Đối với hợp đồng dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại (Trang 88 - 109)

Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận HĐDV là một trong các hợp đồng dân sự thông dụng cần pháp luật điều chỉnh. Bộ luật Dân sự năm 2015 tiếp tục kế thừa quy định này trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, dịch vụ là một hoạt động kinh tế đỉnh cao và chất lượng dịch vụ được đảm bảo bởi sự chuyên nghiệp. Nếu pháp luật tiếp tục quy định như vậy thì sẽ giảm bớt tính năng động, linh hoạt cho các nhà cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, một thực tiễn hiện nay là các công trình nghiên cứu chưa đi sâu vào bản chất của HĐDV. Làm rõ bản chất HĐDV là cơ sở xem xét, đánh giá các quy định pháp luật về hợp đồng này có phù hợp hay không.

Pháp luật cần ghi nhận các nghĩa vụ tiền hợp đồng đối với các chủ thể trong HĐDV. Toàn bộ chương về hợp đồng dịch vụ được quy định từ Điều 513 đến Điều 521 cũng không có quy định cụ thể về nghĩa vụ cung cấp thông tin. Mà thực tế, đối với hợp đồng dịch vụ thì thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng. khi các thông tin đầy đủ, đảm bảo mới tạo nên được sản phẩm chất lượng. Vì vậy, cần phải có một điều luật cụ thể về nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng, nhằm đảm bảo quyền và lợi ich của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng, Và kiến nghị bổ sung thêm Điều 517 về nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ như sau:

+ Nghĩa vụ thu thập thông tin liên quan đến thực hiện dịch vụ của bên cung ứng dịch vụ;

+ Nghĩa vụ giữ bí mật thông tin, bảo quản tài liệu, giấy phép hoặc chứng chỉ do bên thuê dịch vụ cung cấp của bên cung ứng dịch vụ;

+ Nghĩa vụ cảnh báo rủi ro của bên cung ứng dịch vụ cho bên thuê dịch vụ; + Nghĩa vụ điều chỉnh nội dung đã đàm phán trong HĐDV khi hoàn cảnh thay đổi. Điều khoản về nghĩa vụ cung cấp thông tin nên ràng buộc bên cung ứng dịch

vụ phải cung cấp các giấy tờ chứng minh mình được thành lập và hoạt động hợp pháp, các dịch vụ mình cung cấp là hoàn toàn hợp pháp. Ngoài ra, có những dịch vụ đặc thù như ứng dụng trên thiết bị di động, bên cung ứng, về mặt nguyên tắc, phải cung cấp cho bên sử dụng dịch vụ biết quyền truy cập vào dữ liệu người dùng để đảm bảo vấn đề bảo mật và quyền riêng tư. Nhất là các công ty thuê ngoài dịch vụ IT, trong hợp đồng cung ứng dịch vụ nên quy định thật cụ thể điều khoản này để bảo vệ doanh nghiệp của mình.

Trong thời đại 4.0 như hiện nay, khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, thì các ứng dụng trên thiết bị di động, máy tính càng trở nên đa dạng, phong phú. Vì vậy, cần có những điều khoản quy định cụ thể, rõ ràng, tránh việc khó xử lý khi có tranh chấp xảy ra. Bởi ngoài nhiệm vụ tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên sử dụng dich vụ, bên cung ứng dịch vụ phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt nhất để tránh xảy ra khiếu kiện sau này.

Ngoài ra, cần bổ sung thêm Điều 515 quy định về nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ như sau:

+ Nghĩa vụ cảnh báo sự kiện bất thường của bên thuê dịch vụ đối với bên cung ứng dịch vụ;

+ Bồi thường thiệt hại cho bên cung ứng dịch vụ nếu thông tin cung cấp không đầy đủ, chính xác, dẫn đến bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc không đúng, không đạt hiệu quả

Bởi lẽ, bên sử dụng dịch vụ là bên hưởng thành quả dịch vụ và phải thanh toán tiền cho bên cung ứng dịch vụ. Nên bên cạnh những quyền của mình, họ cũng cần phải bị ràng buộc bởi những nghĩa vụ nhất định.

Tiểu kết chương 4:

Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng là khái niệm mới được tiếp thu trong pháp luật thương mại Việt Nam, cụ thể là Luật Thương mại. Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm này vẫn còn mới và chưa được quy định rộng rãi trong pháp luật dân sự Việt Nam. Do đó, nó vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót cần được bổ sung, đặc biệt là về “mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về vi phạm về nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng

thương mại là rất cần thiết, theo đó việc hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng cũng có thể theo hướng đi sâu vào hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin nhằm hoàn thiện hơn, tạo sự tương thích với pháp luât của một số quốc gia điển hình trong bối cảnh chúng ta đang tích cực tiến hành các hoạt động để gia nhập Công ước Viên.

