Sự chồng chéo giữa luật chung và luật chuyên ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại (Trang 75 - 79)

Trong thực tế, quá trình đi đến ký kết hợp đồng là khá phức tạp, không chỉ đơn giản bao gồm sự trao đổi một đề nghị và sự chấp thuận đề nghị đó. Có rất nhiều đề

42 Khoản 2 Điều 154 Bộ luật hàng hải.

nghị khác nhau được đưa ra bởi các bên của hợp đồng trong quá trình đàm phán và việc đưa ra những đề nghị chỉ thật sự kết thúc khi đi đến kết quả cuối cùng được chấp nhận bởi các bên. Để đi đến được sự thống nhất cuối cùng đó, các bên phải trải qua một giai đoạn rất dài, trong đó các bên trao đổi với nhau các ý kiến, thông điệp, các điều khoản cụ thể, từng bước từng bước một. Quá trình thương thảo lâu dài cùng với rất nhiều các đề các bên đưa ra như vậy, sẽ là rất khó để cho chúng ta xác định được thông điệp nào, đề nghị nào của các bên gửi cho nhau là có giá trị pháp lý bắt buộc đối với bên kia và bảo đảm quyền của bên còn lại và những thông điệp, đề nghị nào là không có giá trị pháp lý ràng buộc theo nó. Trong cả hai trường hợp trên, chúng ta có thể thấy, các bên tham gia giao kết hợp đồng rơi vào một quá trình mà trong đó không có đủ các quy định điều chỉnh quá trình này. Việc này là phổ biến trong hầu hết các hệ thống pháp luật. Mặt khác, việc không thể xác định được thông điệp nào được trao đổi giữa các bên được xem là một lời đề nghị hoặc chấp nhận đề nghị dẫn đến khó khăn trong xác định rằng thoả thuận đã được chấp nhận hay chưa cũng như các điều khoản của thoả thuận đấy là những điều khoản nào một khi thoả thuận coi như đã được chấp nhận. Vấn đề này có thể dẫn đến tranh chấp giữa các bên khi quy trình giao kết hợp đồng cũ được áp dụng, do khi tiến hành đàm phán các bên đạt được sự thống nhất với nhau về nhiều vấn đề, cũng như điều kiện của thoả thuận trong tương lai từng bước từng bước một chứ không phải ngay một lúc. Thậm chí, nhiều khi một vấn đề các bên phải quay đi quay lại đàm phán nhiều lần mới đạt được sự thống nhất cuối cùng.

Nếu hợp đồng cuối cùng được ký kết giữa các bên thì không có vấn đề gì nhưng nếu hợp đồng không được ký kết do bất kỳ lý do gì, đặc biệt nếu một trong các bên cho rằng việc hợp đồng không được ký kết là hoàn toàn do lỗi của bên còn lại, thì các vấn đề sẽ nảy sinh như: Các bên đã thực sự thiện chí trong quá trình đàm phán hay chưa và có hay không nghĩa vụ bắt buộc các bên phải thiện chí khi đàm phán; Một trong các bên có được bồi hoàn các khoản chi phí từ bên còn lại hay không trong trường hợp bên này đã bắt đầu tiến hành các bước nhất định theo hợp đồng hoặc đã thực hiện các điều khoản đã được thống nhất và được cho là một phần của hợp đồng; Bản chất pháp lý của những thoả thuận ban đầu được thực hiện bởi

các bên của quá trình đàm phán là gì và các thoả thuận ban đầu này có làm phát sinh các nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên hay không? Ba câu hỏi trên hiện nay vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng nếu chúng ta chỉ căn cứ vào các quy định pháp lý về hợp đồng trước đây mà chúng ta được biết. Vì vậy, việc phải có các quy định điều chỉnh quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng (giai đoạn tiền hợp đồng) theo hướng mới là hết sức cần thiết và là vấn đề cần giải quyết đối với mọi hệ thống pháp luật.

Một thực tế rõ ràng là sự thiếu các quy định của pháp luật điều chỉnh hành vi của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng có thể dẫn đến những kết quả không công bằng và không thực hiện được vai trò, bản chất xã hội của hợp đồng. Do đó, pháp luật hợp đồng phải thay đổi để đáp ứng được những yêu cầu xuất phát từ thực tế cần phải xem giai đoạn tiền hợp đồng là một phần không thể tách rời của toàn bộ quá trình “làm” hợp đồng và cần phải có các quy định cụ thể, rõ ràng điều chỉnh hành vi và quan hệ của các bên trong giai đoạn này. Hay nói cách khác, pháp luật hợp đồng hiện nay cần phải tìm được sự cân bằng giữa một mặt là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giai việc đàm phán hợp đồng và mặt khác vẫn phải đảm bảo quyền tự do, tính tự nguyện của các bên, đồng thời không tạo ra các rào cản cho các bên muốn tiến hành thương lượng và đàm phán ký kết hợp đồng với nhau.

