Khái niệm và nội dung quản lý hoạt động dạy họcmơn Tốn tại trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán tại các trường tiểu học quận cầu giấy, hà nội (Trang 28 - 35)

- Phương pháp luyện tập thực hành:

1.3.2. Khái niệm và nội dung quản lý hoạt động dạy họcmơn Tốn tại trường tiểu học

tiểu học

1.3.2.1. Khái niệm quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường tiểu học

Từ việc phân tích các khái niệm cơng cụ như: hoạt động dạy học, hoạt động dạy học mơn Tốn, Trường tiểu học, Quản lý nghiên cứu này xác định khái niệm quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường tiểu học như sau:

Quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường tiểu học là một cách tiếp cận trong quản lý dạy học, trong đó chủ thể quản lý lấy các năng lực chung và năng lực đặc thù cần hình thành cho học sinh trong dạy học mơn Tốn làm chuẩn đầu ra để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra/đánh giá q trình dạy học mơn Toán của người dạy và người học, nhằm thực hiện mục tiêu dạy học mơn Tốn tại trường tiểu học.

1.3.2.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường tiểu học 1). Lập kế hoạch dạy học mơn Tốn tại trường tiểu học

Lập kế hoạch dạy học mơn Tốn ở các trường tiểu học là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý của chủ thể quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học. Đây là chức năng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và tồn tại cũng như chất lượng của dạy học môn Toán tại trường tiểu học. Do vậy, lập kế hoạch dạy

học mơn Tốn ở các trường tiểu học là q trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự thời gian tiến hành hoạt động dạy học dạy học mơn Tốn, chuẩn bị huy động các nguồn lực để triển khai hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường tiểu học một cách chủ động nhằm đạt được kết quả cao nhất theo mục tiêu của nhà trường đề ra.

Lập kế hoạch dạy học mơn Tốn ở các trường tiểu học gồm các giai đoạn sau: - Thiết lập các mục tiêu dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học;

- Nhận diện các nguồn lực thực hiện dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học; - Quyết định cách thức, phương pháp hoạt động cần tiến hành để đạt được mục tiêu dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học;

- Quyết định về tiêu chí, cách thức đánh giá kết quả đạt được của bản kế hoạch dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học.

Khi xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy mơn Tốn ở trường tiểu học cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Phân tích bối cảnh và nhận diện các vấn đề về hoạt động dạy học mơn Tốn đang diễn ra tại trường tiểu học.

Bước 2: Xác định các liên đới (tổ chức, cá nhân, bộ phận) tham gia dạy học và quản lý dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học.

Bước 3: Phân tích mơi trường (điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức) đối với dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học và quản lý hoạt động này.

Bước 4: Rút ra những vấn đề còn tồn đọng nhất, yếu nhất, xác định các vấn đề ưu tiên cần tập trung giải quyết trong kế hoạch dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học.

Bước 5: Xác định định hướng, mục đích trọng tâm, các mục tiêu cụ thể của kế hoạch dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học.

Bước 6: Xác định chiến lược hành động và hoạt động cụ thể cho dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học.

Bước 7: Theo dõi tiến trình của kế hoạch, dự kiến kết quả, dự kiến các phát sinh và phương án điều chỉnh. Có các chuẩn để đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học.

2). Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động dạy mơn Tốn ở trường tiểu học

* Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học

Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học là sắp xếp, phân phối nguồn nhân lực tham gia hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học một cách khoa học và hợp lý, đạt được mục tiêu quản lý. Để hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học được triển khai một cách hiệu quả, cần tổ chức một bộ máy quản lý nhằm tổ chức thực hiện chức năng quản lý và một cơ chế quản lý thích hợp.

Do vậy, mỗi trường tiểu học cần phải thành lập Ban chi đạo hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường tiểu học bao gồm : Ban lãnh đạo; Tổ trưởng tổ chuyên môn; giáo viên trong nhà trường. Trong đó, Hiệu trưởng nhà trường làm trưởng ban. Để thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động dạy học mơn tốn ở các trường tiểu học cần chú ý thực hiện tốt các nội dung sau:

Xây dựng được bộ máy quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường TH từ cấp lãnh đạo trường, các tổ chuyên môn, giáo viên.

