Đánh giá kết quả thực hiện quản lý tài chính phục vụ hoạt động đào tạo tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 76)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4 Đánh giá kết quả thực hiện quản lý tài chính phục vụ hoạt động đào tạo tạ

VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc

Thứ nhất, trong giai đoạn 2015-2017, Công tác quản lý tài chính HVCT KVI đã từng bước được cải cách và đổi mới trên nhiều phương diện, đã có sự quản lý, giám sát, kiểm tra thường xuyên nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong sử dụng các nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực tài chính phục vụ hiệu quả các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cơ bản Học viện đã đáp ứng đủ nguồn kinh phí để phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao trong khuôn khổ nguồn kinh phí được cấp. Trong việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, biên chế theo Nghị định số 16, HVCT KVI đã chủ động chi tiêu dựa trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ, được thảo luận dân chủ, ban hành công khai và hàng năm có chỉnh sửa, điều chỉnh, bổ sung. Thứ hai, công tác đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động đào tạo là khâu quan trọng để xây dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có tri thức, trình độ, năng lực quản lý, phẩm chất chính trị. an Giám đốc Học viện đã tập trung chỉ đạo quản lý tài chính, thay đổi chính sách tài chính phù hợp với mục tiêu, đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động của Học viện, đặc biệt hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo trong điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu còn bị hạn chế.

Thứ ba, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi để Học viện phát huy tính chủ động trong quản lý tài chính, tăng nguồn thu

cho HVCT KVI. Điều này giúp đời sống của cán bộ, viên chức từng bước được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn. Trên cơ sở hệ thống văn bản pháp lý Nhà nước đã ban hành, HVCT KVI đã điều chỉnh bổ sung QCCTN theo các năm tài chính phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới của HVCT KVI trong từng giai đoạn cụ thể.

Thứ tư, công tác thực hiện dự toán HVCT KVI đã tuân thủ đầy đủ các quy trình, chế độ quy định, thực hiện thanh toán thông qua hình thức chuyển khoản, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Công tác quyết toán kinh phí HVCT KVI đã quy định rõ thời gian, trách nhiệm của các đơn vị, có các quy trình, biểu mẫu thanh quyết toán được rõ ràng, công khai hàng ngày trên trang Hành chính điện tử (Egov) của HVCT KVI. Những kết quả trên đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính phục vụ hoạt động đào tạo và khoa học.

2.4.2 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quản lý tài chính ở HVCT KVI cũng c n không ít những bất cập về công tác thu, chi từ nguồn NS và nguồn tự chủ của Học viện:

2.4.2.1 Đối với công tác lập dự toán thu, chi

- Công tác đánh giá tình hình thực hiện ngân sách chưa thực hiện tốt, HVCT KVI c n chưa bám sát các nhiệm vụ đang triển khai để đánh giá chính xác tiến độ, khả năng triển khai công việc và giải ngân kinh phí; Việc vận dụng thực hiện các văn bản quy định của Nhà nước và của Học viện tại các ph ng, ban chưa thống nhất dẫn đến tình trạng cùng một nội dung nhưng thực hiện khác nhau từ đó gây khó khăn trong việc xây dựng dự toán hàng năm và công tác kiểm tra, giám sát.

- Việc tính toán các nhiệm vụ phát sinh ngoài kế hoach c n chưa được bài bản. có quy trình dự toán chi tiết, bài bản, chưa mang tính hệ thống. Do vậy, thực tế còn phát sinh một số khoản chi đột xuất, không nằm trong trong kế hoạch, giải quyết vấn đề còn thiên tình huống, ảnh hưởng tới mục tiêu và khuôn khổ tài chính trung hạn của Học viện.

- Tần suất chỉnh sửa, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ còn nhiều, lẻ tẻ, gây bất tiện trong theo dõi, cập nhật và quản lý đối với cán bộ, viên chức Học viện.

2.4.2.2 Đối với công tác chấp hành dự toán

- Nguồn thu sự nghiệp của Học viện có nguy cơ bị suy giảm, do công tác huy động nguồn thu sự nghiệp còn một số hạn chế như về chỉ tiêu đào tạo, nguồn lực cán bộ giảng viên, cơ sở hạ tầng; do nguồn thu hoạt động cho thuê mặt bằng không ổn định, lại chiếm tỷ trọng nh , nên chưa xây dựng được cơ chế quản lý thống nhất, gây khó khăn trong việc xác định nguồn chuyển tiếp để có thể bố trí các nhiệm vụ chi cho hợp lý.

- Quá trình triển khai và sử dụng các nguồn chi, qũy trích lập sẽ tùy theo tính chất của từng nguồn thu và trên cơ sở thực hiện chế độ, định mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của HVCT KVI. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp bất cập, việc điều chỉnh định mức chi chưa phù hợp, thống nhất với thực tế phát sinh tại HVCT KVI.

