức không quá cao, nằm trong giới hạn cho phép của NHNN và của BIDV nói riêng cho thấy mức độ rủi ro tín dụng mà BIDV Thanh Xuân đang đối mặt không quá cao.
- Năm 2016, BIDV đã thực hiện sáp nhập với ngân hàng MHB theo đó BIDV Thanh Xuân tiếp nhận nhiều khách hàng chuyển giao từ MHB sang và chỉ sau một thời gian ngắn các khách hàng này đã chuyển nợ nhóm 2 hoặc chuyển nợ xấu, cho thấy việc sáp nhập đã làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng cho BIDV Thanh Xuân.
- Do hoạt động kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, lợi nhuận sau thuế liên tục trăng trưởng mạnh mẽ, BIDV có điều kiện thuận lợi để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.