Định hướng quản lý trong cơ chế mới là kết quả đầu ra: những phẩm chất và năng lực mà học sinh cần có sau mỗi bài, mỗi chương của mơn Tốn.

Kế hoạch quản lý trong cơ chế mới mang tính tương tác giữa các chủ thể: hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, học sinh.

Tổ chức điều hành trong cơ chế mới mang tính linh hoạt, chuyển đổi tùy thuộc vào: tình huống dạy học – thực tiễn đa dạng, vai trò của giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học mơn Tốn.

Vai trò của chủ thể quản lý trong cơ chế mới là không đưa ra các quyết định cũng như các chỉ đạo cụ thể đối với hoạt động dạy học mơn Tốn mà hướng dẫn, định hướng để giáo viên, học sinh tự quyết định phải làm gì? Làm như thế nào? Giáo viên và học sinh phải chịu trách nhiệm về những hoạt động dạy và học của mình, kết quả của hoạt động dạy và học mơn Tốn của mình.

Xác định được chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường tiểu học.

Xác định được mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong bộ máy tổ chức hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường tiểu học.

Xây dựng chương trình, nội dung tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường tiểu học.

Giám sát, đánh giá được hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường tiểu học dựa trên tiêu chí, kết quả cuối theo các tiêu chuẩn và tiêu chí định lượng, định tính.

* Tổ chức hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường tiểu học

Hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường tiểu học gồm có hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Vì thế, tổ chức hoạt động dạy mơn Tốn ở các trường tiểu học thực chất là tổ chức hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh trong sự thống nhất biện chứng, gắn bó mật thiết với nhau.

- Tổ chức hoạt động dạy của giáo viên:

+ Tổ chức thiết kế bài dạy mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học. Sao cho bài dạy của giáo viên phải giúp cho học sinh hình thành được các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung và đặc biệt là năng lực đặc thù của Toán học. Giáo viên, với mỗi bài giảng của mình phải thiết kế bài dạy sao cho phù hợp và đạt được mục tiêu này. Cụ thể như: Đối với giáo viên dạy mơn tốn học, cần thiết kế bài dạy sao cho học sinh có được năng lực nhận thức kiến thức toán học; tư duy toán học; vận dụng kiến thức, kỹ năng toán học.

+ Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn sao cho đáp ứng được mục tiêu dạy học mơn tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học.

+ Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng trong dạy học mơn tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

+ Tổ chức đổi mới hình thức tổ chức dạy học mơn tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

+ Tổ chức đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của học sinh theo định hướng phát triển năng lực.

- Tổ chức hoạt động học của học sinh:

+ Tổ chức đổi mới phương pháp học tập mơn Tốn của học sinh. + Tổ chức đổi mới hình thức học tập mơn Tốn của học sinh.

3). Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường tiểu học

Chỉ đạo hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học bao hàm việc định hướng và lôi cuốn tất cả các lực lượng tham gia vào dạy học mơn tốn tại nhà trường liên kết, liên hệ với nhau và khuyến khích, động viên tất cả mọi người hồn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt mục tiêu dạy học mơn Tốn.

Nội dung chính của chức năng chỉ đạo hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường tiểu học thể hiện ở chỗ chủ thể quản lý nhà trường tiểu học đưa ra chủ chương, đường lối, nguyên tắc hoạt động và vận hành các hoạt động của nhà trường. Chỉ đạo hoạt động dạy học mơn Tốn tại trường tiểu học bao gồm các nội dung sau:

* Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học

Hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường tiểu học có mục tiêu là nhằm giúp học sinh tiểu học hình thành và phát triển năng lực tốn học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép tốn và cơng thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngơn ngữ tốn học kết hợp với ngôn ngữ thơng thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các cơng cụ, phương tiện học tốn đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản. Có những kiến thức và kĩ năng tốn học cơ bản ban đầu, thiết yếu. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm,… góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội.

Muốn vậy, việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường tiểu học phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Thống nhất nhận thức hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học là một bộ phận thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tại trường tiểu học.

