Đặc điểm đầu TƯ trực tiếp NƯỚC ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HưỞNG của đầu tư TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

1. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI VIỆC LÀM

1.1.2. Đặc điểm đầu TƯ trực tiếp NƯỚC ngoà

nghĩa

về “Đầu tư trực tiếp” và “Nhà đầu tư nước ngoài”. Điều 3 Luật Đầu tư định nghĩa:

9

“Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham

gia

quản lý hoạt động đầu tư.

...Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực

hiện

hoạt động đầu tư tại Việt Nam.”

Nghiên cứu tiếp cận theo cách định nghĩa của Luật Đầu tư 2005, do đây là cơ

sở để Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê vốn FDI và khảo sát các doanh nghiệp FDI ở

Việt Nam. Một cách khái quát, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức nhà đầu tư

nước này đưa vốn sang nước khác để tiến hành các hoạt động đầu tư và tham gia

quản lý hoạt động đầu tư đó.

1.1.2. Đặc điểm đầu TƯ trực tiếp NƯỚC ngoài ngoài

Dựa vào những định nghĩa đã nêu, có thể thấy FDI có những đặc điểm riêng,

khác với các loại hình đầu tư như: đầu tư trong nước, đầu tư gián tiếp nước ngoài,

hỗ trợ phát triển chính thức. Nguyễn Thị Hường (2002) tổng kết lại những đặc điểm

khác biệt đó, bao gồm:

- Có sự dịch chuyển tài sản trong phạm vi quốc tế, từ quốc gia này tới quốc gia khác. Đó có thể là tài sản hữu hình (tiền, công nghệ, thiết bị...) hoặc tài

sản vô hình (bí quyết kinh doanh, bằng sáng chế...). Việc đầu tư công nghệ, kỹ thuật sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm – một nhân tố thúc đẩy sự

phát triển của nền kinh tế.

- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một lượng vốn tối thiểu và vốn pháp định tùy theo quy định của từng nước, để họ có quyền trực tiếp tham

gia điều hành, quản lý đối tượng mà họ bỏ vốn ra đầu tư.

- Chủ đầu tư trực tiếp sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư.

- Việc tiếp nhận FDI không gây nên tình trạng nợ nước ngoài cho nước sở tại, trong khi đó, hoạt động hỗ trợ phát triển chính thức thường dẫn đến tình trạng nợ nước ngoài.

Về phân loại FDI, OECD (2008, tr.20) đưa ra hai hình thức FDI chủ yếu là đầu tư mới (Greenfield Investment – GI) và mua bán và sát nhập qua biên giới (Cross-border Merger and Acquisition – M&A.)

10

Tại Việt Nam, theo điều 21 Luật Đầu tư 2005, FDI có các hình thức sau đây:

“- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà

đầu tư nước ngoài.

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, và hợp đồng BT.

- Đầu tư phát triển kinh doanh.

- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

- Đầu tư thực hiện việc sát nhập và mua lại doanh nghiệp. - Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.”

FDI cũng có thể được phân chia thành các hình thức khác dựa vào những tiêu

chí khác nhau:

- Theo tính chất dòng vốn, có các hình thức: Vốn chứng khoán, giao dịch tài chính, vốn tái đầu tư (OECD, 2008).

Theo cơ cấu kinh tế, có các hình thức: FDI vào nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù trong Luật Đầu tư 2005, loại hình góp vốn, mua cổ phần được tính là

loại hình đầu tư FDI, tuy nhiên trong các thống kê giai đoạn 2011-2014 của Cục Đầu tư nước ngoài và Tổng cục Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số liệu vĩ mô

về dòng vốn FDI chỉ được phân chia thành (i) đăng ký cấp mới và (ii) đăng ký tăng

thêm; cùng với đó là thống kê bốn loại hình đầu của hoạt động doanh nghiệp FDI trong Điều 21, Luật Đầu tư 2005. Điều này khiến số liệu vĩ mô Việt Nam về FDI có thể thấp hơn so với thực tế. Từ năm 2015, Tổng cục Thống kê đã bổ sung thêm loại

hình góp vốn, mua cổ phần, chiếm hơn 20% tổng vốn FDI vào Việt Nam (Tổng cục

Thống kê, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HưỞNG của đầu tư TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 26 - 29)