Bài 13, 14: Đại cương polime và vật liệu polime –Hóa học
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THẠCH NHŨ
Nhũ đá được tạo thành từ CaCO3 và các khoáng chất khác kết tụ từ dung dịch nước khống. Đá vơi là đá chứa cacbonat canxi bị hoà tan trong nước có chứa khí cacbonic tạo thành dung dịch CaHCO3. Phương trình phản ứng như sau:
CaCO3(r) + H2O(l) + CO2(kh) → Ca(HCO3)2(dd)
Dung dịch này chảy qua kẽ đá cho đến khi gặp vách đá hay trần đá và nhỏ giọt xuống. Khi dung dịch tiếp xúc với khơng khí, phản ứng hố học tạo thành nhũ đá như sau:
(1) Ca(HCO3)2(dd)→ CaCO3(r) + H2O(l) + CO2(dd)
Nhũ đá "lớn" lên với tốc độ 0,13mm một năm. Các nhũ đá "lớn" nhanh nhất là những nơi có dịng nước dồi dào cacbonat canxi và CO2, tốc độ lớn có thể đạt 3 mm mỗi năm..
Mọi nhũ đá đều bắt đầu với một giọt nước chứa đầy khoáng chất. Khi giọt nước này rơi xuống, nó để lại phía sau một vòng mỏng nhất chứa canxit. Mỗi giọt tiếp theo được hình thành và rơi xuống đều ngưng tụ một vòng canxit khác. Cuối cùng, các vòng này tạo thành một ống rỗng rất hẹp (0,5 mm), nói chung gọi là nhũ đác “cọng rơm xơ đa". Các cọng rơm xơ đa có thể mọc ra rất dài, nhưng nói chung rất dễ gãy. Nếu chúng bị bít lại bởi mảnh vụn, nước bắt đầu chảy ở mặt ngoài, ngưng tụ nhiều canxit hơn và tạo thành nhũ đá hình nón quen thuộc hơn. Cùng các giọt nước này rơi xuống từ đầu của nhũ đá ngưng tụ nhiều canxit hơn trên nền phía dưới, cuối cùng tạo thành thn trịn hay hình nón. Khơng giống như nhũ đá, các măng đá không bao giờ bắt đầu như là một "cọng rơm xô đa" rỗng. Khi có đủ thời gian, các dạng hình thành này có thể gặp nhau và hợp nhất để tạo thành các cột đá.
Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ - Hóa học 12
Đá hoa có nhiều loại: màu trắng tinh khiết, màu xanh vằn đen, vằn trắng, vằn đỏ… Vậy đá hoa có thành phần gì mà sao lại có nhiều màu như thế?
á hoa là loại vật liệu kiến trúc quý với nhiều màu như: màu trắng tinh khiết, xanh vằn đen, vằn trắng, vằn đỏ…. Đá hoa có thành phần chính là canxi cacbonat. Loại canxi cacbonat tinh khiết có màu trắng.
Canxi cacbonat khó tan trong nước, nên các cơng trình kiến trúc làm bằng đá hoa thường khá bền vững trước sự bào mòn của tự nhiên và thời gian. Canxi cacbonat dễ tan trong axit, nên khi canxi cacbonat gặp axit clohidric sẽ hòa tan để thoát ra các bóng khí cacbon dioxit, một lúc sau sẽ tan hết. Người ta thường dùng phương pháp này để thử đá hoa. Đá hoa trong thiên nhiên không phải canxi cacbonat tinh khiết mà có nhiều tạp chất khác nhau nên có màu sắc khác nhau. Đá hoa có nhiều loại khác nhau, màu sắc đa dạng: có loại màu hồng, có loại màu tím hoa đậu, có loại màu đen xám… Loại màu đỏ do có chứa muối coban, màu xanh do có chứa muối đồng, màu đen hoặc màu xám do có chứa sắt. Đá hoa có bề mặt mịn, đều. Nên người ta khơng chỉ dùng đá hoa trong cơng trình kiến trúc mà cịn dùng để chế tác nhiều đồ gia dụng như làm mặt bàn, trong điêu khắc và trang trí.
Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ - Hóa học 12
ari là một nguyên tố hóa học phổ biến được sử dụng để tạo ra chất tẩy trắng giấy, làm sáng tranh và một loại thuốc nhuộm màu để chặn các tia X và khiến các vấn đề thuộc hệ thống tiêu hóa trở nên dễ thấy hơn trên máy quét.