KẾT LUẬN

1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng thương mại là điều kiện rất quan trọng để xác định tính hiệu lực của hợp đồng. Khi các bên không tuân thủ nguyên tắc này sẽ phải chịu hậu quả pháp lý nhất định. Đây là vấn đề tuy không mới nhưng cũng chưa được quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự 2015 cũng như các luật chuyên biệt, đặc biệt là trong Luật thương mại. Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng thương mại là vấn đề pháp lý phức tạp và có mối liên hệ biện chứng với nhiều vấn đề pháp lý quan trọng khác của pháp luật hợp đồng thương mại như vi phạm hợp đồng, thiệt hại, tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng. Vì vậy việc nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng thương mại cũng có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện các vấn đề đó. Luận văn tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam, so sánh với hệ thống pháp luật của các nước về nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng thương mại; những bất cập trong các quy định và thực tiễn áp dụng, định hướng hoàn thiện. Mỗi nội dung đều thiết kế thành một chương, kết hợp với chương lý luận về hợp đồng thương mại, giai đoạn tiền hợp đồng thương mại và nghĩa cụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng thương mại, tạo thành bốn chương của luận văn

2. Nội dung chương 2 tập chung làm rõ nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật một số nước và văn bản pháp luật quốc tế. Khi nghiên cứu quy định pháp luật của các nước về giai đoạn tiền hợp đồng, tác giả sẽ thấy được lịch sử hình thành và phát triển của một số nước và văn bản quốc tế về nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng thương mại, đồng thời rút ra được những nhận xét từ việc nghiên cứu đó để làm căn cứ so sánh đối với pháp luật Việt Nam…

3. Nội dung chương 3 tập trung nghiên cứu về nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại trong pháp luật Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của chương 3 là những quy định và thực tiễn áp dụng quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng, thông qua một số bản án cụ thể trên hệ thống Case Law để thấy được những bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng trong pháp luật Việt Nam.

4. Nội dung chương 4 nêu lên những định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng thương mại. Thông qua những định hướng để có những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam như các yếu tố trung thực, tự nguyện để đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Từ đó, chương 4 cũng đưa ra những định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng thương mại, theo đó hoàn thiện phải dựa trên sự thống nhất, dễ hiểu và dễ áp dụng cho cộng đồng doanh nghiệp, cũng như Tòa án, trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp.

5. Như đã khẳng định nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng thương mại là một đề tài có nội dung phức tạp và phạm vi nghiên cứu rất rộng liên quan đến nhiều loại hợp đồng thương mại khác nhau, nên trong quá trình nghiên cứu, tác giả chưa có điều kiện để giải quyết hết được mà mới chỉ giới hạn ở phạm vi đối với một số hợp đồng thương mại cụ thể như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng về nhà ở hình thành trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bản pháp luật, án lệ có liên quan

1. Bộ luật dân sự năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005.

2. Bộ luật dân sự năm 2015, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015.

3. Bộ luật hàng hải năm 2015, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 21/11/2015.

4. Công ước Viên ngày 11 tháng 4 năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế. 5. Luật Thương mại năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam ban hành ngày 14/6/2005.

6. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 09/12/2000, sửa đổi bổ sung ngày 24/11/2010. 7. Luật Kinh doanh bất động sản, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam ban hành ngày 25/11/2014.

8. Nghị định 37/2015/NĐ - CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

II. Sách, Luận án, Báo, Tạp chí, Bản án

1. Trần Đình Chi, Chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự,

Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011 2. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, tập 1

Nxb chính trị quốc gia – Sự thật 2013.

3. Nguyễn Thị Mơ, Giáo trình Pháp luật thương mại Quốc tế, Đại học Ngoại thương, 2011.

4. Nguyễn Bình Minh và Hà Công Anh Bảo, Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 68, 2017.

5. Kiều Thị Thùy Linh, Nghĩa vụ tiền hợp đồng trong hợp đồng dịch vụ của Nguyên tắc Luật Châu Âu (PELSC) và bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thiện quy định pháp luật ở Việt Nam, Kho dữ liệu pháp luật Việt Nam, 2015. 6. Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam,

Nxb Tư pháp xuất, 2007.

7. Lê Minh Tâm (chủ biên), Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2007.

8. Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2006.

9. J. Ghestin, G. Loiseau and Y – M Seriet, Formation du contrat, Tome 1, Nxb. LGDJ 2013.

10. Resmy Cabrillac, Droit européens du contrat, Nxb. LGDJ, 2012 ;

11. Roger Halson, Contract law, Nxb. PEARSON, 2013 (Ch.Req, 16/1/1861, D., 1861,1,93; S.,1861,1,306, MASSE, grands arrest du droit international prive’ – những bản án tiêu biểu của tư pháp quốc tế).

