Tác động tới nguồn lực phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HưỞNG của đầu tư TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

1. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI VIỆC LÀM

1.1.3.1. Tác động tới nguồn lực phát triển kinh tế

Theo Kurtishi-Kastrati (2013), hiệu ứng nguồn lực của FDI có thể coi là hiệu ứng chuyển giao tới nền kinh tế, bao gồm các hiệu ứng về vốn, công nghệ và năng

lực quản lý.

Về vốn, các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) đầu tư các dự án dài hạn, chấp nhận

rủi ro và tạo ra lợi nhuận khi các dự án này có tỷ suất lợi tức hợp lý. Nhiều nhà download by : skknchat@gmail.com

kinh

tế học ủng hộ chính sách tự do hóa các dòng vốn đầu tư quốc tế vì nó giúp dòng vốn

tìm kiếm được các dự án có tỷ suất lợi nhuận cao nhất. MNCs với tiềm lực tài chính

và lợi thế quy mô sẵn có có thể tiếp cận tới các nguồn tài chính khác nhau, chưa xuất hiện tại nước tiếp nhận vốn. Những nguồn tài chính này, ví dụ quỹ đầu tư, được MNCs thu hút hoặc cộng tác đầu tư nhờ danh tiếng của MNCs, và MNCs có thể dễ dàng hơn trong việc đi vay từ thị trường tài chính so với các doanh nghiệp nội địa (Hill, 2000).

FDI đóng góp cho tăng trưởng không chỉ thông qua qua đầu tư vốn của mình mà còn lan tỏa nguồn vốn đầu tư vào các thị trường mới, qua đó tăng hiệu ứng ròng

của FDI.

Về công nghệ, đổi mới công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát

triển kinh tế. Công nghệ có thể thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, cùng với đó là quá trình công nghiệp hóa. Đổi mới công nghệ được thể hiện dưới hai dạng, tuy khác nhau nhưng đều mang lại nhiều lợi ích cho tăng trưởng. Công nghệ có thể được (i) tích hợp trong quá trình sản xuất (ví dụ: công nghệ tìm kiếm, khai thác và chế biến dầu mỏ) hoặc (ii) tách biệt thành một sản phẩm riêng biệt (ví dụ: máy tính

cá nhân) (Hill, 2000). Tuy nhiên, các quốc gia, đặc biệt các quốc gia kém phát triển,

luôn thiếu hụt nguồn lực nghiên cứu và phát triển (R&D) cùng với các kỹ năng cần thiết để cải thiến sản phẩm trong nước và nâng cao trình độ công

nghệ.

FDI một mặt trực tiếp thúc đẩy năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế, mặt

khác lan tỏa công nghệ bằng quá trình chuyển giao công nghệ. Quá trình lan tỏa này

cũng giúp FDI đóng góp tích cực tới năng suất và tăng trưởng ở nước tiếp nhận vốn

12

(UNCTAD, 2010). Công nghệ được chuyển giao có xu hướng tiên tiến, hiện đại và

thân thiện với môi trường hơn những gì hiện có trong nước. Thêm vào đó, ngoại ứng tích cực cũng được tính đến với quá trình học hỏi công nghệ, hiệu ứng lan tỏa

trong chuỗi cung ứng.

Về năng lực quản lý, thông qua chuyển giao tri thức, FDI cải thiện tri thức hiện có của nước tiếp nhận vốn thông qua đào tạo lao động, chuyển giao kỹ năng và

chuyển giao quy trình tổ chức quản lý tiên tiến. Kỹ năng quản lý nước ngoài thông qua FDI cũng có thể tạo ra những lợi ích quan trọng cho nước tiếp nhận vốn. Hiệu

ứng lan tỏa xuất hiện khi nhân sự trong nước được đào tạo về kỹ năng quản trị, tài

chính và kỹ thuật của các doanh nghiệp FDI. Sau đó, họ chuyển sang làm việc ở các

doanh nghiệp trong nước hoặc tự mở công ty riêng. Những hiệu ứng tích cực tương

tự cũng có thể thấy được nếu kỹ năng quản lý từ MNCs giúp cải tiến khả năng quản

trị của doanh nghiệp cung ứng nội địa, và doanh nghiệp phân phối; thậm chí cả các

đối thủ cạnh tranh.

Công nhân tiếp thu các kỹ năng mới thông qua quá trình đào tạo trực tiếp và gián tiếp. Cụ thể, đào tạo tại các doanh nghiệp nước ngoài với trình độ cao giúp công nhân trực tiếp nâng cao năng suất lao động. Sau đó, công nhân có thể làm việc

tại các doanh nghiệp nội địa và truyền đạt lại những kỹ năng học được từ trước, đó

là quá trình đào tạo gián tiếp (Kurtishi-Kastrati, 2013).

Lall & Streeten (1978) đưa ra ba lợi ích về năng lực quản lý và FDI mang lại:

- Hiệu quả quản trị vận hành với tiêu chuẩn quản trị cao; - Năng lực kinh doanh, tìm kiếm các cơ hội đầu tư;

- Ngoại ứng tích cực từ quá trình đạo tạo người lao động (kỹ năng quản trị, kế toán...)

Tổng kết lại về hiệu ứng nguồn lực của FDI, Feldstein (2000) cho rằng:

- Dòng vốn nước ngoài làm giảm rủi ro đối với chủ đầu tư do chúng cho phép chủ đầu tư đa dạng hóa khoản vốn đầu tư của

mình;

- Quá trình hội nhập thị trường vốn quốc tế tạo ra sự lan tỏa các mô hình kinh doanh tiên tiến với trình độ quản trị cao cấp tập đoàn, nguyên tắc kế toán và thể chế hiện đại;

13

- Dịch chuyển dòng vốn quốc tế thúc đẩy năng lực quản trị nhà nước và loại bỏ các chính sách thiếu tính khả thi.

Tuy nhiên, để dòng vốn FDI thực sự phát huy tác dụng, đặc biệt ở các nước download by : skknchat@gmail.com

đang phát triển, nước tiếp nhận vốn cần có trình độ giáo dục, kỹ thuật công nghệ phù hợp với trình độ của MNCs; cùng với đó là khuôn khổ chính sách hợp lý. Nếu không, dòng vốn FDI sẽ rất khó tạo ra những hiệu ứng chuyển giao sang khu vực tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HưỞNG của đầu tư TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 29 - 33)