Quy định trong một số lĩnh vực thương mại cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại (Trang 66 - 75)

a. Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa

29 Khoản 1 Điều 387 BLDS 2015

30 Khoản 2 Điều 387 BLDS 2015

Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận. Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, Luật được áp dụng là Luật thương mại 2005. Nếu Luật thương mại 2005 không điều chỉnh thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự 2015. Đồng thời liên quan đến nghĩa vụ cung cấp thông tin trong lĩnh vực mua bán hàng hóa ta cần phải quan tâm đến Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa. Khi hai bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, ngoài thông tin bên bán phải cung cấp cho bên mua về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng31, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa còn quy định rõ về nghĩa vụ của người sản xuất: “Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng”32. Như vậy ta thấy rằng, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã bổ sung và quy định rõ hơn cho Luật thương mại và BLDS về thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại. Ngoài nghĩa vụ bên bán phải cung cấp thông tin cho bên mua, người sản xuất còn phải có nghĩa vụ cung cấp các thông tin về sản phẩm trên nhãn hàng hóa bao bì. Như vậy, các thông tin công khai của nhà sản xuất sẽ giúp cho bên mua sản phẩm tiếp nhận được các thông tin cần thiết ngoài thông tin mà bên bán cung cấp cho mình. Tuy nhiên thông tin trung thực được quy định trong điều luật này cũng khiến cho tác giả phải suy nghĩ. Liệu thông tin mà người sản xuất cung cấp được đánh giá về độ trung thực theo tiêu chí nào, căn cứ vào đâu để người mua có thể đánh giá được độ trung thực đó. Điều 12 của Luật này cũng quy định về nghĩa vụ của người nhập khẩu, trong đó cũng nêu rõ nghĩa vụ cung cấp thông tin của người nhập khẩu “Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành hàng hóa cho người bán hàng, người sử dụng” 33. Tại Điều 16 của Luật cũng quy định về nghĩa vụ của người bán hàng: “Thông tin trung thực về chất

31 Điều 443 BLDS 2015

32 Khoản 2, 3, 6 Điều 10 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa

26 Khoản 3, 7 Điểu 12 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa

lượng sản phẩm, hàng hóa; cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa cho người mua; Cung cấp tài liệu, thông tin về hàng hoá bị kiểm tra cho kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hoá và cách phòng ngừa cho người mua khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu; Kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. Từ việc phân tích các quy định của pháp luật về hàng hóa không đảm bảo chất lượng và hàng hóa có khuyết tật ở các mục trên. Tác giả nhận thấy, các nhà làm luật đang muốn hướng đến một ý nghĩa chung là dù không đảm bảo chất lượng hay hàng hóa có khuyết tật thì đều có kết quả là hàng hóa không đúng như cam kết, lợi ích hoặc những giá trị khác như các bên đã thỏa thuận mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, đã là luật pháp thì không thể quy định chung chung dẫn đến mỗi người có một cách hiểu khác nhau, mỗi người sử dụng một khái niệm khác nhau, thể hiện sự không thống nhất trong cách làm luật dẫn đến sự bất cập trong thực tiễn.

b. Trong lĩnh vực bảo hiểm:

ơ

Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 có quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin: “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp”34. Như vậy doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; còn bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Ở quy định này, nghĩa vụ

34 Điều 19, khoản 1 Luật kinh doanh bảo hiểm

giữa các bên đã được nêu ra những chưa thực sự rõ ràng, cụ thể. Khái niệm về thông tin “đầy đủ” không được làm rõ, người mua bảo hiểm không thể biết được họ đã cung cấp thông tin về đối tượng bảo hiểm hay chưa, còn các công ty bảo kiểm thì băn khoăn liệu họ đã giải thích đầy đủ cho bêm mua bảo hiểm hay chưa? Giới hạn về phạm vi thông tin phải cung áp cũng không được làm rõ trong Luật KDBH năm 2000, cũng như trong Luật KDBH sửa đổi năm 2010; hơn nữa, ngày chính trong quy định của các văn bản này cũng mâu thuẫn với nhau. Điều 19 Luật KDBH năm 2000 yêu cầu bên mua bảo hiểm phải cung cấp mọi thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm. Trong khi đó, khoản 2 Điều 18 Luật KDBH năm 2000 quy định bên mua bảo hiểm phải kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Người mua bảo hiểm không biết được rằng lúc nào phải cung cấp mọi thông tin, lúc nào chỉ cần cung cấp các thông tin mà doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu35. Đi sâu vào bản án cụ thể, để thấy rõ hơn nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng, qua đó giúp cho các bên khi tham gia hợp đồng nắm rõ quy định, quyền lợi, tránh gây thiệt hại và rủi ro cho các bên.

