Chấp hành dự toán thu, chi tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 44 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2 Chấp hành dự toán thu, chi tài chính

2.2.2.1. Các hoạt động sử dụng nguồn kinh phí và các khoản chi tại Học viện Chính trị khu vực I

* Hoạt động đào tạo

Bảng 2.2 Tổng hợp số lƣợng học viện HVCT KVI quản lý, giai đoạn 2015-2017

Nội dung 2015 2016 2017

Học viên lớp cao cấp hệ tập trung 516 627 635

Học viên lớp cao cấp hệ không tập trung 2300 2070 1678

Học viên lớp đào tạo BDCD 1109 1656 812

Học viên lớp đào tạo đại học dành cho

học viên Lào 53 67 88

Học viên lớp đào tạo sau đại học 53 124 173

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học tại HVCT KVI, giai đoạn 2015-2017

Thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Giám đốc HVCTQG HCM và chỉ tiêu đào tạo của Bộ GD&ĐT, HVCT KVI đã triển khai đào tạo cao cấp lý luận chính trị, sau đại học và bồi dưỡng chức danh như sau:

Các lớp CCLLCT hệ tập trung: Các lớp dành cho đối tượng là cấp trưởng, phó và tương đương của bộ ban ngành, đoàn thể thuộc Trung ương, tỉnh, thành phố, huyện và tương đương, có độ tuổi dưới 40. Năm 2017-2018, HVCT KVI đã triển khai xét tuyển

sinh đúng số lượng được giao là 906 chỉ tiêu. Tuy nhiên, sau khi nhận và thẩm định hồ sơ tuyển sinh theo quy định, Học viện xét tuyển được 635 học viên và phiên chế thành 18 lớp. Giai đoạn 2015-2017, thì năm học 2016-2017 được 16 lớp với 627 học viên; Năm học 2015-2016 đạt 14 lớp 516 học viên.

Các lớp CCLLCT hệ không tập trung: Các lớp dành cho đối tượng là cấp trưởng, phó và tương đương của bộ ban ngành, đoàn thể thuộc Trung ương, tỉnh, thành phố, huyện và tương đương, có độ tuổi trên 40. Căn cứ tổng số chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017 được giao là 25 lớp CCLLCT hệ không tập trung, Học viện đã xây dựng kế hoạch tuyển 2 được 18 lớp với 1678 học viên. Bên cạnh đó, Học viện vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch đào tạo hơn 40 lớp CC không tập trung tuyển sinh chuyển qua từ năm học 2015-2017 và 2016-2018 với khoảng 4000 học viên.

Hệ đào tạo cao học: Năm 2017, HVCT KVI được Bộ GD&ĐT giao 253 chỉ tiêu 04 chuyên ngành: Triết học, Kinh tế chính trị học, Quản lý kinh tế, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, mới tuyển được 173 chỉ tiêu chuyên ngành QLKT. Tính đến tháng 05 năm 2016, Học viện đang quản lý 349 học viên cao học thuộc các chuyên ngành.

Hệ đào tạo bồi dưỡng theo chức danh: Năm 2017, Học viện đã mở 11 lớp bồi dưỡng chức danh với 812 học viên gồm: Nghiệp vụ công tác Tổ chức của Đảng, Nghiệp vụ công tác kiểm tra của Đảng, Nghiệp vụ công tác Tuyên giáo của Đảng, Nghiệp vụ công tác Dân vận của Đảng. Năm học 2016-2017, có 15 lớp với 1655 học viên, ngoài các lớp nghiệp vụ năm 2017, năm 2016 Học viện mở thêm lớp Nghiệp vụ công tác tổ chức Văn ph ng cấp ủy,

* Nghiên cứu khoa học

Bảng 2.3: Tổng hợp số lƣợng các đề tài đƣợc phân cấp, giai đoạn 2015-2017

STT Nội dung 2015 2016 2017

1 Đề tài cấp cơ sở 19 19 18

2 Đề tài cấp Bộ 6 6 6

4 Đề tài cấp Nhà nước 4 2 2

5 Đề tài do Quỹ Nafoted tài trợ 1 5 4

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm học của HVCT KVI

Năm 2017, HVCT KVI triển khai 66 đề tài, trong đó 06 đề tài cấp Bộ (trong đó, 03 đề tài chuyển tiếp năm 2016), 18 đề tài cơ sở phân cấp (trong đó, 01 Hội thảo khoa học), 31 đề tài cơ sở tự chủ (trong đó 15 đề tài cơ sở, 15 Hội thảo khoa học, 01 đề án), 04 đề tài do Quỹ Nafosted tài trợ, 05 đề tài cấp tỉnh/thành phố, 02 đề tài cấp Nhà nước. Về cơ bản các chủ nhiệm đề tài đã đảm bảo được tiến độ thực hiện đề tài. Đề tài cấp Nhà nước và các đề tài cấp Bộ năm 2017 đang trong giai đoạn triển khai đề tài. Các đề tài cấp Bộ chuyển tiếp từ năm 2016, Học viện đã tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán kinh phí đề tài. Tổng kinh phí đầu tư cho các hoạt động khoa học của HVCT KVI đều tăng dần, mức kinh phí ngân sách cấp từ HVCTQG HCM chi trung bình cho các hoạt động NCKH là 1-2 tỷ đồng/năm. Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học được phân khai theo nhiều mục tiêu khác nhau: đề tài để xuất bản thành tài liệu phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ đào tạo đã gắn với đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, bài giảng (đối với đề tài cấp cơ sở); Đề tài cung cấp luận cứ khoa học cho can thiệp chính sách, phát triển sáng tạo lý luận chính trị (đối với đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh và cấp Nhà nước). Học viện đã tổ chức xây dựng được chiến lược khoa học của Học viện và quy chế hoạt động khoa học theo quy chế của HVCTQG HCM và Bộ KH&CN.

Đứng trước những yêu cầu mới về chương trình, giáo trình, nội dung và phương pháp đào tạo triển khai đến từng đơn vị chuyên môn. Kết quả nghiên cứu khoa học trong những năm qua cũng đã được vận dụng trực tiếp vào việc biên soạn giáo trình, tập bài giảng. Cụ thể, năm 2016, Học viện đã tham gia thực hiện Đề án 1677 về đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh theo các chương trình: "Chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng đào tạo của các Học viện khu vực" và "Chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số". Năm 2017, Học viện đã chỉ đạo biên soạn cuốn sách: “Nâng

cao chất lượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị của Học viện Chính trị Khu vực I theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. Cuốn sách này đã phân tích, khai thác tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như vận dụng tư tưởng của Người trong các quan điểm của Đảng về công tác giáo dục lý luận chính trị, để nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện. Hoạt động quản lý khoa học từng bước đổi mới, hoàn thiện, thể hiện tính chuyên nghiệp cao. Bên cạnh nhiệm vụ NCKH phục vụ công tác đào đạo, thì việc nâng cao nhận thức lý luận cho đội ngũ cán bộ, viên chức trong Học viện cũng là nhiệm vụ quan trọng.

Bên cạnh nghiên cứu đề tài khoa học, việc mở rộng hợp tác quốc tế phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng đang được đẩy mạnh trong những năm qua. Trong các hoạt động hợp tác quốc tế, ngoài việc cử các đoàn đi thăm và làm việc luân phiên, tổ chức các cuộc hội thảo và tọa đàm song phương theo kế hoạch, chương trình hợp tác đã th a thuận, Học viện đã mạnh dạn tổ chức các hội thảo quốc tế với sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý trong và ngoài nước. Đồng thời, mở ra cơ hội và điều kiện thuận lợi để các cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu và giảng dạy được đi đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát, tham quan, nghiên cứu thực tế ở nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học của Học viện.

*Hỗ trợ đào tạo

Năm 2017, các định chế khoa học ngoài Học viện tiếp tục được định hình, thông qua ký kết các bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và đào tạo, tạo khả năng kết nối giữa Học viện với cộng đồng khoa học bên ngoài nhằm đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện kế hoạch năm 2017, HVCT KVI có 8 đoàn, trong đó có 03 đoàn ra và 05 đoàn vào. Ban Hợp tác quốc tế đã chủ động triển khai tổ chức thực hiện, công tác HTQT gắn kết với công tác đào tạo và NCKH các đoàn; tổ chức các đoàn cán bộ chủ chốt gồm Trưởng, Phó các khoa, ban, ph ng đi học tập tại nước ngoài về phương pháp giảng dạy tích cực và phương pháp đánh giá. Về kinh phí, HVCT KVI đã đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nguồn kinh phí cho các đoàn và hiện tại đang hoàn thiện thủ tục thanh quyết toán các đoàn đã hoàn thành xong tiến độ công việc triển khai thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt.

* Phục vụ đào tạo

Công tác sửa chữa lớn và mua sắm tài sản cố định phục vụ hoạt động đào tạo. Trong giai đoạn 2015-2017, HVCT KVI đã triển khai các thủ tục cần thiết và để tiến hành triển khai mua sắm một số danh mục tài sản cố định như hệ thống các máy chiếu, máy tính của giảng đường; đầu tư kinh phí trang bị giường, tủ, bàn ghế nhà ở học viên. Về các danh mục sửa chữa lớn tài sản cố định năm 2017, HVCT KVI đang trong quá trình triển khai thực hiện thanh quyết toán các công trình đảm bảo đúng tiến độ theo năm tài chính bao gồm một số hạng mục chính như: Nâng cấp, cải tạo hệ thống điện chiếu sáng công cộng; Tiếp tục mở rộng một số đoạn đường nội bộ (trong đó có làm lại mở rộng cổng ra vào; Cải tạo các nhà khu ký túc xá A2, A3, A4, 4 trong khi chưa được đầu tư nhà ký túc xá 15 tầng để phục vụ các lớp bồi dưỡng, ngắn hạn. Riêng danh mục chuyển tiếp từ năm 2017 sang năm 2018 là hạng mục sân bóng đang thi công dở dang từ cuối năm 2017. HVCT KVI đã gửi hồ sơ quyết toán sang Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc HVCTQG HCM để chờ phê duyệt quyết toán.

Công tác quản lý tài chính, tài sản. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán các khoản chi được Học viện thực hiện trên cơ sở chính sách, chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước. Từ năm 2011, HVCT KVI đã nghiên cứu ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ và chủ động rà soát lại quy chế chi tiêu nôi bộ hàng năm theo đúng quy định và phát hành một số văn bản quan trọng quy định về chế độ, chính sách để thực hiện chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm, bảo đảm các nội dung chi theo chế độ theo quy định.

Hoạt động tài chính của Học viện luôn bảo đảm tốt kế hoạch chi tiêu hàng tháng, hàng quý như tiền lương, tiền phụ cấp của cán bộ, công nhân viên, sinh hoạt phí của học viên; phục vụ kịp thời các chi tiêu thường xuyên khác. Hiệu quả của hoạt động tài chính góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ chung của Học viện và chăm lo đời sống cho cán bộ, viên chức. Việc lập dự toán thu NSNN hàng năm căn cứ vào Thông báo giao chỉ tiêu đào tạo hàng năm của HVCTQG HCM và của Bộ GĐ&ĐT. Đối với dự toán chi từ nguồn thu sự nghiệp, căn cứ vào các văn bản định mức, chế độ do Nhà nước và Học viện ban hành và quy chế chi tiêu nội bộ xác định nhiệm vụ chi từ nguồn thu sự nghiệp với mục đích nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giao, quán triệt thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và cân đối trích lập nguồn cải cách tiền lương cho các

năm tiếp theo. Sử dụng 40% học phí chính quy thu được để lại theo chế độ trong năm để thực hiện tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo chủ trương của Chính phủ. Công tác quản lý mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình được thực hiện theo đúng các thủ tục, quy trình, quy định của nhà nước.

Thực trạng đầu tư tài chính xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện phục vụ hoạt động đào tạo.

Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập, trong những năm gần đây cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị của Học viện đã được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Đến nay, hệ thống giảng đường, thư viện, nhà ở học viên, nhà hiệu bộ, trang thiết bị dạy học từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phục vụ học tập, giảng dạy, nghiên cứu của Học viện.

