Tác động tới sự cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HưỞNG của đầu tư TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 34 - 38)

1. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI VIỆC LÀM

1.1.3.3. Tác động tới sự cạnh tranh

Đối với tính cạnh tranh của nền kinh tế, sự xuất hiện của doanh nghiệp nước ngoài tức là gia tăng thêm đối thủ cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa. Điều này có lợi cho nền kinh tế theo nghĩa các doanh nghiệp phải tăng năng suất lao động, giảm giá thành và tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực, từ đó tạo ra tăng trưởng.

14

Tăng tính cạnh tranh cũng khiến các doanh nghiệp tăng hiệu quả đầu tư, thực hiện

R&D để có thể chiếm lĩnh thị trường. Tác động tích cực của FDI tới sự cạnh tranh thị trường nội địa được thể hiện rõ trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt các ngành truyền

thông, bán lẻ, dịch vụ tài chính..., các ngành mà không thể xuất khẩu do dịch vụ trong các ngành này được sản xuất và tiêu thụ trong nước. Tính cạnh tranh trong ngành sẽ cao hơn, qua đó giúp các ngành này tăng năng suất và giảm giá thành dịch

vụ.

Tuy nhiên, MNCs khi đầu tư vào một nước có thể loại bỏ tính cạnh tranh đã download by : skknchat@gmail.com

tồn tại của các doanh nghiệp trong nước, do tiềm lực tài chính và trình độ công nghệ

cao của họ. MNCs có thể chiếm lĩnh toàn bộ thị trường, loại bỏ các doanh nghiệp nội địa thông qua chính sách trợ giá ban đầu. Vấn đề này cần được quan tâm ở các

nước kém phát triển khi chưa có các doanh nghiệp nội địa đủ mạnh.

1.2. Việc làm

Niên giám thống kê 2015 của Tổng cục Thống kê (2016, tr.68) đưa ra một định nghĩa đầy đủ và chi tiết về số lượng lao động đang có việc làm ở Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để xây dựng nên Bộ số liệu LFS hàng

năm.

Tổng cục Thống kê (2016, tr.68) cho rằng “số lao động đang làm việc trong nền kinh tế bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).” Như vậy, đối tượng được coi là có việc làm phải từ đủ 15 tuổi trở lên.

Cụ thể hơn, “Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là những người từ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát) có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm

hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và

gia đình.

Người đang làm việc bao gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó

(vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay download by : skknchat@gmail.com

trở

lại làm sau thời gian không quá 01 tháng). 15

Ngoài ra, những trường hợp cụ thể sau đây đều được coi là người đang làm việc (có việc làm):

(1) Những người đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt

động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc trong cơ sở tuyển dụng;

(2) Những người học việc, tập sự (kể cả bác sĩ thực tập) làm việc và có nhận được tiền lương, tiền công;

(3) Những người làm việc trong các hộ/cơ sở kinh tế của chính họ để sản xuất

ra các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ;

(4) Những người làm việc vì mục đích tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp cho họ mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình họ. Những người này bao

gồm: (i) Người làm việc trong các đơn vị kinh doanh được tổ chức bởi 1 thành viên

gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ;

(ii) Người thực hiện các phần việc, nhiệm vụ của 1 công việc làm công ăn lương được tổ chức bởi 1 thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác

hộ.”

Tổng cục Thống kê (2016, tr.68) Có thể thấy, lao động đang làm việc là một khái niệm dễ hiểu và thường được

dùng trong các nghiên cứu về kinh tế học lao động. Tuy nhiên, để đưa ra cách xác

định đầy đủ và toàn diện về quy mô việc làm trong một nền kinh tế là một quá trình

tỉ mỉ bởi cần phải tính toán hết các yếu tố cấu thành nên hoạt động làm việc của một

cá nhân trong nền kinh tế. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tính toán quy mô việc

làm của Tổng cục Thống kê khi phân tích hiệu ứng việc làm của FDI tại Việt Nam.

Tổng cục Thống kê (2018) cũng xem xét tỷ lệ lao động đã qua đào tạo theo ngành kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê (2016, tr. 69), lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam là lao động thỏa mãn 2 điều kiện sau:

“(i) Đang làm việc trong nền kinh tế; và 16

(ii) Đã được đào tạo ở một trường hay một sơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc Hệ thống giáo dục quốc dân từ 3 tháng trở lên và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên môn,

kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học).”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HưỞNG của đầu tư TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)