- Trong quá trình xây dựng dự toán, các đơn vị chưa bám sát chặt chẽ các nhiệm vụ chi trong năm nên dẫn đến tình trạng một số nhiệm vụ chi có nội dung nhưng bố trí kinh phí chưa đủ hoặc không có nhiệm vụ chi nhưng vẫn bố trí kinh phí trong năm, điều đó dẫn đến cuối năm phải điều chỉnh dự toán hoặc thừa kinh phí.

- Các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong triển khai mua sắm, sửa chữa còn bị hạn chế, còn tồn tại phát sinh nhiều các danh mục ngoài kế hoạch.

- Việc triển khai các nội dung chi, đặc biệt là các nhiệm vụ chi đột xuất đôi lúc c n chưa đảm bảo các thủ tục theo quy chế chi tiêu nội bộ.

- Việc quản lý thanh toán tạm ứng chưa tốt nên số dư tạm ứng thường xuyên rất cao, tồn đọng nhiều năm.

Đối với công tác thanh, quyết toán

- Công tác thanh quyết toán, thủ tục hành chính còn phức tạp, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chưa thực sự tốt, cán bộ c n chưa có ý thức tiết kiệm, vấn đề sử dụng điện nước, vật tư c n lãng phí; chưa đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ và khoán chi theo tinh thần Nghị định số 43 của Chính phủ, Nghị định số 16 của Chính phủ. Nguồn vốn đầu tư tập trung xây dựng nhà ký túc xá còn bị chậm, dự kiến Học viện I sẽ triển khai từ 2018-2022.

- Việc quản lý thanh toán tạm ứng chưa tốt nên số dư tạm ứng thường xuyên rất cao, tồn đọng nhiều năm.

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Ba lần cải cách cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công Nghị định số10/2002/NĐ-CP; Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định số 16 đã khắc phục được những hạn chế của Nghị định 43/2006/NĐ-CP, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thúc đẩy hoạt động của các đơn vị cung cấp sự nghiệp công theo hướng chất lượng, hiệu quả, nâng cao số lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ dịch vụ công của xã hội, việc quy định giá và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, đổi mới phương thức bố trí dự toán ngân sách, cho ph p đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được quyết định mức trích quỹ bổ sung thu nhập. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai cho thấy vẫn c n nhiều vấn đề đặt ra, kết quả mang lại vẫn chưa như kỳ vọng. Thứ nhất, việc triển khai các nội dung mới của Nghị định vẫn chậm so với tiến độ và lộ trình đặt ra do Nghị định số 16 là nghị định khung, chỉ đưa ra những quy định chung làm căn cứ để xây dựng quy định chuyên ngành cho phù hợp với đặc thù hoạt động của từng lĩnh vực. Thứ hai, trong quá trình thực hiện đổi mới cơ chế tự chủ đ i h i các ĐVSN phải cung cấp được sản phẩm và dịch chất lượng hơn để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, có thể tạo sự canh tranh trong việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp của các ĐVSNCL nhưng chưa đáp ứng được điều kiện cơ sở vật chất. Vì vậy, đ i h i các đơn vị phải tăng cường đầu tư và có chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài đáp ứng được yêu cầu xã hội nhưng hầu hết các ĐVSN đều chưa tự chủ toàn diện, nên thực hiện điều này là rất khó khăn. Thứ ba, khi đổi mới phương thức cơ chế thu phí, học phí... sang áp dụng cơ chế giá dịch vụ đ i h i phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức, danh mục dịch vụ sự nghiệp công trong từng ngành làm cơ sở xác định giá dịch vụ sự nghiệp công.

Quyền tự chủ của HVCT KVI còn hạn chế: Việc đổi mới tổ chức hoạt động trong tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cần phải triển khai triệt để. Mặc dù Học viện được tự chủ về mức thu nhưng phải tuân thủ theo các khung quy định của Nhà nước,

một số nội dung thu đã lạc hậu không phù hợp tới tình hình hiện tại nhưng đơn vị vẫn phải áp dụng.

Hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý tài chính bất cập, thiếu đồng bộ. Nhiều văn bản quy định trong ngành giáo dục đào tạo và hệ thống Học viện đã ban hành nhiều năm qua nhưng chưa được sửa đổi. Mặt khác, trên thực tế còn phát sinh nhiều hoạt động đặc thù mới, không nằm trong kế hoạch (chấm tiểu luận khối kiến thức thứ tư, tham gia hội đồng rà soát tên đề án,...), giải quyết vấn đề còn thiên về xử lý tình huống, ảnh hưởng tới mục tiêu và khuôn khổ tài chính trung hạn của Học viện và việc ban hành các văn bản về chế độ tài chính còn cần phải có sự phối hợp của các đơn vị chức năng khác trong Học viện.

