Thực trạng hoạt động đầu trực tiếp NƯỚC ngoài và việc là mở Việt Nam 1 Tổng quan FDI và vấn đề việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HưỞNG của đầu tư TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 56 - 62)

1. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI VIỆC LÀM

2.1. Thực trạng hoạt động đầu trực tiếp NƯỚC ngoài và việc là mở Việt Nam 1 Tổng quan FDI và vấn đề việc làm

2.1.1. Tổng quan FDI và vấn đề việc làm

Biểu đồ 2.1. Quy mô vốn FDI thực hiện và việc làm ở Việt Nam, 2007-2016

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018) 18

54

1652141250104884664442420402007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 2016

Tổng số vốn thực hiện (cột trái, tỷ VND) Quy mô việc làm (cột phải, triệu người) 29

Về dòng vốn FDI, từ sau quá trình Đổi mới, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế, thu hút một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau quá trình tăng trưởng đều đặn và liên tục giai đoạn 1991-2006, FDI bắt đầu bứt phá trong năm 2007 với tổng số vốn thực hiện đạt hơn 8 tỷ USD. Tiếp đó, năm 2008 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của dòng vốn này, tăng gấp hơn 6 lần năm 2000 về số dự án lên đến 1.171 dự án với số vốn thực hiện lên tới 11.500 tỷ VND.

Tuy nhiên, đây là giai đoạn nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nóng. Số vốn đăng ký trong giai đoạn này cao hơn rất nhiều so với số vốn thực hiện. Năm 2008, tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký chỉ đạt 16% (Biều đồ 2.2). Xét về số liệu theo giai đoạn, FDI thực hiện tăng 2,4 lần trong giai đoạn 2006-2011 so với giai đoạn 2000 - 2005, trong khi FDI đăng ký tăng tới 5,9 lần.

Chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam đã có bước thay đổi đáng kể khi các doanh nghiệp nước ngoài có tính cam kết cao hơn về số vốn giải ngân so với vốn đăng ký. Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký trong giai đoạn 2011-2016 đạt gần 60%. Số vốn thực hiện tăng lên đến 15,8 tỷ USD trong năm 2016. Kết quả này cho thấy những nỗ lực đáng kể của Việt Nam trong chính sách thu hút vốn FDI có tính cam kết cao hơn. 80000 3000 70000 0 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 download by : skknchat@gmail.com

6 7 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 99999000000000011111119999900000000000000000 1111122222222222222222ộ bơ STổng vốn đăng ký Tổng số vốn thực hiện Số dự án

Biểu đồ 2.2. FDI vào Việt Nam, 1995-2016 (Số dự án, triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018) 2500 60000 50000 2000 40000 1500 30000 1000 20000 10000 500 0 30

Về quy mô việc làm, cùng với sự gia tăng dòng vốn FDI vào trong nước, tổng

số lao động có việc làm của Việt Nam tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 2011- 2015. Hơn 02 triệu việc làm mới ròng được tạo ra, nâng tổng quy mô việc làm từ khoảng 50 triệu lên mức hơn 52 triệu trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu xét theo tính tương đối với quy mô dân số Việt Nam, tỷ lệ này đã đạt đỉnh vào năm 2014, với 58,2% dân số Việt Nam có việc làm; sau đó, giảm dần trong hai năm 2015,

2016 (Tổng cục Thống kê, 2018). Tỷ lệ này giảm xuống sẽ gia tăng áp lực cho người lao động do số người phụ thuộc sẽ tăng lên trong quá trình “già hóa” dân số ở

Việt Nam.

Số liệu về việc làm cũng cho thấy xu hướng “già hóa” của người lao động có

việc làm ở Việt Nam. Tỷ lệ số người lao động có việc làm trong độ tuổi 15-24 đang

giảm xuống rõ rệt, từ khoảng 20% xuống còn 13% trong giai đoạn 2009-2016. Cùng với đó, tỷ lệ đối với người từ 50 tuổi trở lên đã tăng mạnh từ 18% lên 27% trong cùng giai đoạn (Biểu đồ 2.3). Như vậy, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng “già hóa” trong thời gian tới. Quá trình tìm kiếm lao động trẻ sẽ khó khăn hơn. Người lao động khi được thuê cũng sẽ chịu nhiều gánh nặng hơn khi phải nuôi nhiều người phụ thuộc vào

họ. 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 15-24 25-34 35-44 45-49 50+ download by : skknchat@gmail.com

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu việc làm theo độ tuổi, 2009-2016 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018)

31

Xét trong tổng thể vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế, vốn FDI đã trở thành một nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn ở Việt Nam. Tổng vốn đầu tư FDI luôn chiếm hơn 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2011-2016 (Tổng cục Thống kê, 2018). Quy mô vốn FDI lớn; tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI

chỉ hấp thụ 3-4% lao động trong nền kinh tế giai đoạn 2011-2016. Mặc dù con số này đã tăng lên từ mức 1-2% giai đoạn trước đó, tuy nhiên nó vẫn rất khiêm tốn (Biểu đồ 2.4). 60000 50000 40000 30000 20000 10000 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Biểu đồ 2.4. Đóng góp của FDI tới việc làm tại Việt Nam, 2000-2016 (Nghìn ngƣời)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018)

Biểu đồ 2.5 cho thấy quy mô lao động trên vốn mà các thành phần kinh tế khác nhau của Việt Nam thực hiện. Xu hướng chung đó là lượng lao động trên vốn

giảm, doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn hơn trong tương quan với lao động để thực

hiện sản xuất, kinh doanh.

32

150 100 100 50

02010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016

Trung bình Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Biểu đồ 2.5. Số lƣợng lao động trên 1 tỷ VND phân theo khu vực kinh tế, 2010- 2016 (Ngƣời/tỷ VND)

Nguồn: Tác giả tính toán từ Tổng cục Thống kê (2018)

Xét ở các thành phần kinh tế, 1 tỷ VND vốn đầu tư của các doanh nghiệp khu

vực ngoài nhà nước hấp thụ nhiều lao động nhất, tương ứng là hơn 80 lao động trong năm 2016. Con số này đối với doanh nghiệp FDI là rất thấp, chỉ khoảng 7 người/tỷ VND vốn đầu tư. Có thể thấy, khả năng tạo việc làm mới của các doanh nghiệp FDI là khá thấp so với các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Do đó, hiệu ứng việc làm trực tiếp tích cực của FDI là khá nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH ẢNH HưỞNG của đầu tư TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI đến vấn đề VIỆC làm của VIỆT NAM (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)