Tại bản án số 61/2015/DS – PT ngày 15/01/201536 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã cho rằng ông Trịnh Văn Côn đã khai không trung thực đối với câu hỏi số 5 Hợp đồng bảo hiểm ngày 29/12/2011 và phía cuối trang này có chữ ký xác nhận của ông Côn, nên có cơ sở xác định không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn yêu cầu BĐ_Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ ABC Việt Nam phải chi trả quyền lợi bảo hiểm cho hợp đồng ngày 29/12/2011 số tiền 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng).

Đối với yêu cầu của bị đơn BĐ_Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ ABC Việt Nam đề nghị bác yêu cầu của nguyên đơn đòi số tiền bảo hiểm 200.000.000 (Hai trăm triệu) đồng phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm ngày 28/10/2011, Hội đồng

35 Nguyễn Bình Minh & Hà Công Anh Bảo, Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng – PL Việt Nam và một số nước trên thế giới năm 2017, tại địa chỉ: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2017/08/17/nghia-vu-

cung-cap-thng-tin-trong-giai-doan-tien-hop-dong-php-luat-viet-nam-v-mot-so-nuoc-trn-the-gioi/, truy cập

ngày 19/9/2018

36 Bản án dân sự phúc thẩm số 61/2015/DS – PT ngày 15/01/201536 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, xem bản án số 01 phụ lục 2.

xét xử nhận thấy nên không có cơ sở xác định ông Côn đã khai như trên. Từ đó không có cơ sở xác định ông Côn đã khai không trung thực để không chi trả quyền lợi bảo hiểm.

Như vậy, qua trường hợp bản án trên chúng ta thấy được rằng, thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng rất quan trọng và có giá trị quyết định đến toàn bộ hợp đồng. Đối với ông Côn, trong quá trình ký kết hợp đồng bảo hiểm ngày 29/12/2011 do ông đã khai không trung thực, thông tin cung cấp không chính xác, nên dẫn đến việc yêu cầu thanh toán bảo hiểm của vợ ông là không có cơ sở và không được chấp nhận. Còn đối với hợp đồng bảo hiểm ngày 28/10/2011, do quá trình cung cấp thông tin cho bên bảo hiểm, không có chữ ký xác nhận của ông, nên không thể hiện việc ông khai không trung thực, để bảo hiểm từ chối chi trả cho ông, vì vậy ông vẫn được bên bảo hiểm thanh toán hợp đồng trên. Qua bản án trên ta thấy rằng, đối với hợp đồng bảo hiểm, nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng là rất quan trọng. Nó quyết định đến việc hợp đồng có được ký kết giữa các bên hay không? Và hậu quả pháp lý xảy ra khi hợp đồng được ký kết. Nếu ngay từ ban đầu, khi ông Côn mua bảo hiểm, thông tin ông cung cấp trung thực về trường hợp sức khỏe của ông, thì bên bảo hiểm sẽ không ký hai hợp đồng đối với ông. Việc ông được chấp nhận hợp đồng ngày 28/10/2011 cũng là do một phần sơ suất của công ty bảo hiểm, trong quá trình ký hợp đồng đã không chú ý đến chi tiết ký vào trang của từng hợp đồng. Vì vậy, mặc dù công ty bảo hiểm cho rằng ông Côn khi ký hợp đồng cung cấp thông tin không trung thực để không chi trả bảo hiểm, nhưng theo quy định của pháp luật tòa án vẫn tuyên công ty bảo hiểm phải thanh toán hợp đồng bảo hiểm cho bà Hằng (vợ ông Côn) là hợp lý.

Qua trường hợp bản án trên ta thấy rằng, vị thế kẻ mạnh của người mua bảo hiểm là điều kiện thuận lợi dẫn các bên tới những hiểu biết không đồng đều về một yếu tố cũng không lấy làm gì rõ ràng – yếu tố rủi ro. Rủi ro là điểm nút của quan hệ bảo hiểm, cho nên, những hiểu biết khác nhau về rủi ro tiếp đến tự nó ngăn cản thống nhất ý chí của các bên. Đối với hợp đống bảo hiểm, khi xuất hiện quan hệ bảo hiểm đồng nghĩa với việc xuất hiện rủi ro. Do vậy, nếu hiểu biết về rủi ro của các bên không được hiểu trong sự thống nhất, thì đồng nghĩa với việc không có sự

