thương mại
Nội dung cơ bản của nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng thương mại là tập hợp các nguyên tắc quy định về nghĩa vụ của các bên khi giao kết hợp đồng, để hợp đồng được ký kết đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Có thể thấy, vấn đề trách nhiệm cung cấp thông tin của người tham gia hợp đồng thương mại được đặt ra trên nguyên tắc trung thực tuyệt đối (một trong những nguyên tắc cơ bản). Để mọi hoạt động kinh doanh trên thương trường được thực hiện một cách có hiệu quả, các tổ chức, cá nhân (những chủ thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và những chủ thể sử dụng những hàng hóa, dịch vụ có được từ từ hoạt động sản xuất kinh doanh) đều phải thiết lập mối quan hệ trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Trong thực tế, pháp luật về hợp đồng của tât cả các quốc gia trên thế giới đều diễn đạt tinh thần này, có nghĩa là bất kỳ hành vi gian lận hay âm mưu lừa đảo đều bị coi là vi phạm pháp luật.
- Nguyên tắc trung thực và ngay thẳng chi phối rất nhiều các quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng nói chung và quan hệ hợp đồng thương mại nói riêng, đặc biệt là giai đoạn tiền hợp đồng. Đây là nguyên tắc mang tính quán triệt áp dụng cho
mọi quan hệ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế và dân sự. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc trưng của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác nhau mà pháp luật trong lĩnh vực đó cũng có những quy định mang tính đặc thù. Chẳng hạn như trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung, doanh nghiệp bảo hiểm không bán sản phẩm hữu hình mà bán sản phẩm vô hình, sản phẩm có thể hình thành hoặc không hình thành trong tương lai. Tại thời điểm bán bảo hiểm, “sản phẩm” bảo hiểm là chưa có. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, pháp luật kinh doanh bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc trung thực, tuyệt đối và phải có những quy định phù hợp với đặc thù của hoạt động kinh doanh này. Để tuân thủ nguyên tắc trung thực tuyệt đối, người mua bảo hiểm phải có trách nhiệm khai báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết về mọi yếu tố liên quan đến đối tượng bảo hiểm. Do đó, cung cấp thông tin là một trong những nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm. Tính chính xác của những thông tin đưa ra là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tính hiệu lực của hợp đồng. Nếu trong hợp đồng mua bán thông thường, nguyên tắc thông báo trước (về hàng hóa đươc đem ra bán) luôn luôn được áp dụng đối với bên bán, và hai bên mua, bán đều biết được (bằng mắt thường) về đối tượng của quan hệ mua bán, thì trong hợp đồng bảo hiểm cả bên mua và bên bán đều không thấy được bằng mắt thường sản phẩm mà mình mua, bán tại thời điểm giao kết hợp đồng. Đặc biệt, trong quan hệ mua bán này, chỉ có một bên (bên yêu cầu bảo hiểm – bên mua bảo hiểm) biết rõ các đặc điểm có thể liên quan đến rủi ro đối với tài sản mà mình yêu cầu bảo hiểm, còn bên kia (người bảo hiểm – doanh nghiệp bảo hiểm) thường không biết được những điều đó. Doanh nghiệp bảo hiểm gần như phụ thuộc hoàn toàn vào những thông tin do người mua bảo hiểm cung cấp để xét đoán mức độ rủi ro và quyết định thái độ của mình trong việc có chấp nhận bảo hiểm hay không. Do hoạt động kinh donh bảo hiểm có đặc điểm các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải là các chủ thể có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định trong lĩnh vực bảo hiểm nên sự am hiểu của họ trong lĩnh vực này tốt hơn bên mua bảo hiểm. Vì vậy, họ cũng phải có nghĩa vụ cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến dịch vụ bảo hiểm mà họ cung ứng. Để quán triệt đặc trưng này của bảo hiểm pháp luật bảo hiểm Việt Nam đã cụ
thể hóa nguyên tắc này tại Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm.
- Nguyên tắc tự do hợp đồng có nguồn gốc từ thuyết tự do ý chí trong giao kết hợp đồng. Đây “chắc chắn là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng” và đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế. Trong pháp luật của các quốc gia, tự do hợp đồng cũng chính là một trong những nguyên tắc quan trọng. Trong giao kết hợp đồng thương mại, tự do, bình đẳng, tự nguyện giao kết hợp đồng là nguyên tắc cơ bản và quan trọng. Theo đó, khi thiết lập hợp đồng thương mại thì các chủ thể đều tự do về mặt ý chí, không có chủ thể nào có quyền áp đặt ý chí để bắt buộc hay ngăn cản chủ thể khác giao kết hợp đồng.
Hiện nay, pháp luật hợp đồng ở Việt Nam (Điều 395 BLDS) 14 đã thừa nhận và khẳng định nguyên tắc tự do ý chí và nguyên tắc bình đẳng như là hai nguyên tắc cơ bản và không thể xâm phạm trong quá trình hình thành hợp đồng. Yêu cầu của hai nguyên tắc này về cơ bản tương tự với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đối với nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng thương mại thì nguyên tắc thiện chí, trung thực lại là nguyên tắc quan trọng nhất, xuyên suốt trong toàn bộ giai đoạn đầu của quá trình giao kết hợp đồng.
Nguyên tắc trung thực, thiện chí là nền tảng của mọi giao dịch dân sự, cụ thể hơn là trong giai đoạn đầu của giao kết hợp đồng thương mại. Bởi lẽ một giao dịch thương mại dù đơn giản hay phức tạp, mức độ dù lớn hay nhỏ thì khi thực hiện các quyền và thi hành các nghĩa vụ, sự trung thực, thiện chí luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Trung thực, thiện chí là thực hiện hành vi với ý định tốt một cách ngay thẳng, chính trực, nên cũng có tài liệu ghi nhận nguyên tắc này dưới tên là “nguyên tắc thẳng thắn và ngay tình”. Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau; không ai được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc,
14 Điều 395 BLDS 2015: “Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất: Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị ”
giới tính hay tôn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, ý chí tự nguyện của các bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Chính vì vậy, pháp luật không thừa nhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay chưa, trong một số trường hợp lại là một công việc hoàn toàn không đơn giản và khá phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.
Như chúng ta đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ thể. Chính vì vậy, sự thống nhất ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp đồng mà chủ thể này đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợp đồng đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện hay chưa. Hay nói cách khác, việc giao kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng.
Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe doạ đều không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết và do đó bị vô hiệu.
Tiểu kết Chương 1: Trong giao kết hợp đồng thương mại, nghĩa vụ cung cấp thông tin giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Chính nhờ vào các thông tin được cung cấp mà các bên có thể đánh giá, dự đoán được các rủi ro có thể xảy ra, giúp các bên hạn chế tối đa nhất thiệt hại xảy ra đối với mình, đồng thời nó bảo vệ sự công bằng và lợi ích chính đáng của các bên tham gia hợp đồng.
CHƯƠNG 2. NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP