Hiệu quả quản lý nguồn thu, chi tại Học viện Chính trị khu vực I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 72 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.3 Hiệu quả quản lý nguồn thu, chi tại Học viện Chính trị khu vực I

Học viện có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường. Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính trong trường được chuẩn hoá, công khai hoá, minh bạch và theo đúng quy định. Đảm bảo sự phân bổ kinh phí, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường.

Nguồn lực tài chính được phân bổ hợp lý, sử dụng theo đúng quy định

Cơ chế quản lý tài chính phục vụ các hoạt động đào tạo tại Học viện bảo đảm hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, đảm bảo quyền tự chủ của Học viện, phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước, Bộ Tài chính, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị khu vực I. Trong cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư tài chính cần chú ý nguyên tắc lấy cao cấp lý luận chính trị làm trục chính, lấy cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung làm cơ sở đầu tiên để xác định giờ chuẩn, tiếp theo là cao cấp lý luận chính trị không tập trung, bồi dưỡng và các hệ khác.

Dự toán chi từ nguồn ngân sách cấp được giao giai đoạn 2015-2017 đã đảm bảo được các khoản chi quản lý hành chính theo định mức phân bổ dự toán kinh phí theo phương án tự chủ tài chính của các giai đoạn. Với định mức phân bổ ngân sách hàng năm đã đảm bảo được các khoản chi cho con và một số dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp được sử dụng đầu tư sửa chữa hệ thống nhà làm việc, ký túc xá, nhà khách, sân thể thao, giảng đường, đường điện, mua sắm các trang thiết bị, khu thể thao… các khoản chi được chi từ đúng nguồn, phân bổ theo đúng dự toán được phê duyệt

Công tác quản lý tài chính thực hiện theo các tiêu chuẩn, chế độ, định mức phù hợp: Quá trình thực hiện chi sử dụng ngân sách theo đúng dự toán được giao, chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, bảo đảm sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm; Các hoạt động nghiệp vụ kế toán tài chính bảo đảm đúng

chế độ, chính sách của Nhà nước; lập và phân định tốt việc thực hiện chi tiêu ngân sách hàng năm công khai tới các khoa, phòng. Hiệu quả của hoạt động tài chính góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ chung của Học viện và chăm lo đời sống cho cán bộ, viên chức. Việc lập dự toán thu NSNN hàng năm được thực hiện căn cứ vào Thông báo giao chỉ tiêu đào tạo hàng năm của HVCTQG HCM và Bộ GDĐT. Đối với dự toán chi từ nguồn thu sự nghiệp, căn cứ vào các văn bản định mức, chế độ do Nhà nước và Học viện ban hành, và quy chế chi tiêu nội bộ xác định nhiệm vụ chi từ nguồn thu sự nghiệp với mục đích nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giao, quán triệt thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và cân đối trích lập nguồn cải cách tiền lương cho các năm tiếp theo. Sử dụng 40% học phí chính quy thu được để lại theo chế độ trong năm để thực hiện tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo chủ trương của Chính phủ.

Nguồn lực tài chính được phân bổ, sử dụng phù hợp với điều kiện của Học viện, có tính toán đến các nhiệm vụ phát sinh ngoài kế hoạch: Trong giai đoạn 2015- 2017 Học viện Chính trị khu vực I đã thực hiện xây dựng kế hoạch tổng thể hàng năm và các năm tiếp theo, bám sát vào chức năng nhiệm vụ chính trị được cấp trên giao. Trên cơ sở dự toán NSNN đã được thẩm định và giao trong giai đoạn tự chủ cùng với những thay đổi về các cơ chế chính sách của Nhà nước, sự biến động của giá cả của thị trường, trong các giai đoạn tự chủ, trên cơ sở thực tế, Học viện tổ chức điều hành, triển khai nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ chi tài chính phục vụ đào tạo và khoa học. Các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về tài chính về cơ bản đáp ứng các hoạt động đào tạo góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức của Học viện

Học viện đã tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị với chất lượng cao hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học ngày càng đổi mới, phát triển, trong đầu tư trang thiết bị, ưu tiên các trang thiết bị trực tiêp phục vụ hoạt động Dạy và Học.

Đầu tư nguồn lực tài chính cho nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng. Tăng số lượng giảng viên có trình độ Tiến sĩ, học hàm Phó Giám sư, Giáo sư. Đồng thời có cơ chế tài chính thu hút

lực lượng giảng viên kiêm chức, các cộng tác viên có trình độ cao tham gia vào các hoạt động đào tạo, NCKH của Học viện.

Về chi trả tiền lương, Học viện đã thực hiện đúng theo các văn bản ban hành về chế độ tiền lương, kịp thời giải quyết cải cách tiền lương khi có văn bản của các cơ quan quản lý. Do đơn vị thuộc loại hình đơn vị sự nghiệp giáo dục nên đối với các giảng viên, ngoài tiền lương được hưởng theo hệ, bậc quy định, c n được hưởng thêm phụ cấp 45% so với hệ số lương, tiền đứng lớp. Trong giai đoạn thực hiện tự chủ tài chính giai đoạn 2015-2017, Học viện đã cân đối từ nguồn NSNN đảm bảo và nguồn thu tại đơn vị chi hỗ trợ cho các cán bộ phục vụ giảng dạy khối hành chính được hưởng phụ cấp này là từ 20%-30% so với hệ số lương cơ bản. Về chi trả thu nhập: Đơn vị đảm bảo cấp phát tiền trợ cấp ăn trưa, trợ cấp ổn định thu nhập hàng tháng 900.000 đ/người, trợ cấp các ngày lễ tết cho cán bộ nhân viên theo thông báo của Ban Tổ chức Trung ương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tính trung bình chi 2 triệu đồng/người/đợt.

Về thu nhập tăng thêm: Cuối năm tài chính, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, Học viện Chính trị khu vực I đã xác định kết quả tài chính chênh lệch thu lớn hơn chi để làm căn cứ chi trả thu nhập tăng thêm

Để đảm bảo phòng tránh những rủi ro về tài chính và quản lý tài chính phát sinh trong thực tế, trong quá trình xây dựng dự toán hàng năm, Học viện đều tính đến các nhiệm vụ phát sinh ngoài kế hoạch. Tính dự ph ng cũng được thể hiện trong công tác lập dự toán chi khi hoạt động này được thực hiện căn cứ vào phương án tự chủ từng giai đoạn, căn cứ vào các văn bản nhà nước về cải cách tiền lương, căn cứ nhiệm vụ triển khai trong từng năm và tính toán đến các yếu tố thay đổi như: Chính sách mới được ban hành, yếu tố lạm phát,trượt giá, phát sinh tăng các nhiệm vụ, chi phí..., có tính toán đến các nhiệm vụ phát sinh ngoài kế hoạch

Huy động nguồn lực tài chính đáp ứng quy mô đào tạo, quản lý tài chính tiết kiệm, hiệu quả:Trong giai đoạn 2015-2017, HVCT KVI đã ưu tiên bố trí thực hiện các nhiệm vụ chính yếu, huy động các nguồn lực tài chính, bố trí nguồn NSNN cấp thực hiện các nhiệm vụ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động đào tạo và khoa học, tập trung

nguồn kinh phí vào đầu tư mua sắm, sửa chữa lớn cấp thiết nhằm mục đích tăng cường hệ thống cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ các hoạt động đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu khoa học đáp ứng quy mô đào tạo, đồng thời luôn đảm bảo yêu cầu về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bên cạnh nguồn tài chính do NSNN cấp, Học viện cũngtăng cường các nguồn thu ngoài NSNN. Đây là nguồn thu đáng kể bổ sung cho nguồn ngân sách, huy động từ nguồn thu học phí, sự đóng góp của cộng đồng thông qua thực hiện xã hội hóa, khai thác sử dụng một cách hợp pháp các lợi thế về mặt bằng, cơ sở vật chất hiện có. Tăng nguồn thu từ các dịch vụ đào tạo, các hợp đồng nghiên cứu khoa học, các hoạt động hợp tác quốc tế, các hoạt động xuất bản, in ấn, các hình thức liên kết, liên doanh với các tổ chức trong nước và quốc tế, thông qua hệ thống các quy chế hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường triển khai hợp tác về nghiên cứu khoa học phục vụ trực tiếp cho công tác đào tạo và giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời có nguồn vốn đầu tư bổ sung cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Học viện. Tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ và các nguồn thu khác, tranh thủ các nguồn tài trợ trong nước và nước ngoài để có thêm nguồn kinh phí đầu tư tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng ngày một tốt hơn cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của HVCT KVI.

Định kỳ kiểm tra, giám sát việc phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính đúng quy trình quản lý tài chính: Cuối năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ, công việc được giao, HVCT KVI kiểm tra: kinh phí tiết kiệm được sử dụng đúng nội dung và mục đích; kiểm tra trích lập các quỹ; kiểm tra việc chuyển nguồn kinh phí sang năm; Kiểm tra việc hạch toán kế toán và mục lục ngân sách; việc quyết toán ngân sách đúng thời hạn, biểu mẫu; xem xét quyết toán tài chính công khai. Tăng cường ban hành và kiểm tra việc ban hành các chính sách tài chính phục vụ các hoạt động đào tạo và khoa học đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước, đủ nguồn kinh phí để đáp ứng được các hoạt động đào tạo và khoa học.

Công khai, minh bạch việc sử dụng nguồn lực tài chính: Về công tác lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí HVCT KVI đã quy định rõ thời gian, trách nhiệm của các đơn vị, có các quy trình, biểu mẫu thanh quyết toán được rõ ràng, công khai hàng ngày trên trang Hành chính điện tử (Egov) của Học viện Chính trị khu vực I

đồng thời qua các văn bản: Thông báo số 412/TB-HVCTKV I ngày 12/10/2016 về việc công khai quyết toán thu, chi nguồn ngân sách, nguồn khác năm 2015; Thông báo số 35/TB-HVCTKV I ngày 29/1/2016 về việc công khai quyết toán thu, chi nguồn ngân sách, nguồn khác năm 2014; Thông báo số 23/TB-HVCTKV I ngày 21/01/2016 về công khai danh mục mua sắm, sửa chữa tài sản cố định được giao năm 2016; Thông báo số 809 ngày 30/12/2016 về việc công khai quyết toán vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)