Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ quản lý tài chính phục vụ hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 93 - 99)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ quản lý tài chính phục vụ hoạt động đào tạo

nhập, nâng cao đời sống cả vật chất và tinh thần cho toàn bộ cán bộ.

Chủ động trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao chất lượng lập, chấp hành và thanh, quyết toán nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động đào tạo theo đúng quy đinh của Nhà nước. Tích cực nắm bắt thông tin kịp thời các chỉ tiêu đào tạo của Bộ GD&ĐT, HVCTQG HCM giao để kịp thời nắm bắt, điều tiết quy mô, cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu sử trong đảm bảo tính phát triển bền vững và ổn định.

Bên cạnh đó, cũng phải kiện toàn cả đội ngũ cán bộ, nhân viên phụ trách công tác tài chính, kế toán trên cơ sở phân công từng vị trí, nhiệm vụ của viên chức phù hợp với khả năng trình độ chuyên môn, phát huy được thế mạnh, sở trường trong khi thực thi nhiệm vụ. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, có sự kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác của từng viên chức.

3.2.2. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ quản lý tài chính phục vụ hoạt động đào tạo đào tạo

3.2.2.1 Đối với công tác lập dự toán tài chính phục vụ hoạt động đào tạo

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế tự chủ tài chính, HVCT KVI căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước, kết quả thu sự nghiệp và chi hoạt động thường xuyên của năm trước kiền kề được Học viện phê duyệt để làm căn cứ xác định các chỉ tiêu trong dự toán thu chi năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị để không xảy ra tình trạng mất cân đối giữa khối lượng công việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chi phí thực hiện.

Dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên là căn cứ để xác định mức kinh phí NSNN giao bảo đảm hoạt động thường xuyên của các đơn vị. Các đơn vị khi lập dự toán chi cần căn cứ vào các chế độ tiêu chuẩn, định mức hiện hành và các quy định, định mức tại quy chế chi tiêu nội bộ để lập dự toán cho từng nội dung chi cụ thể theo mục lục NSNN và riêng cho từng nguồn kinh phí.

Tái cơ cấu danh mục đầu tư, phân bổ các nguồn tài chính tập trung, có trọng điểm vào những hạng mục quan trọng để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Học viện.

Hạn chế mức tối đa, kiểm soát chặt chẽ các phát sinh các nhiệm vụ đột xuất, ngoài kế hoạch, dự toán ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về tài chính.

Trong giai đoạn 2018-2025, Học viện sẽ nghiên cứu, chú trọng hơn nữa công tác ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, mợ rộng dự toán các biến động trong giai đoạn mới để có thể quyết định một cách tổng quát, chính xác hơn và bổ sung các phương án dự phòng.

Phòng Kế hoạch – Tài vụ xây dựng hệ thống chứng từ ghi nhận, phân loại, ghi chép các khoản thu – chi trên hệ thống sổ sách và định kỳ báo cáo tình hình thực hiện các nguồn thu. Bên cạnh đó, ph ng phải theo dõi chi tiết việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trên cơ sở minh bạch, hiệu quả.

3.2.2.2 Đổi mới công tác chấp hành dự toán

Tổ chức chấp hành dự toán thu chi tài chính hàng năm theo chế độ chính sách của Nhà nước có ý nghĩa quyết định tới chất lượng quản lý nguồn kinh phí và hiệu quả tổ chức triển khai nhiệm vụ chuyên môn. Khả năng điều hành và vai trò của bộ máy quản lý tài chính tại đơn vị quyết định công tác chấp hành dự toán thực hiện tốt hay không. Để đáp ứng được những đ i h i về quản lý tài chính, Luật Ngân sách sửa đổi, công tác chấp hành cần tiếp tục đổi mới

