1. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI VIỆC LÀM
1.3.1.1. Tác động trực tiếp
Một cách trực tiếp, cách thức gia nhập thị trường của doanh nghiệp FDI như
đầu tư mới hoặc mua lại là một nhân tố ảnh hưởng tới kết quả thị trường lao động của nước tiếp nhận vốn trong ngắn hạn. Đầu tư mới bao gồm xây dựng thêm nhà máy, mua máy móc, thiết bị mới. Khi đó doanh nghiệp có nhu cầu thuê thêm lao động, tăng cầu về lao động trên thị trường lao động. Điều này có thể giúp tăng quy
mô việc làm tại điểm cân bằng. Trong khi đó, sự sáp nhập hay mua lại có thể khiến
quy mô lao động không thay đổi, vì trên thực tế, đó chỉ là sự thay đổi về tính chất sở
hữu. Thậm chí, các doanh nghiệp FDI sau khi được sáp nhập hay mua lại có thể thực hiện tái cấu trúc và hợp lý hóa các hoạt động của mình, dẫn đến việc giảm cầu
lao động do cắt giảm nhân sự, dẫn tới giảm số lượng việc làm.
17
Bên cạnh đó, tác động của FDI đến số lượng việc làm còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. FDI vào các ngành nghề thâm dụng lao động sẽ tăng cầu lao động, tác
động tới quy mô lao động nhiều hơn so với các ngành thâm dụng vốn hoặc công nghệ. Đặc biệt, nếu FDI dưới hình thức đầu tư mới vào các ngành công nghiệp thâm
dụng lao động thì hiệu ứng tạo việc làm sẽ rất lớn (Jenkins, 2006).
Về chất lượng việc làm, UNCTAD (1994, Bảng IV.1) đưa ra những ảnh hưởng khác nhau của FDI tới chất lượng việc làm của nước tiếp nhận vốn. Các doanh nghiệp FDI có thể trực tiếp nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp
mình nhờ những công nghệ sản xuất mới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này có thể
áp dụng các nguyên tắc quản trị không phù hợp với văn hóa của nước tiếp nhận vốn.
Từ đó, người lao động không có động lực để nâng cao trình độ lao động.