Ở thời Trung Cổ, bari được nhiều người biết đến vì một lý do khác. Những viên đá trơn nhẵn, tập trung nhiều ở Bologna, Italy, rất quen thuộc với các phù thủy và giả kim thuật bởi đặc tính phát sáng trong bóng tối sau khi tiếp xúc với một nguồn sáng trong thời gian ngắn.
Bari là một nguyên tố nhóm IIA, chu kì 6 trong bảng tuần hoàn, tên của Bari theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "nặng". Bari là một kim loại màu trắng, mềm có tính khử mạnh nên khơng bao giờ tìm thấy ngun tố bari trong tự nhiên. Trong cơng nghiệp, người ta điều chế bari bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Các hợp chất bari được sử dụng trong sản xuất pháo hoa trong màu xanh lá cây. Bari clorua hoặc điện phân nhơm giảm nóng chảy bari clorua, bari kim loại có thể thu được.
Nguồn: http://khoahoc.tv/sukien/cau-chuyen/65114_nhung-cau-chuyen-thu-vi-xoay- quanh-cac-nguyen-to-hoa-hoc.aspx
Bài 27: Nhôm và các hợp chất của nhơm – Hóa học 12
Trong dân gian có câu:
“ Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”
Ý nghĩa của câu ca dao trên nói về khả năng làm trong nước của phèn chua. Vậy tại sao phèn chua có thể làm trong nước?
hèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở da ̣ng tinh thể ngâ ̣m 24 phân tử nước nên có công thức hóa ho ̣c là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Phèn chua không đô ̣c, có vi ̣ chát chua, ít tan trong nước la ̣nh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng. Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+. Chính ion Al3+ này bi ̣ thủy phân theo phương trình:
Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+
Kết quả ta ̣o ra Al(OH)3 là chất kết tủa da ̣ng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các ha ̣t đất nhỏ lơ lửng trong nước đu ̣c thành ha ̣t đất to hơn, nă ̣ng và chìm xuống làm trong nước.
Phèn chua rất có ích cho viê ̣c xử lí nước đu ̣c ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giă ̣t. Vì cu ̣c phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn go ̣i là minh phàn (minh là trong trắng, phàn là phèn).
Hằng năm vào ngày tết nguyên đáng hay các ngày lễ trọng đại người dân cả nước được dịp thưởng thức những màn pháo hoa hết sức rực rỡ. Đã bao giờ bạn tự hỏi làm sao người ta có thể nhuộm màu cho pháo hoa chưa?
Màu sắc được thêm vào pháo hoa trong thời kỳ Phục hưng của Ý, khi thép và than đã được thêm vào để
tạo màu vàng và cam. Dần dần, những người làm pháo hoa đã thử nghiệm với các kim loại khác nhau, hấp thụ năng lượng từ các vụ nổ và phát ra các màu sắc khác nhau. Các hợp chất stronti cho ta màu đỏ, bari cho ta màu xanh lá cây và đồng thì cho màu xanh da trời. Sự kết hợp những điều này và các kim loại khác tạo ra vùng màu sắc mà bạn nhìn thấy trong những buổi trình diễn pháo hoa chuyên nghiệp.
Một số vụ án, hung thủ phi tang chứng cứ bằng cách lau dọn vết máu tại hiện trường gây án. Tuy nhiên bằng nghiệp vụ của mình, các chuyên viên điều tra vẫn có thể phát hiện ra vết máu đã bị xóa. VẬY HỌ ĐÃ LÀM ĐIỀU ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?
ác nhà khoa học và chuyên viên pháp chứng đã sử dụng phản ứng phát quang của luminol để phát hiện máu ở hiện trường. Luminol ( C8H7N3O2 ) là tinh thể màu rắn, màu trắng hơi vàng, tan trong dung môi hữu cơ nhưng không tan trong nước. Khi trộn với tác nhân oxy hóa thích hợp sẽ phát ra ánh sáng màu xanh.