HVCT KVI phải quản lý toàn diện các nguồn và sử dụng kinh phí: Quản lý phải thực hiện từ lựa chọn phương thức tạo lập, các biện pháp huy động, kiểm soát nguồn thu... cho đến khi được cấp kinh phí và được đưa vào nguồn kinh phí thuộc quyền sử dụng. Trên cơ sở đó, Học viện xây dựng phương án thực hiện các nhu cầu sử dụng, hoàn thiện các thủ tục cấp phát, thanh toán, chi trả. Đồng thời, để đảm bảo các quy định về mục thu chi ngân sách, HVCT KVI cần kiểm tra thường xuyên quy trình sử dụng kinh phí ở mỗi bộ phận, cá nhân đáp ứng các yêu cầu về quản lý tài chính mà nhà nước đã quy định.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng một cách thường xuyên, liên tục trong từng khâu nghiệp vụ, giúp kịp thời chấn chỉnh sai phạm, tránh thất thoát lãng phí, chống chủ nghĩa cá nhân cơ hội.

Nghiên cứu ban hành các văn bản quyết định và các văn bản hướng dẫn cụ thể trong công tác quản lý tài chính đảm bảo thực hiện theo các tiêu chuẩn, chế độ định mức quản lý tài chính được áp dụng quyết định có liên quan của nhà nước đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch.

Quản lý có hiệu quả các nguồn thu sự nghiệp: Do đặc thù về nguồn thu Ngân sách Nhà nước vẫn là nguồn thu chính, đảm bảo cho hoạt động của phần lớn các đơn vị trong hệ thống Học viện. Trong năm tới, HVCT KVI cần quan tâm hơn nữa đến xây dựng chiến lược nguồn tài chính, chủ động mở rộng, đa dạng hóa nguồn lực tài chính, tìm kiếm các hoạt động liên doanh, liên kết trong đào tạo và tất cả các lĩnh vực trong khuôn khổ được Nhà nước cho ph p hướng đến tính hiệu quả và công bằng trong phân bổ và sử dụng các nguồn này để phục vụ tốt công tác phục vụ đào tạo.

Đối với nguồn thu từ NSNN: HVCT KVI tăng cường nguồn thu ngân sách cấp thông qua chỉ tiêu tuyển sinh và các nhiệm vụ không thường xuyên phát sinh. Đây là nguồn thu chủ yếu trong tổng thu hàng năm và có vai tr rất lớn đối với Học viện: (i): góp phần tăng đầu tư cho sự nghiệp giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện học tập và giảng dạy góp phần cải thiện đời sống cho cán bộ, viên chức; (ii) Thực hiện chủ trương xã hội, khai thác tiềm năng của các thành phần kinh tế đóng góp kinh phí cho các trường trong điều kiện nguồn NSNN còn hạn h p; (iii) Các đơn vị sẽ phát huy được tính năng động của mình trong việc huy động các nguồn tài chính để đầu tư phát triển sự nghiệp đào tạo.

Đối với nguồn thu ngoài NSNN.Đây là nguồn thu bổ sung cho nguồn ngân sách nhà nước, được huy động từ nguồn thu học phí, thu tự tận dụng cơ sở vật chất, xuất bản, thu liên kết với các trường chính trị, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu nhằm huy động đóng góp nguồn lực tài chính, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu của HVCT KVI.

Để thực hiện tốt các giải pháp trên, HVCT KVI cần thực hiện thể chế hóa quy chế về các khoản thu và sử dụng các khoản đóng góp ngoài học phí. Thực hiện công khai hóa các mức thu học phí và các khoản đóng góp khác vào đầu năm học và điều chỉnh có tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, chi phí đơn vị, khả năng đảm bảo ngân sách

so với chi phí và các yếu tố khác như yếu tố về khoảng cách địa lý, yếu tố kinh tế - xã hội, tăng trưởng nguồn thu tại đơn vị, giảm bớt gánh gặng cho NSNN.

