46 Thừa Thiê n Huế 95 Bạc Liêu
2.3.4.1. Hiệu ứng việc làm ròng của FD
Phần thứ nhất, nghiên cứu đánh giá tác động ròng của FDI tới quy mô lao động (emp) và lao động có trình độ cao (skill). Cột (i) và (ii) của Bảng 2.9 tương ứng hồi quy ln(emp) với ln(fdi) và ln(fdip) cùng với các biến kiểm soát; trong khi đó, cột (iii) và cột (iv) thay thế ln(emp) bằng ln(skill).
Kết quả ước lượng ở cột (i) và cột (ii) cho thấy tác động ròng của quy mô doanh nghiệp FDI tới vấn đề việc làm là âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Nếu doanh nghiệp 100% vốn FDI (fdip) tăng tổng tài sản lên 1% thì quy mô việc làm trong ngành tương ứng giảm 0,0511 điểm phần trăm. Hiệu ứng việc làm ròng của quy mô tài sản các doanh nghiệp có vốn FDI (fdi) thấp hơn, với hệ số góc là - 0,0502; tức giảm 0,0502 điểm phần trăm.
Đối với quy mô việc làm có trình độ cao, mức độ tác động lớn hơn so với quy
mô việc làm nói chung. Cụ thể nếu quy mô hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn
FDI (fdip) tăng 1% thì số lượng việc làm có trình độ cao tương ứng giảm 0,0663 điểm phần trăm với mức ý nghĩa 10%. Tác động là mạnh hơn nếu sử dụng fdi với hệ số góc là -0,0686, có ý nghĩa thống kê ở mức
10%.
Kết quả này khá giống với những phát hiện của Jenkins (2006) trong giai đoạn
1995-1999 ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn cho thấy tác động tiêu cực 59
không những về quy mô việc làm nói chung mà còn về quy mô việc làm trình độ cao.
Kết quả ước lượng từ bốn mô hình cũng đưa ra những tác động khác nha download by : skknchat@gmail.com
của
các biến kiểm soát tới vấn đề việc làm.
Bảng 2.9. Tác động của FDI tới vấn đề việc làm tại Việt Nam
Biến Ln(emp) Ln(skill)
(i) (ii) (iii) (iv)
Ln(fdi) -0,0502* -0,0686* (0,0282) (0,0387) Ln(fdip) -0,0511* -0,0663* (0,0281) (0,0368) Ln(w) -1,238*** -1,274*** 0,236** 0,225** (0,0881) (0,0896) (0,107) (0,109) Ln(xm) -0,0235 -0,0182 -0,0362 -0,0327 (0,0169) (0,0175) (0,0241) (0,0249) Ln(rev) -0,285** -0,263** -0,172 -0,131 (0,116) (0,119) (0,167) (0,178) Ln(asset) 0,824*** 0,819*** 0,928*** 0,915*** (0,0586) (0,0605) (0,0622) (0,0605) Hệ số chặn 13,26*** 13,13*** -3,368 -3,924 (2,266) (2,287) (3,341) (3,542) Hiệu ứng cố định tỉnh Có Có Có Có Hiệu ứng cố định năm Có Có Có Có Số quan sát 609 593 609 593 R-squared 0,712 0,718 0,395 0,396 Số tỉnh 63 62 63 62 download by : skknchat@gmail.com
Ghi chú: Sai số chuẩn hiệu chỉnh (Robust standard errors) được ghi trong ngoặc đơn. Hệ số của
các hiệu ứng cố định không thể hiện trong bảng. *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1 Nguồn: Tác giả tính toán
60
Thứ nhất, lương danh nghĩa trung bình (w) tăng làm giảm quy mô việc làm nói chung nhưng lại kích thích phát triển lực lượng lao động trình độ cao. Với mức ý nghĩa 1%, tăng lương trung bình danh nghĩa 1% sẽ làm giảm quy mô việc làm hơn 1,2 điểm phần trăm (kết quả từ cột (i) và (ii)). Như vậy, độ co dãn của quy mô việc làm theo giá là khá cao. Tuy nhiên, quy mô lao động có trình độ lại tăng lên khoảng 0,22 điểm phần trăm, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Có thể diễn giải cụ thể
về ước lượng điểm trong các mô hình từ một ví dụ như sau: giả sử tiền lương trung
bình doanh nghĩa là 1.000 đơn vị tiền tệ, một doanh nghiệp điển hình thuê 10.000 đơn vị lao động trong đó có 1.000 lao động có trình độ từ cao đẳng nghề trở lên. Nếu các yếu tố khác không đổi, việc tăng lương trung bình danh nghĩa 1%, tức tăng
10 đơn vị tiền tệ, sẽ khiến cho tổng số lao động của doanh nghiệp này giảm xuống
còn 9.980 đơn vị lao động (-120) và tăng số lao động trình độ cao lên hơn 1.002 đơn vị lao động (+2). Mô tả này cho thấy sự dịch chuyển lao động rất lớn của doanh
nghiệp để phản ứng lại với chính sách tiền lương.