ột hỗn hợp của luminol và dung dịch hydrogen peroxide được phun lên khu vực mà các chuyên viên pháp chứng nghi ngờ rằng có máu. Do H2O2 có tính oxi hóa mạnh nên khử sắt Fe3+ có trong hemoglobin của máu thành Fe2+. Lúc này Fe2+ đóng vai trị như chất xúc tác để tạo ra ánh sáng màu xanh, kéo dài khoảng 30
giây giúp phát hiện ra được vết máu ở hiện trường. Vì vậy chỉ cần lượng máu rất nhỏ là có thể có ngay kết quả. Điều này có nghĩa rằng máu có thể được phát hiện ngay cả khi khơng nhìn thấy được bằng mắt thường.
Sắt là nguyên tố rất thân thuô ̣c với cuô ̣c sống hằng ngày của chúng ta. Đâu đâu ta cũng có thể dễ dàng bắt gă ̣p các vâ ̣t du ̣ng được làm bằng sắt. Sắt thân thuô ̣c và hữu ích là thế nhưng ít ai biết được sắt cũng đóng vai trò cực kỳ quan tro ̣ng đối với sự sống của con người. Vâ ̣y sắt có vai trò gì đối với cơ thể người?
Sắt đóng góp trong tổng hợp hemoglobin (huyết sắt tố) – chất vâ ̣n chuyển oxi cho các tế bào trong cơ thể. Điều này thì ai cũng biết phải không? Bên ca ̣nh đó, sắt còn tham gia vào thành phần mô ̣t số men oxy hóa – khử trong các tế bào và có trong myoglobin – sắc tố hô hấp của cơ. Do đó, thiếu sắt sẽ gây ra tình tra ̣ng thiếu máu,
thiếu sắt và ảnh hưởng đến hoa ̣t đô ̣ng chuyển hóa của tế bào do thiếu hu ̣t các men chứa sắt. Ngược la ̣i, quá tải sắt cũng gây ra ứ đo ̣ng sắt ta ̣i các mô như tim, gan… dẫn đến rối loa ̣n trầm tro ̣ng chức năng của các cơ quan này.
VỚI CÁC CHỨC NĂNG NHƯ THẾ, VẬY SẮT ĐƯỢC HẤP THU VÀ VẬN CHUYỂN VÀO CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO? CHUYỂN VÀO CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?
Sắt được cơ thể hấp thu ̣ chủ yếu qua thức ăn (thực vâ ̣t, trứng, sữa) dưới da ̣ng ferrit (Fe3+). Sắt có thể dưới da ̣ng vô cơ hoă ̣c hữu cơ hay hydroxit hoă ̣c liên hợp với protein,…. Nó được bắt đầu hấp thu ta ̣i da ̣ dày nhưng chủ yếu diễn ra ta ̣i tá tràng. Trong da ̣ dày, axit clohydric khử Fe3+ thành Fe2+ để có thể có thể hấp thu hay pepsin tách sắt khỏi các hợp chất hữu cơ và chuyển thành da ̣ng gắn với các axit amin hoă ̣c đường.
Sắt được vận chuyển bởi transferrin. Transferrin là một protein có trọng lượng phân tử 80000. Transferrin được tổng hợp tại gan và có nửa đời sống khoảng 8-10 ngày. 1 phân tử transferrin có thể gắn với 2 phân tử sắt. Sau khi sắt tách ra transferrin tiếp tục gắn với những nguyên tử sắt mới. Bình thường có khoảng 1/3 transferrin bão hồ sắt. Transferrin chủ yếu lấy sắt từ các đại thực bào của hệ liên võng nội mô. Người ta thấy rằng các đại thực bào giải phóng sắt theo chu kỳ trong ngày với lượng sắt giải phóng cao nhất vào buổi sáng và thấp nhất vào buổi chiều. Các nguyên hồng cầu lấy sắt cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobin từ transferrin. Các nguyên hồng cầu rất giàu các receptor với transferrin. Ngồi ra một lượng ít sắt cũng được chuyển đến các tế bào khơng phải hồng cầu (ví dụ để tổng hợp các men chứa sắt).
SAU ĐÂY LÀ SƠ ĐỒ GIÚP CÁC EM CÓ CÁI NHÌN TỔNG QUÁT VỀ SỰ CHUYỂN HÓA VÀ VẬN CHUYỂN SẮT TRONG CƠ THỂ NGƯỜI: CHUYỂN HÓA VÀ VẬN CHUYỂN SẮT TRONG CƠ THỂ NGƯỜI:
VÀ