Trong phạm vi được giao quyền tự chủ, đơn vị cần chủ động tổ chức thêm các hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa học, tư vấn, hợp tác, liên doanh, liên kết nhằm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, viên chức trong đơn vị, đồng thời có cơ hội để thu hút thêm các nguồn tài chính, nâng dần khả năng tự bảo đảm về kinh phí hoạt động. Việc tìm ra các nguồn thu tại đơn vị sẽ giảm bớt gánh nặng cho NSNN, tạo thu nhập nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức cần thực hiện các giải pháp sau:

- Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học để thu hút đối tượng tham gia học tập đồng thời tạo điều kiện cho giảng viên trẻ lên lớp để phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ, kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và có nguồn vốn đầu tư bổ sung cho các hoạt động đào tạo.

- Đa dạng hóa loại hình lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, các hợp đồng nghiên cứu khoa học, các hoạt động hợp tác quốc tế, xuất bản tạp chí, các hình thức liên kết với các tổ chức trong nước và ngoài nước.

- Mở rộng nguồn thu từ hoạt động khoa học, tích cực tìm kiếm và triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong và ngoài nước, ứng dụng kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào hoạt động đào tạo.

- Sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ thông qua quan hệ hợp tác song phương, đa phương; sự ủng hộ từ các doanh nghiệp, cá nhân nhằm có điều kiện tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí để phục vụ cho công tác đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng bằng việc nâng cấp hệ thống thư viện điện tử, hiện đại hóa trang thiết bị hỗ trợ công tác dạy học tại giảng đường, ký túc xá, nhà ở học viên.

Quản lý các khoản chi: Đối với nhiệm vụ chi thường xuyên: Học viện chủ động rà soát lại quy chế chi tiêu nội bộ, thay thế các định mức chi lạc hậu, cập nhật chế độ chi mới theo đúng quy định để thực hiện chi tiêu, mức độ chi phù hợp với tình hình thực tế để chi cho các hoạt động phục vụ đào tạo theo nội dung Nghị quyết Trung

ương 6 khóa XII rà soát, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, sắp xếp lại nhân sự trên cơ sở xác định vị trí việc làm dựa trên trình độ, năng lực chuyên môn.

Xây dựng hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ để làm căn cứ thanh toán và quản lý chi tiêu trong phạm vi và khả năng chi trả của đơn vị, là căn cứ kiểm soát chi của kho bạc, để cấp trên quản lý trực tiếp theo dõi, kiểm tra thực hiện việc chi tài chính. Phần lớn các dịch vụ do các nhà cung cấp bên ngoài thực hiện thông qua các hợp đồng thuê khoán như các dịch vụ vệ sinh môi trường, chăm sóc vườn hoa cây cảnh, văn ph ng phẩm, mực in, xăng xe, vật dụng, chè nước... HVCT KVI khi thực hiện bổ sung vào quy chế chi tiêu nội bộ cần thực hiện theo đúng quy trình những nội chi phát sinh làm căn cứ kiểm soát chi.

Chú trọng việc quản lý chặt chẽ chi trả thu nhập tăng thêm, trích lập và sử dụng các quỹ, nguồn vốn và tài sản. Học viện cần tính toán cân bằng giữa việc tái đầu tư thông qua quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp với chi trả thu nhập tăng thêm nhằm động viên khuyến khích kịp thời công chức, viên chức. Việc trích lập và sử dụng các quỹ phải dựa trên cơ sở kết quả hoạt động tài chính, đảm bảo tính kế thừa và phải theo đúng quy định. Học viện cần quản lý tốt các nguồn kinh phí, quyết toán đúng nguồn đối với các nội dung phát sinh. Định kỳ xác định kết quả tài chính để tiến hành phân bổ chi phí phát sinh cho các nhiệm vụ phù hợp với thực tế triển khai các hoạt động chung và các hoạt động đào tạo và NCKH.

Hàng năm, HVCT KVI thường xuyên tổng hợp báo cáo đơn vị cấp trên về tình hình thực hiện thu – chi sự nghiệp, xây dựng phương án thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đồng thời báo cáo những vướng mắc, khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện để cơ quan quản lý nghiên cứu và có phương án, hướng dẫn tháo gỡ kịp thời.