Một số quy định còn bất cập như quy định cho thuê, góp vốn liên doanh liên kết bằng tài sản; chủ trương tiết kiệm chi, quy định gửi tiền tại Kho bạc nhà nước, chủ trương xã hội hóa các dịch vụ; chủ trương thu hút vốn đầu tư. ố trí nhân sự chưa hợp lý giữa các đơn vị trong trường, có đơn vị thừa, có đơn vị thiếu, khối lượng công việc không đồng đều giữa các đơn vị do chức năng, nhiệm vụ quy định. Công tác đánh giá, phân loại cán bộ, viên chức theo các mức xếp A, ,C,D c n chưa được thực hiện tốt, đội ngũ cán bộ, giảng viên còn bị thiếu hụt, còn một số cán bộ giảng viên trẻ chưa lên lớp được hoặc chưa giảng được nhiều bài trong chương trình.

Mặc dù Học viện thực hiện nhiệm vụ đào tạo tăng lên nhưng tính tự chủ trong triển khai mua sắm, sửa chữa còn bị hạn chế, do chưa được phân cấp, phân quyền cho các đơn vị trong hệ thống Học viện. Mức chi hỗ trợ sinh hoạt phí cho các lớp CCLLCT hệ tập trung còn chiếm tỷ lệ cao trong ngân sách được cấp.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

3.1. ĐỊNH HƢỚNG MỤC TIÊU QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

3.1.1. Mục tiêu quản lý tài chính tại Học viện Chính trị khu vực I

Năm 2018 là năm diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế quốc tế và trong nước có nhiều cơ hội thách thức đan xen. Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đang được triển khai và dần đi vào cuộc sống, đáng chú ý là Nghị quyết số 19-NQ/TW đã tạo ra những cơ hội thuận lợi trong việc đổi mới hệ thống tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có Học viện Chính trị khu vực I. Trong những năm tới 2019-2025, khi áp dụng những điểm mới tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP so với Nghị định số 43/2006/NĐ-CP trước đây như việc quy định giá, lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, phương thức bố trí dự toán ngân sách cho ph p đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được quyết định mức trích quỹ bổ sung thu nhập... thì HVCT KVI sẽ chi tỷ lệ ngân sách cho hoạt động phục vụ công tác đào tạo một cách phù hợp nhất và đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu, quản lý hiệu quả các nguồn lực tài chính đầu tư đó. Ngoài ra, HVCT sẽ thúc đẩy các nguồn lực tài chính từ xã hội hóa nhằm huy động nhiều hơn các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng các hoạt động đào, góp phần cải thiện đời sống của cán bộ, viên chức.

Để đáp ứng kịp thời yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng trong tình hình mới, trước những yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đ i h i công tác quản lý tài chính phải nỗ lực không ngừng, tích cực đẩy mạnh để tạo động lực thúc đẩy các mặt hoạt động của Học viện. Công tác đổi mới quản lý tài chính phải đi đôi với việc đổi mới toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng. Trong giai đoạn 2019-2025, Học viện chú trọng đầu tư nguồn lực tài chính phục vụ các mặt hoạt động đào tạo:

- Đầu tư cho nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên: Học viện tập trung xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ nhằm đảm bảo cho đội ngũ giảng viên của Học viện vừa là người giảng vừa là nhà nghiên cứu khoa học, vừa là cán bộ tổng kết thực tiễn, vừa có tư duy của một cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các tố chất ấy là yêu cầu cần và đủ đối với một cán bộ, giảng viên của trường Đảng trong thời kỳ mới; Đồng thời, có tài chính thu hút nhân tài, lực lượng giảng viên kiêm chức, các cộng tác viên có trình độ cao tham gia vào các hoạt động đào tạo của Học viện;

- Đổi mới cơ chế phối hợp giữa các đơn vị giảng dạy với các đơn vị chức năng trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng, từ tuyển sinh, dạy – học đến kiểm tra, thi, xét tốt nghiệp và cấp bằng, chứng chỉ. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo am hiểu nghiệp vụ, có trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, nhiệt huyết với nhiệm vụ được giao, đủ năng lực tham mưu những vấn đề mới nảy sinh trong quản lý đào tạo.

- Đầu tư cho nhiệm vụ cấu trúc lại phương pháp giảng dạy trong tình hình mới. Công tác đổi mới mô hình quản lý đào tạo, bồi dưỡng, tạo tính hệ thống, thông suốt và giám sát lẫn nhau, đảm bảo tính khách quan trong tổ chức quản lý và mục tiêu nâng cao chất lượng đạo tạo, bồi dưỡng như sự độc lập, giám sát lẫn nhau giữa các đơn vị: giảng dạy, quản lý đào tạo, khảo thí và đảm bảo chất lượng. Đổi mới sẽ tối đa hóa hiệu quả và phù hợp với đặc điểm đối tượng đào tạo trong trường Đảng. Hơn thế, trong giai đoạn mới, Học viện cũng quan tâm nhiều hơn về cơ sở vật chất, điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Nhà nước giao phó.

- Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, tạp chí, thông tin khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời tập bài giảng, hệ thống các chuyên đề, giáo trình, giáo khoa phục vụ các môn học, học phần, chuyên đề cho học viên các hệ lớp. Nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống thư viện, hệ thống tư liệu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)