Mục tiêu quản lý tài chính tại Học viện Chính trị khu vực I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 81)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Mục tiêu quản lý tài chính tại Học viện Chính trị khu vực I

Năm 2018 là năm diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế quốc tế và trong nước có nhiều cơ hội thách thức đan xen. Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đang được triển khai và dần đi vào cuộc sống, đáng chú ý là Nghị quyết số 19-NQ/TW đã tạo ra những cơ hội thuận lợi trong việc đổi mới hệ thống tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có Học viện Chính trị khu vực I. Trong những năm tới 2019-2025, khi áp dụng những điểm mới tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP so với Nghị định số 43/2006/NĐ-CP trước đây như việc quy định giá, lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, phương thức bố trí dự toán ngân sách cho ph p đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được quyết định mức trích quỹ bổ sung thu nhập... thì HVCT KVI sẽ chi tỷ lệ ngân sách cho hoạt động phục vụ công tác đào tạo một cách phù hợp nhất và đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu, quản lý hiệu quả các nguồn lực tài chính đầu tư đó. Ngoài ra, HVCT sẽ thúc đẩy các nguồn lực tài chính từ xã hội hóa nhằm huy động nhiều hơn các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng các hoạt động đào, góp phần cải thiện đời sống của cán bộ, viên chức.

Để đáp ứng kịp thời yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng trong tình hình mới, trước những yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đ i h i công tác quản lý tài chính phải nỗ lực không ngừng, tích cực đẩy mạnh để tạo động lực thúc đẩy các mặt hoạt động của Học viện. Công tác đổi mới quản lý tài chính phải đi đôi với việc đổi mới toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng. Trong giai đoạn 2019-2025, Học viện chú trọng đầu tư nguồn lực tài chính phục vụ các mặt hoạt động đào tạo:

- Đầu tư cho nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên: Học viện tập trung xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ nhằm đảm bảo cho đội ngũ giảng viên của Học viện vừa là người giảng vừa là nhà nghiên cứu khoa học, vừa là cán bộ tổng kết thực tiễn, vừa có tư duy của một cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các tố chất ấy là yêu cầu cần và đủ đối với một cán bộ, giảng viên của trường Đảng trong thời kỳ mới; Đồng thời, có tài chính thu hút nhân tài, lực lượng giảng viên kiêm chức, các cộng tác viên có trình độ cao tham gia vào các hoạt động đào tạo của Học viện;

- Đổi mới cơ chế phối hợp giữa các đơn vị giảng dạy với các đơn vị chức năng trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng, từ tuyển sinh, dạy – học đến kiểm tra, thi, xét tốt nghiệp và cấp bằng, chứng chỉ. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo am hiểu nghiệp vụ, có trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, nhiệt huyết với nhiệm vụ được giao, đủ năng lực tham mưu những vấn đề mới nảy sinh trong quản lý đào tạo.

- Đầu tư cho nhiệm vụ cấu trúc lại phương pháp giảng dạy trong tình hình mới. Công tác đổi mới mô hình quản lý đào tạo, bồi dưỡng, tạo tính hệ thống, thông suốt và giám sát lẫn nhau, đảm bảo tính khách quan trong tổ chức quản lý và mục tiêu nâng cao chất lượng đạo tạo, bồi dưỡng như sự độc lập, giám sát lẫn nhau giữa các đơn vị: giảng dạy, quản lý đào tạo, khảo thí và đảm bảo chất lượng. Đổi mới sẽ tối đa hóa hiệu quả và phù hợp với đặc điểm đối tượng đào tạo trong trường Đảng. Hơn thế, trong giai đoạn mới, Học viện cũng quan tâm nhiều hơn về cơ sở vật chất, điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Nhà nước giao phó.

- Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, tạp chí, thông tin khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời tập bài giảng, hệ thống các chuyên đề, giáo trình, giáo khoa phục vụ các môn học, học phần, chuyên đề cho học viên các hệ lớp. Nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống thư viện, hệ thống tư liệu, sách báo, trang thông tin điện tử nâng cao chất lượng phục vụ ở thư viện, ph ng đọc.

- Đầu tư nguồn lực tài chính cho hợp tác quốc tế mở rộng liên kết, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tổ chức cho cán bộ, viên chức của Học viện tham

gia các hoạt động đối ngoại, nghiên cứu và học tập, giao lưu khoa học, trao đổi kinh nghiệm với các đối tác Lào, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

- Đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện dạy – học và quản lý đào tạo; xây dựng, cải tạo và nâng cấp giảng đường, phòng học, phòng làm việc của cán bộ giảng viên, ký túc xá, nhà ăn từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Bên cạnh đó, để công tác đầu tư tài chính được thuận lợi, HVCT KVI cần phải đổi mới quy trình, thủ tục quản lý trong các khâu quản lý tài chính, tài sản và đầu tư trong toàn thệ thống nhằm tiêu chuẩn hóa các mặt quản lý, xác định rõ quyền hạn, nghĩa vụ của các cán bộ thực thi nhiệm vụ quản lý tài chính; Xây dựng được quy chế để phối hợp và phân định rõ công việc, tránh chồng chéo; Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ các văn bản liên quan đến công tác quản lý tài chính nhằm thể chế hóa tất cả các chế độ chi tiêu tài chính, chế độ trang cấp thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ và học viên; Kiện toàn bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách có đủ năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu trong lĩnh vực tài chính.

