Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại (Trang 85 - 88)

Theo quy định tại Điều 19 thì một trong các hành vi được cho là vi phạm trách nhiệm cung cấp thông tin của cả bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm là “cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng”. Nếu chỉ dừng lại xem xét riêng quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của các bên trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì việc các nhà làm luật xác định hành vi vi phạm như trên là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu rộng ra các quy định liên quan, trong đó có sự so sánh đối chiếu với quy định về các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu tại khoản 1 Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì lại thấy có vấn đề cần phải quan tâm làm rõ. Cụ thể, một trong các trường hợp dẫn đến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu là “bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm” (điểm d khoản 1 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Quy định này là hết sức phù hợp với những quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Vấn đề đặt ra là từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn việc phân biệt giữa “cố ý cung cấp thông tin sai sự thật” và “hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng” của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không phải điều dễ dàng, ranh giới của hai khái niệm này

rất mờ nhạt. Thậm chí, trong một chừng mực nhất định, nội hàm của hai khái niệm này có thể coi là trùng với nhau. Trong khi đó, hậu quả pháp lý đối với chủ thể thực hiện một trong hai hành vi này lại rất khác nhau. Giả sử cùng một hành vi kê khai không đúng tuổi của bên mua bảo hiểm, đồng thời là người được bảo hiểm trong hợp đồng thì có thể có cách giải quyết không giống nhau giữa các bên của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Để bảo vệ quyền lợi của mình, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ xác định hành vi này là “cố ý cung cấp thông tin sai sự thật” để quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng và thu được khoản phí bảo hiểm. Trong khi đó, để giải thoát khỏi các nghĩa vụ hợp đồng cũng như nghĩa vụ tài chính khi vi phạm trách nhiệm cung cấp thông tin, bên mua bảo hiểm sẽ chứng minh hành vi kê khai không đúng tuổi là hành vi sai. Mục đích là để đưa về trường hợp hợp đồng vô hiệu và được nhận lại khoản phí đã đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm vì hậu quả pháp lý của trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu là “khôi phục lại trạng thái ban đầu các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận”43. Như vậy là cùng một hành vi vi phạm nhưng các bên có thể sử dụng các căn cứ pháp lý khác nhau để bảo vệ quyền lợi của mình và các bên hoàn toàn có cơ sở để làm việc đó. Không dừng lại ở đó, việc Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 không phân định được ranh giới giữa hai khái niệm “cố ý cung cấp thông tin sai sự thật” và “lừa dối” còn dẫn đến tình trạng cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ tùy tiện và có khả năng hành xử tiêu cực khi tiến hành giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm khi được các bên lựa chọn để giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng của mình.

Như vậy, để giải quyết những tồn tại trên, phải bổ sung nội dung giải thích thế nào là “lừa dối khi giao kết hợp đồng” và xác định những tiêu chí nhất định để phân định rõ với hành vi “cố ý cung cấp thông tin không đúng sự thật”. Làm được điều này mới có thể tránh được những tranh chấp, bất đồng xảy ra trên thực tế trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hơp pháp của các bên và từ đó, giúp chủ thể trong xã hội có thể an tâm khi thiết lập quan hệ hợp đồng thương mại đặc thù này.

Về hậu quả pháp lý của việc ra quyết định đình chỉ hợp đồng của một bên khi

43 Khoản 2 Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

một bên vi phạm trách nhiệm cung cấp thông tin. Theo đó, nếu bên mua bảo hiểm vi phạm và doanh nghiệp bảo hiểm ra quyết định đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm được quyền thu phí đến thời điểm đình chỉ. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm và bên mua bảo hiểm quyết định đơn phương đình chỉ, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại cho bên mua. Như vậy là cùng một hành vi vi phạm nghĩa vụ được quy định trong Luật cũng như trong hợp đồng, nhưng hậu quả pháp lý mà mỗi bên gánh chịu lại không tương xứng, có thể nói là không có sự cân bằng. Bởi lẽ, với trường hợp bên vi phạm là bên mua bảo hiểm thì nghĩa vụ tài chính mà họ phải thực hiện rất rõ ràng, cụ thể là khoản phí mà họ đã và sẽ phải đóng đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng mà bên bán bảo hiểm không cần phải chứng minh thiệt hại. Nhưng với trường hợp bên vi phạm là bên bán bảo hiểm thì nghĩa vụ này lại khá mơ hồ, trừu tượng, nó phụ thuộc vào việc bên mua bảo hiểm có chứng minh được thiệt hại thực tế xảy ra. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu bên mua bảo hiểm không chứng minh được thiệt hại thì họ sẽ không được bồi thường. Thiết nghĩ, trong mối quan hệ với doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có thể được xác định là bên yếu thế cần phải được pháp luật quan tâm và bảo vệ nhưng dường như trong trường hợp này pháp luật lại nghiêng về bảo vệ cho các doanh nghiệp bảo hiểm - là bên có cả thế mạnh về tài chính, khả năng tự bảo vệ so với bên mua bảo hiểm. Để khắc phục hạn chế này, nên quy định hậu quả pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 tương tự nhau. Qua đó có thể thấy rằng: Hoặc giữ nguyên nội dung hiện tại với trường hợp bên bán bảo hiểm quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng và sửa quy định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên mua bảo hiểm quyết định đình chỉ thành doanh nghiệp bảo hiểm phải “bồi thường thiệt hại phát sinh do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin” cho bên mua bảo hiểm; hoặc là giữ nguyên nội dung hiện tại với trường hợp bên bán bảo hiểm quyết định đình chỉ nhưng sửa đổi đối với trường hợp bên mua bảo hiểm quyết định đình chỉ theo hướng quy định những nguyên tắc, tiêu chí cụ thể để xác định nghĩa vụ tài chính mà bên bán phải thực hiện với bên mua bảo hiểm.

Đối với khoản 2 Điều 19: “Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình

chỉ thực hiện hợp đồng…..quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này”. Cần bổ sung thêm: Bên mua bảo hiểm còn phải chịu một khoản phí nhất định đối với

hành vi cố ý cung cấp thông tin mang tính chất lừa dối. Có như vậy, sẽ tránh được

nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời sẽ giúp cho cơ quan luật pháp dễ dàng điều chỉnh và chọn chế tài phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)