12. Lê Trường Sơn, Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015. 13. Đoàn Phan Tân, Khái niệm thông tin và các thuộc tính thông tin làm nên giá

trị của thông tin, Tạp chí văn hóa – Nghệ thuật, 2001.

14. Nguyễn Anh Thư, Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10 (318), 2014.

15. Nguyễn Đình Phong, Nguyễn Thu Hương, Một số bất cập về hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, Tạp chí Tòa án, tháng 3, 2018.

16. Phạm Si Hải Quỳnh, Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng bảo hiểm, Tạp chí khoa học số 3, 2017;

17. Võ Minh Trí và Trần Phú Quý, Trách nhiệm tiền hợp đồng và việc bảo vệ quyền của các bên trong tham gia đàm phán, Tạp chí Dân chủ và pháp luật năm 2018.

18. Bản án dân sự phúc thẩm số 162/2011/DS – PT ngày 08/3/2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

19. Bản án dân sự phúc thẩm số 61/2015/DS – PT ngày 15/01/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

20. Bản án dân sự phúc thẩm số 313/2016/DS-PT ngày 16-3-2016 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án tranh chấp hợp đồng bảo hiểm. (Án lệ số 22/2018/AL được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ).

PHỤ LỤC

TÓM TẮT BẢN ÁN ĐƯỢC TRÍCH DẪN TRONG ĐỀ TÀI BẢN ÁN SỐ 01

Bản án dân sự phúc thẩm 162/2011/DS – PT ngày 08/3/2011của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minhxét xử vụ án tranh chấp hợp đồng bảo hiểm

Nguyên đơn bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh Bị đơn Công ty An Khang.

Nội dung vụ án như sau: Bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh có sở hữu một chiếc xe tải biển số kiểm soát 54Y – 6382. Ngày 29/1/2010 bà có đưa tiền cho ông Nguyễn để nhờ ông mua bảo hiểm cho xe của bà, trong ngày hôm đó ông Nguyễn đã mua và đưa cho bà giấy chứng nhận bảo hiểm số 167581 do giám đốc Công ty An Khang ký, thời gian bảo hiểm là 8 giờ 30 phút ngày 29/1/2010 đến ngày 28/1/2011.

Vào ngày 02/2/2010 xe 54Y - 6382 của bà bị tai nạn tại thành phố CT, qua quá trình thương lượng với bị hại, nguyên đơn đã thỏa thuận bồi thường với số tiền 50.000.000 đồng, theo quy định thì bị đơn Công ty An Khang phải bồi thường số tiền này lại cho bà, bà có liên hệ với những người có trách nhiệm để được nhận lại số tiền này. Ngày 03/6/2010 giám đốc Công ty An Khang ông Nguyễn Văn Thông ký thông báo số 45/B T -2010 thông báo không bồi thường bảo hiểm tai nạn xe 54Y - 6382 với lý do khi mua bảo hiểm cho xe này là ngày 04/2/2010, ông Nguyễn đã nhờ người cấp bảo hiểm ghi lùi 06 ngày và Công ty đã đồng ý theo đề nghị này của ông Nguyễn mà cố ý làm trái quy định của Nhà nước.

Ngày 09/8/2010 bà khởi kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh TV yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công ty An Khang bồi hoàn lại cho bà số tiền 50.000.000 đồng mà bà đã thỏa thuận bồi thường cho người bị hại vì nguyên đơn cho rằng việc Công ty An Khang không bồi thường cho bà là có dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của Nhà nước để chiếm đoạt tài sản của nguyên đơn (khoản tiền bồi thường).

Tại công văn số 127/2010/B B ngày 15/12/2010 và biên bản hòa giải ngày 31/12/2010 đại diện bị đơn Công ty An Khang trình bày: Vào ngày 04/2/2010 ông

Nguyễn có đến đại lý Q thuộc chi nhánh của bị đơn Công ty An Khang mua bảo hiểm cho xe 54Y - 6382. Ông Nguyễn yêu cầu đại lý ghi lùi ngày vì ông Nguyễn cho rằng vào ngày 02/2/2010 xe 54Y - 6382 bị Công an giao thông huyện VL phạt do đó phải ghi lùi ngày. Chị Loan là chủ đại lý tin lời nên trong giấy chứng nhận bảo hiểm đã ghi lùi ngày là 29/01/2010. Qua xác minh, đối chiếu với sổ sách xác định xe 54Y - 6382 gây tai nạn vào ngày 02/2/2010 trước ngày mua bảo hiểm nên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại (Trang 88 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)