Việt Nam chưa có đạo luât riêng về hợp đồng mà chế định hợp đồng được quy định trong Bộ luật dân sự và một số luật chuyên ngành: Luật thương mại, Luật cạnh
5 Nghĩa vụ tiền hợp đồng trong tiếng Anh được gọi là Precontractual liability hoặc thuật ngữ Latin là culpa in contrahendo có nghĩa là “lỗi trong giao kết hợp đồng”. Theo cách hiểu thông thường nghĩa vụ tiền hợp đồng là nghĩa vụ mà một bên phải gánh chịu khi đơn phương phá vỡ thỏa thuận đàm phán với bên còn lại, vi phạm sự tín nhiệm lẫn nhau trong đàm phán hợp đồng.
6 Vũ Thị Ngọc Huyền và Trần Ngọc Phương Minh, Trách nhiệm trung thực, thiện chí trong giai đoạn tiền hợp đồng dưới góc độ luật học so sánh BLDS 2015 và CIGS, tại địa chỉ: https://lracuel.org/2018/03/08/cs-03- 12-2017-trach-nhiem-trung-thuc-thien-chi-trong-giai-doan-tien-hop-dong-duoi-goc-do-luat-hoc-so-sanh- blds-2015-va-cisg/amp/
tranh, Luật kinh doanh bảo hiểm…nhưng các quy định chuyên biệt này có phạm vi hẹp (chỉ điều chỉnh một số hợp đồng) và chưa thể hiện bất cập liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự luôn được coi là đạo luật gốc quy định các vấn đề chung nhất và cơ bản nhất về hợp đồng, là nền tảng cho pháp luật về hợp đồng được áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế, hợp đồng có mục đích kinh doanh hay hợp đồng nhằm đáp ứng các nhu cầu hàng ngày.
Dựa trên tình hình thực tế hiện nay, bản chất cũng như thực trạng pháp luật về hợp đồng của Việt Nam đã đến giai đoạn các nhà làm luật nên bắt đầu chú ý đến đến việc luật hóa chế định nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng. Chúng ta nên tiếp nhận các quan điểm về vấn đề này của các hệ thống pháp luật trên thế giới phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm pháp lý của hệ thống pháp luật Việt Nam, để xây dựng nền móng cho quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng, cụ thể là nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng thương mại. Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống luật dân sự (Civil law), chưa thực sự cởi mở với án lệ, nên việc có các quy định về nghĩa vụ tiền hợp đồng là việc hết sức cần thiết và mang tính thực tiễn cao, vừa đảm bảo sự công bằng của pháp luật, vừa tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
Ở những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên không bị ràng buộc bởi bất kỳ một thoả thuận nào liên quan đến quy trình việc ký kết hợp đồng. Quá trình đàm phán hợp đồng luôn được cho rằng là một quy trình thông thường, chủ yếu dựa trên tình hình thực tế và các quy tắc đạo đức được tạo ra trong hoạt động kinh doanh. Do đó, pháp luật ít khi can thiệp vào quy trình này và thường không áp đặt bắt kỳ nghĩa vụ bắt buộc nào đối với các bên, cũng như cách thức mà quy trình này được tiến hành. Việc pháp luật của các nước nói chung không có các quy định điều chỉnh trong giai đoạn tiền hợp đồng dựa trên các lập luận sau:
Thứ nhất, bất kỳ sự can thiệp nào của pháp luật ở giai đoạn này, khi mà các
bên chưa thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ hợp đồng nào hoặc chưa làm điều gì sai sẽ dẫn đến việc vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong ký kết hợp đồng, một nguyên tắc
quan trọng nhất của pháp luật hợp đồng.
Thứ hai, sự can thiệp vào quá trình đàm phán hợp đồng trước khi các bên
đồng ý bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ bắt buộc, hoặc trước khi các bên thực hiện các hành vi sai trái, sẽ khiến cho các bên cần phải cẩn thận hơn trước khi tham gia đàm phán và do đó sẽ tạo rào cản khiến cho số lượng các hợp đồng được ký kết bị suy giảm đáng kể.
Thứ ba, trừ khi rơi vào phạm vi điều chỉnh của các quy định chính thức, hành
vi của các bên nên được coi không có giá trị về mặt pháp lý.
Tuy nhiên, hiện nay xu hướng chung trong vấn đề xây dựng pháp luật hợp đồng của các nước trên thế giới là theo hướng tối đa hoá sự linh hoạt của các quy định pháp luật hợp đồng trong điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng. Pháp luật hợp đồng càng linh hoạt bao nhiêu thì các quy trình của hợp đồng càng diễn ra thuận lợi, dễ dàng bấy nhiêu. Pháp luật hợp đồng trở nên “thoải mái” hơn trong việc tạo ra các yêu cầu bắt buộc mà các đề nghị và chấp nhận đề nghị phải đáp ứng. Đồng thời, pháp luật hợp đồng cũng bắt đầu dành nhiều sự chú ý hơn đến hành vi của các bên trước khi đưa ra đề nghị và dần dần thừa nhận các quy trình hợp đồng mới thay thế cho các quy trình cũ.
Do đó, cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại và thị trường, ba quan điểm về pháp luật hợp đồng như trình bày ở trên dần trở nên không còn phù hợp với thực tiễn và dần mất đi tầm quan trọng của nó trong điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, cũng như tính thuyết phục của chúng. Một thực tế rõ ràng là sự thiếu các quy định của pháp luật điều chỉnh hành vi của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng có thể dẫn đến những kết quả không công bằng và không thực hiện được vai trò, bản chất xã hội của hợp đồng. Do đó, pháp luật hợp đồng phải thay đổi để đáp ứng được những yêu cầu xuất phát từ thực tế cần phải xem giai đoạn tiền hợp đồng là một phần không thể tách rời của toàn bộ quá trình “làm” hợp đồng và cần phải có các quy định cụ thể, rõ ràng điều chỉnh hành vi và quan hệ của các bên trong giai đoạn này. Hay nói cách khác, pháp luật hợp đồng hiện nay cần phải tìm được sự cân bằng giữa một mặt là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giai đoạn đàm
phán hợp đồng và mặt khác vẫn phải đảm bảo quyền tự do, tính tự nguyện của các bên, đồng thời không tạo ra các rào cản cho các bên muốn tiến hành thương lượng và đàm phán ký kết hợp đồng với nhau.