- Lãng phí về lao động: Công ty sử dụng lao động nhiều hơn so với yêu cầu công việc, bố trí lao động không đúng sở trường và chuyên môn, đặc biệt chưa khai thác
được sức sáng tạo của người lao động. Trong công ty, máy móc đã được tự động hóa nhưng số người đúng máy vẫn nhiều. Trong khối phòng ban, nhiều nhân viên đọc báo trong giờ làm việc do không có việc làm. Trong phòng quản lý kho, bố trí nhiều nhân viên xếp dỡ, thậm chí lúc nào cũng thừa nửa số nhân viên cần thiết. - Lãng phí về cơ sở vật chất và trang thiết bị: máy móc mua về nhưng không được sử dụng hoặc sử dụng không hết công suất.
- Lãng phí về thời gian: thời gian chờ máy hoặc chờ việc quá dài, việc sắp xếp lịch, ca làm việc không hợp lý, tổ chức giao ban hàng ngày quá dài không cần thiết. - Lãng phí về sản xuất dư thừa và dư thừa các yếu tố đầu vào: dự báo nhu cầu thị trường không chính xác nên sản xuất sản phẩm quá nhiều so với nhu cầu, kết quả không bán được hàng, gây tồn kho, đọng vốn của doanh nghiệp. Ngoài sản xuất thừa sản phẩm còn sản xuất thừa bán thành phẩm, đặt mua vật tư dự trữ quá nhiều gây tồn kho lớn, làm chi phí lưu kho lớn.
Biểu đồ 2.3: tỷ trọng tồn kho vật tƣ của Công ty
Khảo sát các loại vật tư đầu vào của doanh nghiệp, chia làm 4 loại, tồn kho sản xuất dự trữ dưới 1 tháng chiếm 8%, tồn kho sử dụng từ 1-3 tháng chiếm 31%, tồn kho sử dụng > 3 tháng chiếm 49%, và tồn kho vật tư chậm luân chuyển không sử dụng chiếm 12%, cho thấy việc lãng phí trong khâu dự trữ vật tư rất lớn , cụ thể đối với một loại vật tư dự trữ trên 3 tháng:
Biều đồ 2.4: nhận diện lãng phí dƣ thừa yếu tố đầu vào
- Lãng phí về tạo ra lỗi: công nhân thiếu trách nhiệm trong vận hành máy móc, trong việc vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang.
- Lãng phí về vận chuyển: kho bố trí xa so với mặt bằng sản xuất, khiến việc vận chuyển phải đi quãng đường xa hơn mức cần thiết. Ngoài ra còn lãng phí do khâu vận chuyển giữa 2 cơ sở sản xuất Bắc Ninh và Hà nội, đơn hàng nhỏ những vẫn sử dụng phương tiện lớn….