Pháp là một nước có pháp luật thuộc hệ thống Civil law. Đây là hệ thống pháp luật lớn nhất thế giới, được xây dựng trên nền tảng di sản của Luật La Mã (ius civile), phát triển ở các nước Pháp, Đức và một số nước lục địa Châu Âu19. Trong đó pháp luật của Pháp, Đức là quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn tới pháp luật của các nước khác trong hệ thống pháp luật này. Hệ thống pháp luật của các nước này nhìn chung đều chịu ảnh hưởng của Luật La Mã, luật vật chất được coi trọng
17 Lê Hồng Hải, Tìm hiểu về một số pháp luật hiện nay trên thế giới, tại địa chỉ: http://www2.hvcsnd.edu.vn/vn/Home/PrintArticle.aspx?print=true&zone=84&ArticleID=4245
18 Lê Nguyễn Gia Thiện, Những nguyên tắc cơ bản của các Bộ luật dân sự trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, tại địa chỉ https://wikiluat.com/2017/11/03/nhung-nguyen-tac-co-ban-cua-cac-bo-luat-dan-su-tren- the-gioi-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam/, truy cập ngày 03/10/2018
19 Nguyễn Anh Tuấn, Hai hệ thống pháp luật Commont Law và Civil Law năm 2016, tại địa chỉ http://viennccspt.hcma1.vn/nghien-cuu-hoc-thuat/hai-he-thong-phap-luat-common-law-va-civil-law-tac-gia:- nguyen-minh-tuan-a393.html
hơn luật thủ tục, luật tư là lĩnh vực pháp luật được chú trọng hơn cả. Họ pháp luật này coi trọng văn bản quy phạm pháp luật và đã thoát ly khỏi tôn giáo, luân lý, đề cao tự do cá nhân. Ngày nay, phạm vi ảnh hưởng của hệ thống Civil Law tương đối rộng bao gồm các nước Châu Âu lục địa (Pháp, Đức, Italia…), Quebec (Canada), Louisiana (Mỹ), Nhật Bản và một số nước Châu Mỹ Latinh (Brazin, Vênêduêla…).
Trong tư pháp quốc tế Pháp, bản án Lizardi đã quy định rằng một người Pháp giao kết hợp đồng tại nước Pháp với một người nước ngoài mà người này “không bắt buộc phải biết pháp luật của các quốc gia khác nhau, đặc biệt là khi các quy định này liên quan đến thực hiện bởi người nước ngoài trong phạm vi năng lực dân sự của họ; do đó hợp đồng có đầy đủ hiệu lực khi mà người Pháp đã giao kết không có khinh suất, thận trọng và với tinh thần thiện chí”. Do vậy, niềm tin nhận thức và lỗi có thể dung thứ được coi như “một nguồn đem lại giá trị cho một số tình huống pháp lý mà không tuân theo cách áp dụng thông thường các quy phạm xung đột pháp luật”20. Thiện chí và trung thực do đó giữ một vai trò đặc biệt trong việc đơn giản hóa các mối quan hệ pháp luật: nếu không có giải pháp này, “các thương nhân sẽ sẽ phải tìm hiểu quốc tịch của tất cả các đối tác giao kết hợp đồng với họ và đối với những bên giao kết được xác nhận là nước ngoài, phải tìm hiểu về nội dung pháp luật quốc gia đó”.
Điều 11 của Công ước Rôm ngày 19/6/1980 về xác định luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng “áp dụng giải pháp này bằng cách song phương hóa nó”21 Điều khoản này quy định: “Trong một hợp đồng ký kết giữa các chủ thể của cùng một quốc gia, một cá nhân có năng lực pháp luật theo pháp luật của nước đó chỉ được viện dẫn việc không có năng lực pháp luật theo luật pháp khác khi, vào thời điểm giao kết hợp đồng, bên giao kết đã biết việc không có năng lực pháp luật, hoặc không biết điều này do sơ suất từ phía họ”. Sự hợp thức hóa một hành động, bằng việc loại trừ áp dụng luật pháp quốc gia hủy bỏ hành động vì lý do thiếu năng lực pháp luật, mang lại lợi ích không chỉ đối với bên giao kết người Pháp, mà còn đối
20 Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, Phạm vi áp dụng của Công ước CISG cho Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế năm 2018, tại dịa chỉ: http: //tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/pham-vi-ap-dung-cua-cong-uoc-cisg- cho-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te, truy cập ngày 08/11/2018.
