Sáng kiến kinh nghiệm năm 2010-2011, Gv: Nguyễn Văn Thắng, trường THPT Số 1 Bảo Thắng “Dạy học hóa học gắn với thực tế bộ môn nhằm tăng hứng thú

Một phần của tài liệu UngDungHoaHocTrongCuocSong (Trang 166 - 169)

Số 1 Bảo Thắng “Dạy học hóa học gắn với thực tế bộ môn nhằm tăng hứng thú cho học sinh”. 2. http://khoahoc.tv/doisong/yhoc/suc-khoe/56100_vi-sao-ruou-lam-chung-ta-say- xin.aspx 3. http://www.vast.ac.vn/ung-dung-va-trien-khai/ung-dung/911-nghien-cuu-tac- dung-cua-bang-nano-bac-len-qua-trinh-dieu-tri-vet-thuong-bong 4. http://khoahoc.tv/congnghemoi/cong-nghe-moi/66602_phat-hien-loai-thuy-tinh- sieu-cung-gan-bang-thep.aspx

Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc – Hóa học 12

ó rất nhiều người hiện nay vẫn tin vào một điều là bút chì được làm từ chì. Nếu khơng may, chúng ta nuốt phải ruột bút chì thì sẽ bị nhiễm độc chì khơng? Câu hỏi được đặt ra: bút chì có phải được làm từ chì?

Chính xác thì bút chì thường có lõi là CHẤT LIỆU THAN

CHÌ (graphite) và các hợp chất của nó, được phát minh vào năm 1795 bởi Nicholas-

Jacques Conte, là nhà khoa học phục vụ trong quân đội của Napoleon Boneparte. Ruột bút chì trong sản xuất cơng nghiệp thường được tạo ra bằng hỗn hợp than chì và đất sét mịn trộn với nước để tạo các sợi ruột chì dài. Các sợi ruột chì này được nhúng vào dầu hoặc sáp và đổ vào nửa phần vỏ bút có tạo rãnh. Sau đó, nửa phần vỏ bút cịn lại được gắn lên trên và ép lại. Sau đó, cây chì dài này được sơn lại và cắt ra thành từng đoạn bút chì để bán.

C

 Thật may mắn là hồn tồn khơng phải bút chì được làm từ chì nên có lỡ nuốt phải một mẫu chì thì bạn sẽ khơng phải lo về việc nhiễm độc chì. (Cho dù vậy điều này cũng không nên xảy ra).

Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc - Hóa học 12

Chì là thứ nguy hiểm. Trong thế kỷ thứ 15, những người phụ nữ đỏm dáng sử dụng bột chì màu trắng để làm đẹp cho nước da của mình. Chỉ sau vài năm, thứ thuốc độc đó đã hủy hoại làn da họ và cho kết quả là hiện tượng nhiễm độc máu. Chính vì các q bà ngày đó khơng biết tại sao làn da của mình tệ đến thế, nên họ lại sử dụng nhiều chì hơn nữa để che đậy chỗ hỏng hóc.

Nguồn: Tr.105, Hóa Học một vụ nổ ầm vang – Horrible Science – Chemical Chaos,

tái bản lần thứ hai.

Vào thời Trung Cổ ở châu Âu (thế kỷ 5 - 15), lớp oxit chì được sử dụng để tráng men gốm sứ. Nó rất hữu ích trong việc làm sạch những chiếc đĩa và khiến chúng trông đẹp hơn nên nhu cầu sử dụng kim loại độc này khá cao. Tuy nhiên, khi để thức ăn có muối hoặc tính axit trong đồ sứ tráng men, bề mặt lớp men sẽ phân hủy và làm rị rỉ chì, “IB Times dẫn lời Kaare Lund Rasmussen, nhà nghiên cứu tại

Các nhà khoa học phát hiện những người giàu có thời Trung Cổ bị nhiễm độc chì nhiều hơn so với những người nghèo. Tại sao lại có sự khác biệt này? Chì nguy hiểm như thế nào?

Đại học Nam Đan Mạch”. Từ đó, chúng ta có thể giải thích tại sao tuổi thọ của đa số người giàu có thời Trung Cổ thường không cao.

Khi tiếp xúc ở một mức độ nhất định, chì là chất độc đối với động vật cũng như con người. Nó gây tổn thương cho hệ thần kinh và gây ra rối loạn não, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể, gồm các bệnh về thần kinh, huyết học, dạ dày-đường ruột, tim mạch và thận.

Ngày nay, nhiễm độc chì có thể xảy ra ở bất cứ ai. Hàm lượng chì cao trong rất nhiều vật quanh ta như thực phẩm, giấy báo, son mơi, đồ chơi,…Chì có thể vượt q mức cho phép trong các loại thực phẩm nhất là gạo, thịt lợn, rau muống, tôm dảo, cam, quýt,… Và đặc biệt các nhà khoa học phát hiện ra hàm lượng chì vượt quá mức cho phép trong giấy báo, thế nhưng thói quen của chúng ta thường sử dụng giấy báo để gói thức ăn, điều này vơ tình làm chì có thể hấp thụ qua thức ăn.

Vậy hãy là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn thực phẩm cũng như vật dụng có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng cũng như hạn chế dùng giấy báo để gói thực phẩm.

THỰC TRẠNG :

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vừa phát hiện một cơ sở sử dụng khí đá để làm chín chuối và sử dụng thuốc trừ cỏ CO 2,4D hòa với nước để bảo quản chuối. Chất diệt cỏ thường có lẫn dioxin, cực độc với người tiêu dùng.

VẬY THUỐC TRỪ CỎ CÓ TÁC DỤNG GÌ MÀ CÁC CƠ SỞ LẠI SỬ DỤNG NÓ? CƠ SỞ LẠI SỬ DỤNG NÓ?

Theo một lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Dương thì “Trái cây sau khi được nhúng vào dung dịch CO 2,4D các vi sinh vật bám vào sẽ bị chết ngay nên giữ được vẻ tươi đẹp rất lâu. Đây là loại hóa chất độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng”

Tất cả các thuốc diệt cỏ đều có chung một tác dụng là ức chế hô hấp, gây rụng lá. Cũng do tác dụng ức chế hô hấp, chất diệt cỏ làm chậm lại q trình chín của hoa quả, giữ chúng tươi lâu.

BẢO QUẢN HOA QUẢ BẰNG CHẤT DIỆT CỎ RẤT NGUY HIỂM :

Tiến sĩ Nguyễn Bá Trinh, Viện Hoá học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định, bản thân các chất diệt cỏ như 2,4 D, diuron, 2,4,5-T cũng gây hại lên người, nhưng không mạnh lắm. Điều đáng nói là q trình sản xuất chúng đã tạo ra một lượng rất nhỏ sản phẩm phụ dioxin, có hoạt độc cực mạnh, khơng thể tinh chế sạch được. Theo đường máu hay mồ hôi, chất này đi vào cơ thể và kích thích cơ thể sản sinh ra chất tiếp nhận, giúp đưa dioxin vào trong tế bào. Khi đã vào đến tế bào, dioxin sẽ bị các men đặc biệt chuyển hoá thành một dạng chất thứ cấp có hoạt tính. Chúng tác động lên ADN và làm sai lệch nó, gây ra những dị thường về tính trạng như méo miệng, mù mắt, tật nguyền...

Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/tu-van-tieu-dung/dung- chat-diet-co-ngam-chuoi-nguy-hai-khon-luong-a117151.html

Một phần của tài liệu UngDungHoaHocTrongCuocSong (Trang 166 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)