Tổ chức bộ máy và đặc điểm về hoạt động đào tạo tại Học viện Chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 31 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Tổ chức bộ máy và đặc điểm về hoạt động đào tạo tại Học viện Chính trị

1.4.1. Tổ chức bộ máy và đặc điểm về hoạt động đào tạo tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trị quốc gia Hồ Chí Minh

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, an í thư, là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của hệ thống chính trị, trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý. HVCTQG HCM nguyên là trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, được thành lập năm 1949. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Học viện đã trải qua các dấu mốc quan trọng: Năm 1975-1977, trước sự đ i h i của công cuộc xây dựng đất nước sau giải phóng miền Nam, tháng 7 năm 1977, an í thư Trung ương Đảng quyết định đổi tên thành Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc và thành lập cơ sở hai tại thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn 1987-1990, Trường đã được đổi tên thành Học viện Nguyễn Ái Quốc, sáp nhập thêm trường Chính trị đặc biệt (trường K) và trường Nguyễn Ái Quốc X. Tháng 3 năm 1993, nhằm tăng cường sự tập trung thống nhất về tổ chức, nội dung chương trình đào tạo trong toàn bộ hệ thống trường Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định chuyển các trường Nguyễn Ái Quốc khu vực I, II, III thành các Phân viện Hà Nội, Phân viện thành phố Hồ Chí Minh, Phân viện Đà Nẵng; Đại học Tuyên giáo chuyển thành Phân viện Báo chí và tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tháng 10 năm 1996, Bộ Chính trị quyết định hợp nhất Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với Học viện. Nhiệm vụ trọng tâm của Học viện trong giai đoạn này là đào tạo cán bộ lãnh đạo trung và cao cấp, tăng cường nghiên cứu khoa học, hướng dẫn nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng cho các Ban, ngành ở Trung ương, địa phương và mở rộng quan hệ

hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Trước yêu cầu của việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoạt động hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, năm 2014, ộ Chính trị ban hành Quyết định số 224/QĐ-TW ngày 06 tháng 1 năm 2014 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Theo quyết định này, nhiệm vụ và quyền hạn HVCTQG HCM như sau:

* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của hệ thống chính trị, lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước về: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm, chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; những vấn đề lý luận và thực tiễn mới trong nước và trên thế giới, khoa học chính trị; khoa học lãnh đạo, quản lý; Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức và trong quy hoạch; ồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị theo phân công, phân cấp; Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên và các đối tượng khác về các chuyên ngành khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo quản lý và một số ngành khoa học xã hội; Đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành cho cán bộ làm công tác báo chí và truyền thông, tuyên giáo, tổ chức, kiểm tra, dân vận, văn ph ng, tôn giáo… của hệ thống chính trị.

* Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo quản lý, một số ngành khoa học xã hội; tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử phong trào cách mạng thế giới; Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung chương trình, nội dung, tổ chức biên soạn, chỉnh lý các giáo trình, tài liệu học tập cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện.

* Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học với các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học của các nước, các đảng cộng sản và công

nhân, các lực lượng cánh tả và tiến bộ, các chính đảng và đảng cầm quyền ở các nước trên thế giới.

Cơ cấu, tổ chức của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh bao gồm: Học viện Chính trị khu vực I, II, III, IV, Học viện áo chí - Tuyên truyền, 18 viện, 06 vụ, 01 ban, 02 văn ph ng, 01 tạp chí, 01 nhà xuất bản, 02 trung tâm (Sơ đồ tổ chức bộ máy HVCTQG HCM xem tại phụ lục số 01)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)