Công tác đổi mới quản lý tài chính góp phần tăng cường hợp tác và liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, quan hệ quốc tế với các nhà giáo dục, các nhà khoa học tại các Học viện, Viện nghiên cứu, trường Đại học ở trong và ngoài nước. Hơn thế, quản lý tài chính góp phần nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2025.

3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện quản lý tài chính phục vụ hoạt động đào tạo tại Học viện Chính trị khu vực I

Để đảm bảo nguồn lực tài chính cho đầu tư giáo dục, xây dựng các giải pháp quản lý tài chính mới, sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước có hiệu quả, trước hết, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần tiếp tục rà soát hệ thống, tiêu chuẩn, tiêu chí, định mức thu – chi ngân sách cho hoạt động phục vụ đào tạo hàng năm. ên cạnh đó, Học viện cần phải hoàn thiện quản lý tài chính một cách toàn diện, thông suốt đảm bảo tính công bằng, minh bạch cho toàn thể cán bộ, viên chức nhằm nâng cao

chất lượng, quy mô đào tạo; Hoàn thiện các chính sách tài chính, đặc biệt chú trọng tới tính đặc thù phục vụ công tác đào tạo trong hệ thống trường Đảng, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện, điều chỉnh kịp thời giúp Học viện tổ chức tốt công tác ban hành các quy chế, quy định chính sách tài chính và có biện pháp quản lý phù hợp nhất

Hoàn thiện quản lý tài chính phục vụ hoạt động đào tạo theo phƣơng châm “Dân chủ, Sáng tạo, Đồng bộ, Chất lƣợng”

HVCT KVI xây dựng chính sách quản lý tài chính phải thực hiện một cách bài bản, đồng bộ là nền tảng để phục vụ tốt các hoạt động đào tạo. Đồng thời, tiếp tục định hình, thông qua các bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và đào tạo tạo ra khả năng kết nối giữa Học viện với các hội đồng khoa học bên ngoài. Vì vậy, đ i h i đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính không ngừng phấn đấu, học h i để đáp ứng các trình độ tiên tiến trong hoạt động trao đổi học thuật giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây chính là cơ hội để Học viện có thể mở ra nhiều triển vọng hợp tác sâu rộng, khẳng định vị trí, hình ảnh của mình với bạn bè quốc tế. Hoàn thiện quản lý tài chính, kế toán cũng như việc nắm vững, ứng dụng các quy trình thanh quyết toán tài chính tiên tiến để cải thiện thủ tục tài chính một cách nhanh gọn, chuẩn xác, nâng tính chuyên môn hóa và chuyên nghiệp.

Hoàn thiện quản lý tài chính phải phù hợp với nhiệm vụ đặc thù của Học viện

HVCT KVI trực thuộc hệ thống HVCTQG HCM có mô hình hoạt động giống các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục – đào tạo tự chủ một phần về nguồn lực tài chính. Nhưng do đặc thù về đối tượng đào tạo là các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt ở 28 tỉnh thành phía Bắc nên việc hoàn thiện quản lý tài chính ở Học viện cần phải xuất phát từ đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của đơn vị. Học viện cần lấy kế hoạch chiến lược trong công tác đào tạo làm cơ sở để tăng cường sự phối hợp, trách nhiệm hoàn thiện công tác quản lý đào tạo gắn với sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy và cách tiếp cận theo hướng mở trong giải pháp quản lý tài chính nhằm phát huy hiệu quả các mặt phục vụ hoạt động đào tạo

Hoàn thiện quản lý tài chính theo hƣớng hiện đại hóa, đảm bảo tính đồng hộ, hiệu quả

HVCT KVI chủ động phát huy những ưu điểm, khắc phục mọi khó khăn, minh bạch trong chi tiêu tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường giảm chi phí trong mọi hoạt động của từng đơn vị. Hoàn thiện quản lý tài chính cần thực hiện liên tục tạo điều kiện tái cấu trúc nguồn nhân lực, quy trình quản lý, cải thiện chất lượng nguồn lực đầu tư tài chính tạo ra cơ chế công bằng đảm bảo lợi ích cán bộ, giảng viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đầu ra, đảm bảo theo chỉ tiêu kế hoạch đồng thời giảm thiểu thủ tục hành chính góp phần tạo lợi nhuận và cắt giảm chi phí, tạo nguồn thu tài chính phát triển bền vững. Trong thời đại tiên tiến, đổi mới quản lý tài chính đòi h i mỗi cán bộ phải có mục đích rõ ràng, kế hoạch đặt ra phải sát hợp, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để sử dụng tốt các phần mềm kế toán hay các phần mềm khác quản lý tài chính phục vụ hoạt động đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới, đ i h i về thông tin đa dạng phục vụ cho công tác điều hành.

