Tác động gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HưỞNG của đầu tư TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 39 - 44)

1. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI VIỆC LÀM

1.3.1.2. Tác động gián tiếp

Một cách gián tiếp, hiệu ứng tạo việc làm của doanh nghiệp FDI còn phụ download by : skknchat@gmail.com

thuộc vào sản phẩm họ làm ra có phải là hàng hóa thay thế cho sản xuất nội địa hay

không. Sự cạnh tranh mà các doanh nghiệp FDI tạo ra có thể khiến nhiều nhà sản xuất nội địa phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa nếu không đủ khả năng cạnh

tranh trên thị trường, từ đó dẫn tới nhiều lao động bị mất việc làm (Karlsson và các

cộng sự, 2009).

Một yếu tố khác cần xem xét là mối liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp nội địa. Theo đó, các doanh nghiệp trong nước có thể trở thành nhà cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào hoặc tận dụng các sản phẩm đầu

ra của các doanh nghiệp nước ngoài. Mức độ liên kết cao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội địa mở rộng sản xuất nhằm duy trì sự phát triển của chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, nếu mức độ liên kết thấp, doanh nghiệp nước ngoài quá phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ chính các chi nhánh của doanh nghiệp này ở nước khác, nhà cung cấp trong nước sẽ ít thu được lợi ích. Điều này tạo ra ít sự thay

đổi về việc làm trên thị trường lao động nội địa.

Hiệu ứng lao động của FDI cũng thay đổi theo thời gian. Sự giảm xuống về quy mô lao động có thể tới ở giai đoạn đầu của quá trình đầu tư khi các doanh

18

nghiệp trong nước điều chỉnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy

nhiên, về lâu dài, cạnh tranh cũng có thể giúp kích thích các doanh nghiệp nội địa download by : skknchat@gmail.com

phát triển, tạo ra các sản phẩm mới, thay đổi công nghệ từ đó tạo thêm việc làm cho

người lao động.

Về chất lượng việc làm, các doanh nghiệp FDI có thể gián tiếp lan tỏa trình độ

lao động, trình độ quản trị tới các công ty nội địa thông qua các liên kết xuôi và ngược. Tuy nhiên, bên cạnh đó, lương của người lao động cũng có thể giảm xuống

thông qua quá trình cạnh tranh của khu vực nội địa và khu vực FDI.

Bảng 1.1. Tóm tắt tác động của đầu TƯ trực tiếp NƯỚC ngoài tới số lƣợng và chất lƣợng lao động

Phạm vi tác động Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp Tích cực Tiêu cực Tích cực Tiêu cực Số lượng Tăng vốn ròng và tạo việc làm khi lập doanh nghiệp mới, mở rộng hoạt động FDI thông qua mua lại có thể tạo ra sự cơ cấu lại

tổ chức và mất việc làm Tạo việc làm Tạo việc làm cho các công ty cho các công ty kết nối và các kết nối và các tác động tích tác động tích lũy tới kinh tế lũy tới kinh tế nước tiếp nhận nước tiếp nhận vốn Sự phụ thuộc vào Sự phụ thuộc vào Sự phụ thuộc vào download by : skknchat@gmail.com

nhập khẩu hoặc thay nhập khẩu hoặc thay nhập khẩu hoặc thay thế các doanh nghiệp thế các doanh nghiệp thế các doanh nghiệp trong ngành, dẫn tới trong ngành, dẫn tới trong ngành, dẫn tới mất việc làm mất việc làm mất việc làm Chất lượng

năng suất lao Đưa ra các Đưa ra các cách làm cách làm khác như thuê Tác động lan Tác động lan Tác động lan tỏa về quản trị tỏa về quản trị tỏa về quản trị tới các doanh tới các doanh

Giảm mức lương khi Giảm mức lương khi Giảm mức lương khi Giảm mức lương khi các doanh nghiệp các doanh nghiệp các doanh nghiệp các doanh nghiệp trong nước phải cố trong nước phải cố trong nước phải cố động tốt hơn và đề bạt nhân viên nghiệp trong nghiệp trong nước gắng cạnh tranh gắng cạnh tranh gắng cạnh tranh không hợp lý

Nguồn: UNCTAD (1994, Bảng IV.1)

Tóm lại, theo UNCTAD (1994), hoạt động của MNCs có tác động trực tiếp download by : skknchat@gmail.com

lẫn gián tiếp tới quy mô và chất lượng lao động, cả theo hướng tích cực và tiêu cực.

Tác động ròng đối với thị trường lao động là chưa đoán biết trước được do còn phụ

19

thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể ở các nước khác nhau và các ngành kinh tế khác nhau.

Vì vậy, UNCTAD (1994) cho rằng phân tích quy mô vốn FDI vào một nước ảnh hưởng như thế nào tới quy mô việc làm không quan trọng bằng việc xem xét tới chất lượng của dòng vốn này và những vấn đề khác mà nó tạo ra với nước tiếp nhận

vốn.

Liên quan tới tác động của FDI đối với chất lượng việc làm, Sornarajah (2010,

tr. 48-55) tổng kết hai lý thuyết về vấn đề này ở các nước đang phát triển. Một mặt,

lý thuyết cổ điển cho rằng FDI hoàn toàn có lợi cho nền kinh tế tiếp nhận. Các doanh nghiệp FDI ngoài việc cải thiện tình trạng thiếu hụt vốn trong nước còn giúp

nâng cao chất lượng nguồn lực thông qua công nghệ mới và cách thức quản lý hiện

đại. Mặt khác, lý thuyết phụ thuộc hoàn toàn đối nghịch với lý thuyết cổ điển. Hoạt động của MNCs tại các nước đang phát triển nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó ở nước ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp FDI tập trung khai khác nguồn nhân công giá rẻ hơn là đào tạo, nâng cao chất lượng lao động của nước tiếp nhận

vốn. Nghiên cứu cũng để xuất các nước đang phát triển cần đưa ra những chính download by : skknchat@gmail.com

sách phù hợp để dung hòa hai lý thuyết trên, đảm bảo lợi ích của người lao động trong nước và tận dụng các điểm tích cực của

FDI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HưỞNG của đầu tư TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)