FDI tác động tiêu cực tới việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HưỞNG của đầu tư TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 48 - 50)

1. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI VIỆC LÀM

1.3.2.2. FDI tác động tiêu cực tới việc làm

Bailey & Driffield (2007) so sánh tác động của thương mại, FDI và phát triển công nghệ đến cầu lao động phổ thông và lao động có kỹ năng tại Vương quốc Anh.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GMM với dữ liệu mảng theo ngành trong giai đoạn 1984-1992. Về mặt thực nghiệm, nghiên cứu chỉ ra tính không tương thích của các chính sách mà Anh đang triển khai. FDI có xu hướng làm giảm

quy mô lao động có kỹ năng và không có kỹ năng. Thêm vào đó, nghiên cứu đề xuất hàng loạt chính sách để giải quyết hai vấn đề quan trọng của nước Anh đó là tình trạng thất nghiệp và “tính dung hợp xã hội” (social inclusion) (Bailey &

Driffield, 2007, tr.189).

Jenkins (2006) là nghiên cứu hiếm hoi đánh giá đầy đủ và toàn diện tác động của FDI tới việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1995-1999. Ngoài việc đi sâu so sánh, phân tích số liệu thứ cấp, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp hồi quy OLS xem

xét tác động FDI tới quy mô việc làm tại Việt Nam. Mặc dù dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trong thập niên 1990 và chiếm tỳ trọng lớn trong giá trị sản xuất

đầu ra theo ngành và giá trị xuất khẩu trong cùng thời kỳ, tác động trực tiếp của chúng tới việc làm khá hạn chế. Hầu hết lực lượng lao động của Việt Nam vẫn nằm

ở khu vực nông nghiệp, dịch vụ bao gồm bán buôn và bán lẻ, và ngành vận tải, những ngành mà FDI ít đầu tư. Mặc dù đã có dấu hiệu mở rộng của FDI trong

những ngành sản xuất thâm dụng vốn, tuy nhiên số việc làm trực tiếp mà các doanh Việc làm ngành sản xuất Dòng vốn FDI Việc làm ngành dịch vụ 23

nghiệp FDI tạo ra còn hạn chế do năng suất lao động cao và giá trị gia tăng của các

doanh nghiệp này thấp.

Không chỉ hiệu ứng trực tiếp về việc làm của FDI tại Việt Nam không cao, hiệu ứng gián tiếp khá nhỏ, thậm chí theo chiều hướng tiêu cực do những liên kết yếu mà doanh nghiệp nước ngoài tạo ra và nguy cơ của hiệu ứng lấn át đối với đầu

tư trong nước. Tác động cuối cùng của hiệu ứng gián tiếp phụ thuộc vào hai hiệu ứng khác nhau. Hiệu ứng đầu tiên là hiệu ứng lan tỏa của FDI khi giúp nhà đầu tư trong nước tạo ra việc làm mới từ các thị trường mới. Hiệu ứng thứ hai là hiệu ứng

lấn át khi các doanh nghiệp nước ngoài thay thế các đối thủ cạnh tranh trong nước.

Doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam tạo ra những liên kết ngành yếu do họ nhập

khẩu chủ yếu nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài. Nghiên cứu chỉ ra 69,3% các nguyên liệu và sản phẩm đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp FDI được nhập

khẩu, trong khi đó con số này ở doanh nghiệp nhà nước là 36,6%, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 18,2%. Con số này cũng có sự khác biệt lớn ở các ngành mà FDI

tham gia, ví dụ, ngành chế biến thực phẩm sử dụng nhiều nguồn cung trong nước hơn là ngành may mặc và điện tử. Tuy nhiên, bức tranh chung của các doanh nghiệp

FDI vẫn là phụ thuộc và nguyên liệu nhập khẩu.

Trong khi liên kết ngành còn khá yếu, bằng chứng thực nghiệm cho thấy dấu hiệu tiêu cực về hiệu ứng lấn át của FDI đối với các doanh nghiệp nội địa và quá trình tổ chức lại nhân sự của các doanh nghiệp nhà nước nhằm phản ứng với sự xuất

hiện của các đối thủ đến từ nước ngoài, khiến giảm quy mô lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HưỞNG của đầu tư TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 48 - 50)