Pháp luật của nước Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại (Trang 49 - 51)

Pháp luật Anh là hệ thống pháp luật được áp dụng cho toàn xứ Anh và xứ Wales được xây dựng cơ sở của Thông luật.15Hệ thống pháp luật Anh được sử dụng trong hầu hết các quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung và Hoa Kỳ, ngoại trừ tiểu bang Louisiana (sử dụng hệ thống Dân luật). Nó được truyền bá sang các nước Khối thịnh vượng chung trong khi Đế quốc Anh bành trướng vào thế kỷ 19 và nó hình thành nên cơ sở của khoa học pháp lý của hầu hết các quốc gia chịu ảnh hưởng. Pháp luật Anh cũng tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ ở nước Mỹ trước khi cuộc Cách mạng Mỹ năm 1776, nó là một phần của luật pháp của Hoa Kỳ thông qua quy chế tiếp nhận, ngoại trừ ở Louisiana và cung cấp cơ sở nền tảng cho truyền thống pháp lý và chính sách ở Mỹ mặc dù nó không có thẩm quyền thay thế pháp luật.

15 Nước Anh theo quan điểm là không tồn tại nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng. Theo Beatson “nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật Common law là một người khi ký kết hợp đồng với người khác thì không chịu nghĩa vụ công bố thông tin đối với người khác.

Khác với Civil law, Pháp luật Anh không phân chia thành Luật công (Công pháp) và luật tư (Tư pháp) vì sự phân biệt này ít có ý nghĩa trong thời kì phong kiến ở Anh, giai đoạn đầu của sự phát triển Thông luật vì các quyền công và tư được xác định thông qua quyền lợi về tài sản, nhưng không có sự phân biệt giữa sở hữu tài sản và các sơ quan công theo kiểu Civil law. Mặt khác, theo quan điểm của người Anh thì vua là tối cao, tất cả đều phải phục tùng nhà vua không phân biệt công hay tư. Hệ thống tòa án trở thành nơi xem xét các hoạt động lập pháp, hành pháp, kể cả trong tranh chấp tư. Do vậy, pháp luật nước Anh không căn cứ vào văn bản luật, không có sự phân biệt hoàn toàn về quyền lực theo kiểu Civil law. Theo hệ thống Common Law, các bên trong giai đoạn đàm phán hợp đồng không có nghĩa vụ tuân theo nguyên tắc trung thực, thiện chí đối với bên còn lại. Do đó, họ được quyền tự do hoàn toàn trong việc rút khỏi thương lượng mà không phải chịu trách nhiệm đối với chi phí của các bên còn lại. Một ngoại lệ của sự tự do đàm phán này là thuyết promissory estoppel. Lý thuyết này bảo vệ bên đàm phán có niềm tin hợp lý về các bên sẽ đạt đến thỏa thuận cuối cùng. Vì vậy, Common Law không ghi nhận nghĩa vụ thiện chí, trung thực trong đàm phán hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng, do đó không tồn tại nghĩa vụ thông tin tiền hợp đồng trong hệ thống Common Law. Luật Anh Quốc: Không thừa nhận sự tồn tại của nguyên tắc thiện chí “good faith” trong quan hệ hợp đồng.16Mỗi bên đều có quyền theo đuổi các mục tiêu của riêng mình với điều kiện không đưa ra những lời tuyên bố sai. Trong khi đó, theo pháp luật của Anh, để áp dụng quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, một hệ thống đồ sộ các án lệ liên quan, với chức năng như là giá đỡ, là giải thích cho các thuật ngữ được quy định trừu tượng trong văn bản luật.

Việc xem xét khái niệm thiện chí và trung thực (hiểu theo nghĩa khách quan) thường là một trong những yếu tố bất đồng giữa các nước civil law và các nước common law. Tuy nhiên, không nên cho rằng các nước common law và đặc biệt là pháp luật Anh, vẫn còn khép kín đối với sự phát triển của Châu Âu hiện đại về ý tưởng của một “công lý hợp đồng”. Cũng tương tự, để thay thế nghĩa vụ thiện chí và

16 Nguyễn Minh Tuấn, Tập bài giảng Lịch sử Nhà nước và pháp luật Thế giới, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2007

trung thực nói riêng, án lệ và học thuyết đã sử dụng các cơ chế khác để đạt được thành công trong việc thúc đẩy một pháp luật hợp đồng đầy đủ về tính trung thực. Tính mềm dẻo của các học thuyết về thiện chí và trung thực có thể làm suy yếu các mục đích về tính rõ ràng và khả năng có thể dự kiến. Khái niệm thiện chí và trung thực có thể được chấp nhận, nhưng theo một cách cẩn trọng và không phải như một nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt trong lĩnh vực hợp đồng. Ngoài ra, việc đưa vào trong pháp luật Anh nguyên tắc thiện chí và trung thực được coi như một thách thức đối với các nguyên tắc tự do ý chí hợp đồng, nó hạn chế các bên giao kết hợp đồng trong việc theo đuổi lợi ích cá nhân. Đây có thể là lí do tại sao pháp luật Anh không thừa nhận khái niệm thiện chí trung thực để thay thế các cơ chế trước đó. Chúng ta có thể tìm thấy trong án lệ17 mà trong một bản án Director General of Fair Trading v. First national Bank plc đã nêu rằng: “thiện chí và trung thực không phải là một khái niệm giả tạo hoặc kỹ thuật, nhưng gợi nên một thực tế chân thực và cởi mở về thương mại, một mặt nó có nghĩa là các điều khoản phải được thể hiện một cách đầy đủ rõ ràng không có bất cứ trở ngại nào, với một tầm quan trọng thích đáng đối với những trường hợp có thể chứng minh là bất lợi cho người sử dụng, mặt khác, nó yêu cầu các nhà cung cấp, cho dù không cố ý hoặc vô thức, không được tận dụng lợi thế từ các yếu tố cho thấy vị trí yếu hơn của người tiêu dùng trong việc đàm phán.18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)