Giới hạn về phạm vi các thông tin phải cung cấp cũng không được làm rõ trong Luật KDBH năm 2000, cũng như trong Luật KDBH sửa đổi năm 2010; hơn nữa, ngay chính trong các quy định của các văn bản này cũng mâu thuẫn với nhau. Điều 19 Luật KDBH năm 2000 yêu cầu bên mua bảo hiểm phải cung cấp mọi thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm. Trong khi đó, khoản 2, Điều 18 Luật KDBH năm 2000 quy định bên mua bảo hiểm phải kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Người mua bảo hiểm không biết được rằng lúc nào phải cung cấp mọi thông tin, lúc nào chỉ cần cung cấp các thông tin mà doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu.

Hiện nay cả ba quy định tại ba đạo luật trên đều giữ nguyên giá trị hiệu lực thi hành. Như vậy, ở nhiều quốc gia trên thế giới, cho dù có khác nhau về hệ thống pháp luật và những điều kiện cho những hoạt động bảo hiểm, nhưng vẫn có chung nội dung cơ bản của nguyên tắc thiện chí – nghĩa vụ cung cấp thông tin theo cách

gọi của Việt Nam. Còn ở Việt Nam, mặc dù chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất nhưng lại có đến ba loại nghĩa vụ cung cấp thông tin cùng tồn tại.

Hiện nay ngoại trừ quy định luật Kinh doanh bảo hiểm (Điều 19), các đạo luật liên quan đến pháp luật bảo hiểm khác đều không xác định nghĩa vụ cung cấp thông tin của người bảo hiểm. Bản thân nghĩa vụ cung cấp thông tin của người bảo hiểm theo quy định của Luật KDBH cũng chỉ dừng lại ở việc giải thích các điều khoản của hợp đồng hơn là một nghĩa vụ cung cấp cho người mua bảo hiểm các thông tin liên quan đến rủi ro mà người mua bảo hiểm không biết. Cho nên, có thể nói, không tồn tại nghĩa vụ cung cấp thông tin của người bảo hiểm theo cách hiểu đúng nghĩa về nó trong hệ thống pháp luật bảo hiểm hiện hành ở Việt Nam. Điều này đi ngược lại với vấn đề mà pháp luật các nước đều quan tâm, giải quyết: Tự do ý chí, nguyên tắc bình đẳng và mục đích bảo vệ lợi ích cho người mua bảo hiểm. Điều 18.2.b Luật KDBH và Điều 577.1 BLDS quy định “theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ các thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ các thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết”. Quy định này xác định nghĩa vụ của người mua bảo hiểm chỉ là việc trả lời các thông tin mà người bảo hiểm yêu cầu. Thế nhưng không phải bao giờ thông tin được yêu cầu cũng bao gồm tất cả thông tin giúp đánh giá đúng đắn rủi ro. Trong trường hợp người mua bảo hiểm nắm giữ các thông tin quan trọng nhưng không được yêu cầu cung cấp thông tin này và từ đó quyết định không chia sẻ thông tin với người bảo hiểm thì rõ ràng, người mua bảo hiểm vẫn thực hiện đúng với yêu cầu của nghĩa vụ cung cấp thông tin theo Điều 18.2.b Luật KDBH và Điều 577.1 BLDS. Trong khi đó, việc không chia sẻ thông tin của người mua bảo hiểm như vậy đã xâm phạm tự do ý chí cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của người bảo hiểm. Như thế, quy định của hai điều luật đang dẫn đã không hề có giá trị bảo đảm nguyên tắc tự do ý chí cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của người bảo hiểm. Tương tự, hiện nay, các quy định tại Luật KDBH (Điều 19.2) và BLDS (Điều 577.2) chỉ cung cấp một biện pháp pháp lý để người bảo hiểm đối phó lại với những vi phạm nghĩa vụ của người mua bảo hiểm trong trường hợp duy nhất khi người mua bảo hiểm “cố ý cung cấp thông tin sai sự thật…”Điều này đồng nghĩa với việc, nếu người mua bảo hiểm cố ý

im lặng không cung cấp một thông tin quan trọng nào đó thì người bảo hiểm sẽ không có một biện pháp pháp lý nào để đối phó lại. Trong khi đó, trước và do sự im lặng của người mua bảo hiểm, người bảo hiểm hoàn toàn có thể bị nhầm lẫn, lệch lạc trong việc đánh giá rủi ro dẫn tới bị thiệt hại lợi ích. Rõ ràng, quy định của BLDS và Luật KDBH về hậu quả pháp lý của “hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin” đã không quan tâm tới việc bảo vệ cho thích đáng và đầy đủ các trường hợp khi quyền lợi của người bảo hiểm bị xâm hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)