Công ước Viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại (Trang 59 - 61)

Trong nguồn luật quốc tế áp dụng đối với hợp đồng, chủ yếu là trong công ước Viên ngày 11 tháng 4 năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế xuất hiện khái niệm “thiện chí và trung thực”. Khái niệm này được sử dụng rất nhiều trong Công ước. Tuy vậy, vai trò của nó có tính hai chiều: Công ước không bao gồm điều khoản quy định nghĩa vụ thiện chí và trung thực trong việc thực hiện hợp đồng. Công ước Viên không nhìn nhận một cách rõ ràng khái niệm thiện chí và trung thực như là một

nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng. Nếu điều 7 trong Công ước quy định rằng trong việc giải thích Công ước, thiện chí và trung thực phải được ưu tiên, điều khoản này không bắt buộc các bên một nghĩa vụ thiện chí thực sự. Dường như điều khoản này là kết quả của một thỏa thuận giữa đại diện các nước civil law, khuyến khích việc thừa nhận nghĩa vụ thiện chí và trung thực, và đại diện các nước common law, đối lập một cách mạnh mẽ với giải pháp này. Như vậy có thể hiểu, đối với một số người, nếu không có một quy định rõ ràng cho các bên về nghĩa vụ thiện chí và trung thực, hiểu một cách đơn giản rằng nghĩa vụ này không tồn tại. Ngược lại, với một số khác, nguyên tắc này không cần phải thể hiện trong văn bản để được chấp nhận: nguyên tắc chung về thiện chí và trung thực sẽ được hiểu một cách ngầm định. Giữa hai quan điểm này, một xu hướng chung cho rằng một nghĩa vụ như vậy được ngầm ẩn trong một số điều khoản cụ thể của Công ước, đến mức có thể coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản mà dựa trên đó Công ước được thành lập24.

Cách giải thích sau cùng rất được quan tâm. Thực tế khái niệm thiện chí và trung thực xuất hiện một cách không chính thức trong rất nhiều điều khoản của Công ước. Ví dụ ở Điều 29.2: “một hợp đồng bằng văn bản chứa đựng một điều khoản quy định rằng mọi sự sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng phải được các bên làm bằng văn bản thì không thể bị sửa đổi hay chấm dứt theo thỏa thuận giữa các bên dưới một hình thức khác”. Tuy nhiên hành vi của các bên có thể không cho phép họ được viện dẫn điều khoản ấy trong chừng mực nếu bên kia căn cứ vào hành vi này. Nó cũng được đề cập trong Điều 35.3: “Người bán không chịu trách nhiệm về việc giao hàng không đúng hợp đồng như đã nêu trong các điểm từ a đến d của khoản trên nếu như người mua đã biết hoặc không thể không biết về việc hàng không phù hợp vào lúc ký kết hợp đồng”.

Điều 77 liên quan đến nghĩa vụ hạn chế thiệt hại, có thể xuất hiện như sự giải thích một nguyên tắc chung về thiện chí và trung thực giữa các bên giao kết hợp đồng: “Bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng của bên kia thì phải áp dụng những

24 Nguyễn Minh Tuấn, Tập bài giảng Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2007.

biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất, kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu họ không làm theo điều đó, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn chế được”. Cuối cùng, điều 80 của Công ước quy định rằng: “một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ suất của chính họ”. Điều khoản sau cùng này đòi hỏi sự thiện chí và trung thực từ phía bên có nghĩa vụ: bên này không được viện dẫn lỗi nhẹ hơn của bên có quyền để giải phóng khỏi việc thực hiện nghĩa vụ của mình.

Thiện chí cũng được xem như một định hướng giải thích toàn bộ Công ước: việc giải thích phải “đảm bảo sự tôn trọng nguyên tắc thiện chí trong thương mại quốc tế”. Điều khoản này dẫn đến điều không phải tranh cãi “một sự linh hoạt nhất định trong các quy định của Công ước”. Khái niệm thiện chí và trung thực xuất hiện như một thuật ngữ thuộc phạm trù đạo đức, sử dụng cho mục đích điều tiết đời sống kinh doanh. Nếu sự tự do của các bên trong giao kết hợp đồng là chủ đạo trong nền kinh tế thị trường, thì sự tự do của nhóm người này phải hài hòa với sự tự do của nhóm người khác: thiện chí và trung thực hiện diện như là một trong những khái niệm điều tiết góp phần vào sự cùng tồn tại này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)