thống nhất ý chí của các bên. Trong khi đó, nguyên tắc tự do ý chí – nguyên tắc pháp lý cơ bản nhất chi phối mọi loại hình quan hệ hợp đồng bao gồm cả quan hệ bảo hiểm – lại đòi hỏi hợp đồng phải là sự thống nhất ý chí thật của các bên tham gia. Như vậy, giữa tồn tại đặc thù của quan hệ bảo hiểm và nguyên tắc tự do ý chí nảy sinh mâu thuẫn hoàn toàn trái ngược. Một bên mà xu thế, hệ quả hiển hiện của nó phủ định yêu cầu của bên kia. Nhận thức về mâu thuẫn này, luật pháp của các nước, nhằm đảm bảo sự tồn tại và vận hành thông suốt của nguyên tắc tự do ý chí, đã đưa ra giải pháp là phải lập lại trật tự nắm giữ dòng thông tin nhằm kéo vị thế của các bên trong quan hệ bảo hiểm tới vị trí cân bằng hơn. Đây chính là cơ sở cho việc áp đặt, hình thành một nghĩa vụ mà theo đó bên mua bảo hiểm, trong mọi khả năng có thể của mình, phải cung cấp cho bên bảo hiểm một cách đầy đủ và trung thực nhất những thông tin liên quan phục vụ việc dự đoán, đánh giá rủi ro. Nghĩa vụ này được gọi là nghĩa vụ thiện chí trong giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Mặc dù về lý thuyết, hiện tượng mất cân bằng của dòng thông tin nghiêng về phía người mua bảo hiểm, thế nhưng trong thực tiễn đa dạng, không loại trừ những trường hợp thông tin nằm trong tay người bảo hiểm mà không đến được với người mua bảo hiểm. Trong những trường hợp như vậy, theo một logic tương tự, thêm vào đó, trước yêu cầu của nguyên tắc hai bên trong quan hệ bình đẳng về địa vị pháp lý, nên nếu như nghĩa vụ thiện chí được áp đặt lên phía người mua bảo hiểm thì cũng cần phải có nghĩa vụ này từ phía người bảo hiểm. Vì những lý do này, nghĩa vụ thiện chí được hình thành không thuộc về riêng người mua bảo hiểm cho dù trong phần lớn trường hợp, nghĩa vụ này được thực hiện bởi chính người mua bảo hiểm.

Có thể thấy rằng lý do pháp lý chủ yếu dẫn tới sự hình thành nên nguyên tắc thiện chí – nghĩa vụ cung cấp thông tin - ở các nước chính xuất phát từ việc phải bảo đảm sự tồn tại, vận hành của nguyên tắc tự do ý chí trước đặc thù của quan hệ bảo hiểm. Bên cạnh đó nguyên tắc bình đẳng cũng là lý do để áp đặt nghĩa vụ lên phía người bảo hiểm giống như đã áp đặt lên người mua bảo hiểm.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 162/2011/DS – PT ngày 08/3/2011 của Tòa án

nhân dân thành phố Hồ Chí Minh37, tòa án nhận định phía người mua bảo hiểm đã có thủ đoạn gian dối lợi dụng quen biết tình cảm để mua bảo hiểm sau khi tai nạn đã xảy ra và cố tình giấu xe không đưa cho bảo hiểm kiểm tra xe theo quy định. Do đó, không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc đòi thanh toán Hợp đồng bảo hiểm đối với nguyên đơn.

- Như vậy, qua bản án này chúng ta thấy rằng, ngay từ đầu trước khi ký hợp đồng, nếu đã có sự gian dối thì khi xảy ra tranh chấp, hợp đồng đương nhiên sẽ vô hiệu. Mục đích của bên gian dối cũng không thực hiện được. Việc tranh chấp do các bên không cung cấp đầy đủ thông tin cho nhau trước khi giao kết hợp đồng sẽ làm cho hai bên vừa thiệt hại về vật chất, lại mất thời gian để theo đuổi vụ kiện. Nếu bên mua bảo hiểm trung thực ngay từ giai đoạn cung cấp thông tin, thì sẽ không dẫn đến việc hành vi gian dối để trục lợi bảo hiểm của bên mua được thực hiện. Hơn nữa, khi nếu bên bán bảo hiểm thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thì cũng không có hậu quả xảy ra, dẫn đến việc tranh chấp tại tòa án.

Án lệ: Bản án số 313/2016/DS-PT ngày 16-3-2016 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh38, tòa án nhận định chưa đủ cơ sở xác định bà H có hành vi gian dối khi tham gia hợp đồng bảo hiểm, tại đơn yêu cầu bảo hiểm không có câu hỏi về bệnh đau dạ dày. Như vậy, phía Công ty C cho rằng bà H bị bệnh đau dạ dày mà không khai báo là cố tình khai báo không trung thực và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin là không có căn cứ. Do đó, chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc thanh toán hợp đồng bảo hiểm đối với bị đơn.

Đây là bản án lệ số 22/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17/10/2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)