FDI tác động tích cực tới việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HưỞNG của đầu tư TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 44 - 48)

1. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI VIỆC LÀM

1.3.2.1. FDI tác động tích cực tới việc làm

Một số nghiên cứu đưa ra kết luận FDI tác động tích cực tới việc làm thường gắn FDI với quá trình xuất khẩu của các doanh nghiệp hoặc ngành được phân tích.

Waldkirch, Nunnenkamp, & Bremont (2009) sử dụng phương pháp GMM phân tích

mối quan hệ giữa lao động và việc làm trong gần 200 ngành sản xuất phi lắp ráp miễn thuế (non-maquiladora) ở Mexico giai đoạn 1994-2006. Sử dụng dữ liệu FDI và việc làm theo ngành, nghiên cứu ước lượng hàm cầu lao động đối với công nhân

và nhân viên hành chính, với các biến độc lập bao gồm FDI và các đặc điểm chính

của ngành như lương, sản lượng đầu ra. FDI nhìn chung có ảnh hưởng tích cực, dù

mức độ không lớn đối với việc làm ngành sản xuất ở Mexico. Nghiên cứu ước lượng ảnh hưởng của quy mô xuất khẩu tới hiệu ứng việc làm của FDI thông qua

20

biến độc lập là tích của FDI và quy mô xuất khẩu. Kết quả cho thấy hệ số này dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Như vậy, ảnh hưởng của FDI tới việc làm

sẽ lớn hơn ở các ngành có định hướng xuất khẩu. Ngoài ra, ở những ngành thâm download by : skknchat@gmail.com

dụng vốn, hiệu ứng lao động của FDI có tính tích cực với công nhân nhưng không có ý nghĩa thống kê với các nhân viên hành

chính.

Các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu cũng là đối tượng nghiên cứu của

Fu & Balasubramanyam (2005). Nghiên cứu tác động của FDI và xuất khẩu của các

doanh nghiệp hương thôn (TVEs) tới việc làm tại Trung Quốc. Sử dụng phương pháp ước lượng GMM, nghiên cứu kiểm định giả thuyết trong mô hình Smith- Myint đề cao vai trò của của thương mại quốc tế tới nâng cao năng suất lao động và

tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không ủng hộ giả thuyết của mô

hình này. Những phát hiện của Fu & Balasubramanyam (2005) cho thấy thương mại

quốc tế chỉ làm tăng quy mô lao động chứ không tăng năng suất lao động tại Trung

Quốc. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng FDI có ảnh hưởng tích cực tới việc làm của TVEs có định hướng xuất khẩu với mức ý nghĩa 10%. Nếu nguồn vốn FDI tăng 1%,

quy mô lao động tại các doanh nghiệp này tăng lên 0,031%.

Đồng quan điểm với nghiên cứu trên đối với các doanh nghiệp sản xuất ở Trung Quốc, Karlsson, Lundin, Sjöholm, & He (2009) so sánh tác động lan tỏa và cạnh tranh của FDI tới việc làm sử dụng nhiều phương pháp ước lượng khác nhau,

bao gồm: OLS, FE, IV và Heckman two-step. Nghiên cứu cho thấy tác động lan tỏa

của FDI mạnh hơn tác động cạnh tranh ở các doanh nghiệp tư nhân địa phương. download by : skknchat@gmail.com

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngoài tư nhân không cho thấy hiện tượng này. Tựu trung lại, FDI có đóng góp tích cực tới việc làm ở khu vực sản xuất của Trung Quốc. Dòng vốn FDI trực tiếp giúp ngành sản xuất của Trung Quốc tiếp cận được với thị trường thế giới, thúc đẩy tạo việc làm trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI còn gián tiếp giúp các doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng quy mô việc làm.

FDI vào ngành sản xuất của Ghana cũng giúp cải thiện quy mô lao động (Abor

& Harvey 2008). Sử dụng phương pháp ước lượng 2SLS đối với dữ liệu mảng các

doanh nghiệp sản xuất giai đoạn 1992-2002, Abor & Harvey (2008) kết luận quá 21

trình sản xuất trên quy mô lớn mà FDI mang lại tạo ra nhu cầu về việc làm cho nước tiếp nhận vốn. Các ngành dệt may, gỗ, đồ gia dụng, kim loại, và cách ngành hóa chất được hưởng lợi nhiều hơn so với các ngành khác do FDI trực tiếp tạo ra nhiều công ăn việc làm trong các ngành này. Tuy nhiên, nghiên cứu không nhận thấy tác động của FDI tới trình độ lao động.

Craigwell (2006) hồi quy dữ liệu mảng 20 quốc gia vùng Caribbe trong giai đoạn 1970-2003 với phương pháp FE và phân tích nhân quả Granger. Kết quả cho

thấy, FDI có ảnh hưởng lớn và tích cực tới việc làm ở vùng này. Tác động mạnh nhất đến từ năm đầu tiên của quá trình đầu tư và có thể được cải thiện khi các chính

sách thương mại, hấp thụ vốn và phát triển tài chính được thực hiện tốt. Kết quả này

đưa ra hàm ý chính sách quan trọng cho việc thu hút vốn FDI trong môi trường vĩ download by : skknchat@gmail.com

mô ổn định ở các nước nghiên cứu.

Bashier & Wahban (2013) cho thấy mối quan hệ dài hạn giữa FDI, việc làm, GDP và độ mở nền kinh tế. Sử dụng phương pháp Fully Modified Ordinary Least Square (FMOLS) trên số liệu chuỗi thời gian 1980-2012 của Jordan, nghiên cứu nhận thấy tác động tích cực của FDI tới việc làm tại nước này, với độ co giãn của việc làm với FDI là 0,267.

Wong & Tang (2011) áp dụng phương pháp tự hồi quy trễ (ARDL) để kiểm định quan hệ nhân quả của FDI và việc làm tại Singapore. Nghiên cứu cho thấy mối

quan hệ nhân quả dài hạn từ quy mô lao động của ngành sản xuất và dịch vụ tới dòng vốn FDI và từ FDI và việc làm ngành dịch vụ tới ngành sản xuất. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ nhân quả ngắn hạn giữa FDI-việc làm và việc làm giữa hai ngành, chủ yếu từ ngành sản xuất sang ngành dịch

vụ.

Cụ thể, lao động có trình độ trong hai ngành này thu hút vốn FDI tới Singapore trong dài hạn. Ngược lại, FDI cũng như việc làm ngành dịch vụ giúp làm

tăng việc làm tại ngành sản xuất. Quy mô vốn đầu tư lớn của MNCs trong ngành sản xuất cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ logistics ở Singapore giúp tăng quy mô việc làm ở ngành sản xuất trong dài hạn. Trong ngắn hạn, FDI vào

Singapore giúp tăng việc làm ngành sản xuất, theo đó kéo ngành dịch vụ logistics phát triển và tăng việc làm trong ngành dịch vụ (Biểu đồ 1.1).

22

Biểu đồ 1.1. Tác động ngắn hạn của FDI tới việc làm ngành sản xuất và dịch vụ tại Singapore

Nguồn: Wong & Tang (2011, Biểu đồ 3)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HưỞNG của đầu tư TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 44 - 48)