Công tác tài chính xác lập mục tiêu phát triển của Học viện để xây dựng kế hoạch hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất, cải tạo các hạng mục công trình, mua sắm tài sản như: trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học liệu, thư viện, nhà ký túc xá, công nghệ thông tin. Tăng cường ứng dụng công nghệ vào quy trình quản lý tài chính thanh quyết toán tài chính đào tạo, nâng cao chất lượng công việc. Hơn thế, hoàn thiện quản lý tài chính Học viện phải được thực hiện công khai, minh bạch giúp cho việc thực hiện quản lý tài chính được nghiêm túc, tăng cường giám sát của cán bộ, viên chức trong việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của cơ quan kiểm toán Nhà nước.

Hoàn thiện quản lý tài chính phục vụ quản lý đào tạo phải đƣợc phải đƣợc thực hiện song hành với các hoạt động phục vụ công tác khác của Học viện

Xây dựng các chính sách phục vụ cho các hoạt động đào tạo trong cùng hệ thống cần thực hiện đồng bộ, thống nhất không tạo ra sự bất bình đẳng, sự chênh lệch quá lớn giữa các khối khối giảng dạy và khối hành chính - hậu cần. Cần phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng, ban và các khoa chuyên môn để xây dựng thông tin tài chính, tổng hợp theo từng lĩnh vực, chỉ tiêu, kiểm tra, đối chiếu thường xuyên. Sự phối hợp

đó sẽ tạo ra những thông tin uy tín, chất lượng, xây dựng được niềm tin đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên trong quá trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và nâng cao vị thế của HVCT KVI trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Trong giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn đến năm 2025, HVCT KVI chú trọng đẩy mạnh cải cách công tác kế hoạch - tài chính, đặc biệt sẽ dành nguồn kinh phí ngân sách đáp ứng kịp thời cho các hoạt động đào tạo. Công tác kế hoạch - tài chính tạo động lực mạnh mẽ để kích thích các mặt công tác khác của Học viện phát triển nhanh và bền vững. Để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính một cách đồng bộ, hiệu quả, bên cạnh việc cải cách thủ tục thanh quyết toán tài chính cần phải chú ý tới việc tạo động lực làm việc cho cán bộ, giảng viên thông qua môi trường vật chất, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo và phát triển, tạo được mức tăng thu và sử dụng dụng một cách có hiệu quả cao về tài chính của Học viện.

Thực hiện công tác quản lý tài chính phải gắn liền với lợi ích của tập thể và cá nhân theo đúng mục tiêu Học viện đề ra như tăng mức thu nhập, nâng cao đời sống cả vật chất và tinh thần cho cán bộ, giảng viên. Việc tính thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức phải lấy kết quả, hiệu quả công việc gắn với từng vị trí việc làm làm cơ sở, để đảm bảo tính bình đẳng lợi ích trong Học viện. Công tác tài chính phải thực hiện tốt những dự toán chi tiêu hàng tháng, quý như chi lương, phụ cấp, thu nhập tăng thêm, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; chi chuyên môn nghiệp vụ và chi khác. Thực hiện mục tiêu hoàn thiện chính sách, áp dụng các biện pháp quản lý tài chính một cách hiệu quả và khoa học, có lộ trình gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của HVCT KVI. Thực hiện đúng phương châm tập “Dân chủ, Sáng tạo, Đồng bộ, Chất lượng” trong công tác quản lý kế hoạch - tài chính của HVCT KVI.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU I ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU I

3.2.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, quản lý tài chính phục vụ hoạt động đào tạo động đào tạo

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ có tính chất đặc thù riêng, công tác quản lý tài chính của HVCT KVI luôn không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí để đáp ứng quy mô đào tạo ngày càng mở rộng. Học viện cần phải: Kiện toàn dần bộ máy và cán bộ cao cấp thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo xu hướng ưu tiên xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch tổng thể đội ngũ cán bộ giảng dạy và đội ngũ cán bộ khoa học chủ chốt, đội ngũ cán bộ giảng dạy, khoa học kế cận cho giai đoạn 2018-2025 nhằm mục tiêu nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Hàng năm, các đơn vị lập kế hoạch cụ thể về nhu cầu sử dụng của đơn vị, rà soát đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng với nhiệm vụ giao. Kế hoạch biên chế phải đảm bảo phù hợp giữa kế hoạch biên chế với chức năng, nhiệm vụ và khả năng tài chính của đơn vị. Trong công tác quản lý nhân sự, dưới sự quan tâm sâu sát của an Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị, trên cơ sở phong trào thi đua, bình x t

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 81)