Đối với nguồn kinh phí chi không thường xuyên.Việc quản lý nhiệm vụ chi không thường xuyên dựa trên tính chất và nhiệm vụ được giao. Đối với công tác mua sắm, công tác cải tạo, sửa chữa tài sản để phục vụ các hoạt động đào tạo và NCKH cần có kế hoạch, phương án theo quy hoạch tổng thể, để hạn chế đầu tư dàn trải gây lãng phí nguồn nhân lực, k m hiệu quả sử dụng vốn, đề xuất thực hiện hiệu quả được GĐ phê

duyệt và xin ý kiến của Giám đốc HVCTQG HCM phê duyệt danh mục. Thường xuyên theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện đầu tư tài chính cho các hoạt động đào tạo với đơn vị chủ quản để có sự điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả tránh lãng phí. Mặt khác, xây dựng cơ sở vật chất phải tận dụng tối đa công năng phục vụ cho hoạt động dạy – học. Cuối năm, đối với các khoản chi thường xuyên c n dư, HVCT KVI phải đối chiếu số dư tiền gửi tại Kho bạc và báo cáo về HVCTQG HCM để tổng hợp để gửi ộ Tài chính x t chuyển kinh phí theo thông tư quy định của Nhà nước. Để thực hiện tốt, kịp thời các nhiệm vụ được giao, công tác thanh quyết toán cần phải đẩy nhanh tiến độ tránh gây nợ động vốn xây dựng cơ bản k o dài sang năm sau, không tất toán được tài khoản của dự án. Học viện cần thực hiện dứt điểm các kiến nghị của các đoàn thanh, kiểm tra về các hoạt động tài chính phục vụ đào tạo và khoa học. Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện các Luật thuế.

ên cạnh đó, Học viện cũng cần lưu ý một số giải pháp giảm chi không thuường xuyên sau: Thứ nhất, HVCT KVI cần đổi mới cơ cấu lại tổng thể chi thường xuyên để khắc phục tình hình NSNN đang gặp khó khăn, bội chi cao, nghĩa vụ công nợ tăng nhanh. Trong thời gian tới, Học viện cần tập trung mạnh mẽ trong công tác lập dự toán sát với nhiệm vụ được giao, có chiến lược trung và dài hạn, ưu tiên các chiến lược phục vụ hoạt động đào tạo trong từng giai đoạn, tránh những khoản chi phát sinh. Thứ hai, Học viện chú trọng huy động nguồn lực tài chính có thể đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động đào tạo, đặc biệt tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ. Thứ ba, chú trọng dành tỷ lệ nguồn kinh phí để nâng cao chất lượng đào tạo cho giảng viên. Học viện cần xây dựng các chính sách, tiền lương, chế độ ưu đãi cho giảng viên, đảm bảo thu nhập tương xứng, đồng thời tạo điều kiện, hỗ trợ việc đào tạo thường xuyên, đào tạo lại để cập nhật các tin tức thời sự, tin tức chính trị…trong nước và quốc tế. Đặc biệt chú ý bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ khắc phục tình trạng “thiếu thầy” tại Học viện, tăng số lượng nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng bài giảng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tạo động lực, cơ chế khuyến khích giảng viên để tham gia giảng dạy theo hướng áp dụng các mới, sử dụng phương tiện hiện đại, tích cực tham gia biên soạn, nâng cấp các tập bài giảng, dự giờ, nghiên cứu khoa học phấn đấu trở thành một giảng viên vừa gi i kiến thức vừa tốt về kĩ năng. Tạo điều kiện để

cán bộ có thể được đi bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách và cần tiến hành liên kết với đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học với đội ngũ cán bộ giảng viên của Học viện để cùng tham gia sinh hoạt chuyên môn, hội thảo khoa học, truyền đạt kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực.

3.2.2.3. Đổi mới công tác kế toán, quyết toán

Quyết toán là khâu kiểm tra, đánh giá, rà soát, chỉnh lý lại toàn bộ việc sử dụng kinh phí đã được kế toán phản ánh sau một chu kỳ hoạt động tài chính. Để hoàn thiện công tác kế toán, quyết toán của các đơn vị của hệ thống Học viện cần đổi mới hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)