12. P.MAYER, V.HEUZE, Droit international prive’ – Tư pháp quốc tế, sđd, n0 525.
với bên giao kết người nước ngoài, bất kể hợp đồng được ký kết tại quốc gia nào, miễn là hai bên giao kết ở đó. Dường như bên giao kết hợp đồng, nếu muốn thể hiện việc không có năng lực pháp luật của mình có bổn phận chứng minh rằng tại thời điểm giao kết hợp đồng, bên kia đã biết việc không co năng lực pháp luật của bên này, hoặc không biết điều này do sơ suất từ phía họ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự viện dẫn đến “thiện chí và trung thực” trong giả định này hoàn toàn xuất phát từ học thuyết: nó không xuất hiện trong các quy định của Công ước. Đáng lưu ý, theo pháp luật của Pháp, đối với một số hợp đồng chuyên biệt, bên có nghĩa vụ cung cấp thông tin còn phải tìm kiếm thông tin mà người thực hiện công việc kinh doanh thông thường của mình biết và phải biết để cung cấp cho đối tác của mình. Như vậy, nghĩa vụ cung cấp thông tin không chỉ giới hạn ở cung cấp thông tin đã có, mà còn phải tìm kiếm thông tin cần thiết khác để cung cấp cho đối tác.
Tuy nhiên, ở các nước theo hệ thống pháp luật Civil law, có hai luồng quan điểm khác nhau về cơ sở pháp lý cho việc quy trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin. Thứ nhất, theo pháp luật của Pháp, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin được xác định theo trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bởi vì, giữa hai bên chưa hình thành hợp đồng, nên việc xác định trách nhiệm trong giai đoạn tiền hợp đồng phải dựa trên các nguyên tắc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thứ hai, theo pháp luật của Đức, dựa trên nguyên tắc culpa in contrahendo, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin là trách nhiệm theo hợp đồng. Theo nguyên tắc này, một bên không có quyền tạo ra niềm tin về một hợp đồng sẽ được hình thành, nếu như bản thân họ không mong muốn như vậy22. Bên có lỗi trong việc đàm phán phải chịu trách nhiệm bồi thường do việc hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu hoặc làm cho hợp đồng không được thực hiện. Các bên tham gia đàm phán có nghĩa vụ đàm phán với tinh thần trung thực và thiện chí.
Đi cụ thể vào nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng thương mại tại một số hợp đồng cụ thể, ta thấy rằng: theo quy định của pháp luật Pháp về vấn đề nhà ở
22 F. Kessler and E. Fine, “Culpa in contrahendo, bargain in good faith and freedom of contract: a comparative study”, (1964) 77 Harv.L.Rev. 401
hình thành trong tương lai, nếu hợp đồng mua bán quy định rõ kích thước, diện tích bất động sản đem bán thì bên bán phải giao bất động sản đúng với số liệu nêu trong hợp đồng, nếu bên mua yêu cầu. Nếu bên bán không thể giao đúng kích thước và diện tích quy định hoặc nếu bên mua không yêu cầu giao đúng số liệu này và chấp nhận hiện trạng bất động sản được giao thì bên bán phải giảm giá tương ứng với tỷ lệ thiếu hụt. Nếu kích thước và diện tích bất động sản lớn hơn số liệu đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên mua có thể lựa chọn giữa việc trả thêm tiền hoặc rút khỏi hợp đồng nếu phần phụ trội bằng hoặc lớn hơn 1/20 số liệu đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên mua rút khỏi hợp đồng thì bên bán phải hoàn lại cho bên mua tiền bán vật nếu đã nhận và mọi chi phí liên quan đến hợp đồng. Như vậy, BLDS Pháp cho phép bên bán được hưởng ngoại lệ về trách nhiệm nếu kích thước và diện tích bất động sản tăng lên nhưng phần phụ trội nhỏ hơn 1/20 số liệu đã thỏa thuận. Thiết nghĩ, trong các lĩnh vực kinh doanh hàm chứa nhiều rủi ro như kinh doanh bất động sản, pháp luật cũng nên xem xét vấn đề trách nhiệm của bên bán khi có sự thay đổi do hoàn cảnh một cách hợp lý để có cơ chế đảm bảo thực hiện hợp đồng công bằng, hiệu quả. Bởi khi mở rộng quy định cũng là một cách để các bên khi giao kết hợp đồng vẫn đảm bảo được các quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo việc thực hiện hợp đồng được dựa trên nguyên tắc thiện chí, trung thực.