Học viện Chính trị khu vực I được sử dụng gần 6 ha làm trụ sở cơ quan, trong đó có 2 tòa nhà sử dụng là nơi làm việc cho cán bộ, giảng viên của Học viện. Tòa nhà Hiệu bộ A5, 8 tầng với diện tích 2.500 m2, là nơi làm việc của cán bộ, viên chức, giảng viên và hệ thống giảng đường, hội trường, phòng họp, phòng giao ban trực tuyến, bao gồm: 1 nhà học chính 3 tầng với 25 phòng học, giảng đường có sức chứa khoảng 1.400 chỗ ngồi, 1 Hội trường lớn với 550 chỗ ngồi, 3 hội trường từ 60-120 chỗ, 7 phòng họp và hội thảo... với trang thiết bị hiện đại, đa năng, đáp ứng về cơ bản đầy đủ yêu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu và quản lý.

Trung tâm thông tin khoa học được bố trí tại tòa nhà A6, 2 tầng với 16 phòng, gần khu giảng đường thuận tiện cho bạn đọc xuống tìm đọc và tra cứu tài liệu. Thư viện có 2 phòng nghiệp vụ, 01 ph ng đọc tổng hợp chứa được khoảng 8.000 đầu sách, 200.000 tài liệu các loại: sách tham khảo, sách giáo khoa, giáo trình, tập bài giảng, báo, tạp chí, văn kiện, tài liệu nội sinh... bảo đảm yêu cầu phục vụ hơn 200 lượt bạn đọc đến tra cứu. Ph ng được lắp đặt 05 máy tính cấu hình mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu tin của bạn đọc. Đối tượng phục vụ là cán bộ, giảng viên và học viện đang học tập và công tác tại Học viện.

Tạp chí Giáo dục Lý luận mỗi tháng phát hành 1 kỳ với gần 1000 bản trên phạm vi cả nước, nhằm trao đổi học thuật, nghiên cứu, phản ánh những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy của Học viện.

Học viện hiện có nhà ăn 2 tầng được nâng cấp, cải tạo thành nhiều phòng tiện nghi, có thể phục vụ cho 700 người ăn; đồng thời, có các nhà ký túc xá khang trang với phòng ở kh p kín, đảm bảo chỗ ở, sinh hoạt cho khoảng 700 học viên các lớp hệ tập trung, bồi dưỡng và học viên quốc tế (Lào). Trạm y tế của Học viện đảm bảo việc chăm sóc sức kh e cho cán bộ, công chức và học viên, thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm... Ngoài ra, Học viện còn có khuôn viên xanh, sạch, đ p, đảm bảo môi trường sư phạm với Tượng đài ác Hồ, hệ thống đường nội bộ thảm bê tông nhựa, vườn hoa, ao sen, vườn sinh thái, nhà khách...

Học viện đã xây dựng các công trình rèn luyện thể chất cho người học phục vụ đời sống văn hóa, thể thao cho cán bộ, học viên. Sau giờ hành chính, mọi người có nhu cầu đều có thể tham gia để luyện tập, tăng cường sức kh e, sự dẻo dai để làm việc và học tập. Bên cạnh đó cũng tăng cường sự giao lưu giữa giảng viên, cán bộ và học viên. Các khu rèn luyện thể chất bao gồm: Sân tennis, sân cầu lông, sân bóng đá, sân bóng chuyền, phòng tập Yoga, nhảy, bóng bàn…

2.2.2.2. Thực trạng chấp hành dự toán thu, chi tài chính phục vụ hoạt động đào tạo tại Học viện Chính trị khu vực I

* Quản lý nguồn thu của HVCT KVI

Bảng 2.4: Nguồn tài chính của HVCT KVI, giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Ƣớc thực hiện Năm 2017 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1. Nguồn thu từ ngân sách Nhà nước cấp 100.211 66,8 84.250 64,2 84.045 64

- Nguồn ngân sách Nhà nước cấp chi tiêu thường xuyên

61.063 40,7 58.563 44,6 63.290 38,2 - Nguồn ngân sách

Nhà nước cấp chi tiêu cho các hoạt động không thường xuyên 39.148 26,1 25.687 19,56 20.755 15,8 2. Nguồn thu sự nghiệp 49.760 33,2 47.014 35,8 47.755 36 Tổng nguồn tài chính (1+2) 149.971 100 131.264 100 131.800 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 44 - 67)