Trên thực tế, hầu hết lao động ở Việt Nam có trình độ thấp, mức lương không
cao, thậm chí nhiều lao động có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu (VEPR, download by : skknchat@gmail.com
2017). Do đó, khi Việt Nam thực hiện các chính sách tăng lương cho người lao động (ví dụ chính sách tiền lương tối thiểu), doanh nghiệp sẽ buộc phải cắt giảm một lượng lớn lao động không có kỹ năng để ổn định quỹ lương, và thay thế bằng lao động có kỹ năng.
Thứ hai, quy mô doanh nghiệp nội địa (asset) tác động mạnh tới quy mô lao động chung và lao động trình độ cao theo hướng tích cực với mức ý nghĩa 1%. Nếu
tổng tài sản của doanh nghiệp nội địa trong một ngành tăng lên 1%, tổng lao động làm việc trong ngành đó sẽ tăng lên khoảng 0,8 điểm phần trăm. Con số này với quy
mô lao động trình độ cao lớn hơn, ở mức 0,9 điểm phần trăm.
Thứ ba, mô hình cột (i) và (ii) đưa ra những kết quả thú vị về tác động của
tổng doanh thu thuần các doanh nghiệp (rev) trong một tỉnh, đại diện cho sự phát triển kinh tế trong tỉnh, tới quy mô việc làm theo ngành. Cụ thể, hệ số góc của rev
ở
cả hai cột (i) và (ii) đều âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; tức là, tăng quy mô kinh tế tỉnh sẽ làm giảm quy mô việc làm trong các ngành của tỉnh đó. Theo hệ số
61
góc của cột (i), cứ tăng 1% doanh thu thuần của các doanh nghiệp trong tỉnh, các ngành nghề trong tỉnh đó sẽ cắt giảm khoảng 0,29 điểm phần trăm quy mô việc làm.
Tuy nhiên, hệ số góc của doanh thu tới quy mô lao động trình độ cao (skill) là không có ý nghĩa thống kê. Tức là, không thể kết luận sự thay đổi của doanh thu trong một tỉnh tác động dương hay âm tới số lượng lao động trình độ cao của các ngành trong tỉnh. Kết quả này ủng hộ dẫn chứng lý thuyết mà Marc Desnoyers
(2011) đưa ra. Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015 đang ở thời kỳ trong và sau khủng hoảng. Khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục, việc làm sẽ giảm và thất nghiệp
sẽ tăng. Doanh nghiệp tiếp tục có xu hướng cắt giảm nguồn lực lao động do những
rủi ro khủng hoảng vẫn tồn tại và đưa ra chính sách tăng số giờ làm đối với người lao động họ đang thuê. Sau đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện giải pháp tăng vốn đầu tư
nhằm nâng cao năng suất lao động.
Cuối cùng, kết quả thực nghiệm không thể khẳng định, quy mô xuất nhập ngành có ảnh hưởng tới quy mô việc làm của các doanh nghiệp trong
ngành.