Chỉ đạo hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học phải gắn liền với mục tiêu, bám sát chuẩn đầu ra, phải nhằm hình thành và phát triển tốt nhất năng lực của học sinh.

Chỉ đạo hoạt động dạy học mơn tốn giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép tốn và cơng thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ tốn học kết hợp với ngơn ngữ thơng thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung tốn học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.

Chỉ đạo hoạt động dạy học mơn tốn tại trường tiểu học giúp học sinh có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:Số và phép tính; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.

Chỉ đạo hoạt động dạy học mơn tốn tại trường tiểu học giúp học sinh có nhữnghiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội.

* Chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy họcmơn tốn tại trường tiểu học

Để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy họcmơn tốn tại trường tiểu họccần chỉ đạo thực hiện tốt các khái cạnh sau:

Chỉ đạo các chủ thể dạy học mơn tốn tại trường tiểu học nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức dạy học.

Chỉ đạo thực hiện hoạt động mơn tốn tại trường tiểu học nhằm hình thành năng lực chung và năng lực đặc thù của mơn Tốn.

Chỉ đạo thực hiện hoạt độngmôn toán tại trường tiểu học thơng qua học nhóm, tự học, thảo luận ngoại khóa, tham quan, phù đạo, qua các hình thức học tập mang tính chất nghiên cứu khoa học, tự học.

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm theo mục tiêu hình thành năng lực chung và năng lực chuyên môn của học sinh khi học mơn Tốn tại trường tiểu học.

* Chỉ đạo thực hiện các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy học mơn tốn tại trường tiểu học

Chỉ đạo thực hiện các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy học mơn tốn tại trường tiểu học tập trung vào các nội dung sau:

Xây dựng hệ thống phòng học đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh học đường, có trang thiết bị âm thanh hỗ trợ hoạt động dạy học.

Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ hoạt động dạy học mơn tốn tại trường tiểu học.

Trang bị được hệ thống thông tin phục vụ hoạt động dạy học mơn tốn tại trường tiểu học.

Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật đáp ứng tốt hoạt động dạy học mơn tốn tại trường tiểu học.

4). Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học mơn tốn tại trường tiểu học

Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học mơn tốn tại trường tiểu học nhằm tìm ra những ưu điểm, thành tích và những hạn chế, khuyết điểm của các khâu quản lý để tổ chức hoạt động dạy học mơn tốn tại trường tiểu học, nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học mơn tốn tại trường tiểu họcđi đúng định hướng phát triển năng lực của học sinh.

Để thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học mơn tốn tại trường tiểu học cần chú ý các nội dung sau:

- Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học mơn tốn tại trường tiểu học. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá cần phải xác định rõ mục đích, yêu cầu kiểm tra (kiểm tra, đánh giá nhằm mục đích gì?); Nội dung kiểm tra, đánh giá gồm những vấn đề gì? Phương pháp kiểm tra, đánh giá (kiểm tra, đánh giá bằng cách nào); Lực lượng kiểm tra, đánh giá (ai kiểm tra, đánh giá).

- Phải nắm được mục đích của hoạt động dạy học mơn tốn tại trường tiểu học; - Xây dựng được các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng. Muốn kiểm tra, đánh giá được khách quan hoạt động dạy học mơn tốn tại trường tiểu học cần phải xây dựng được bộ tiêu chí cụ thể, tường minh có thể đo đếm được. Bộ tiêu chí này phải phản ánh được tất cả nội dung kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học môn toán tại trường tiểu học theo đúng quy định hiện hành.

- Lựa chọn được phương pháp, hình thức đánh giá phù hợp cho từng nội dung, hoạt động, đối tượng dạy học mơn tốn tại trường tiểu học. Muốn thực hiện tốt nội dung này cần tăng cường sử dụng các phương pháp như: quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động dạy học; đánh giá thực hành; thảo luận; tự đánh giá. Kết hợp chặt chẽ giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá cuối kỳ, cuối năm học.

- Chuẩn bị được lượng lượng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học mơn tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán tại các trường tiểu học quận cầu giấy, hà nội (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)