TỔNG QUAN VỀ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 36)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. TỔNG QUAN VỀ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Học viện Chính trị khu vực I thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập năm 1953, tiền thân là các trường Đảng khu Tả Ngạn, khu Ba, khu Bốn, Tây Bắc, Việt Bắc trong những năm 1953-1959. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Học viện đã trải qua nhiều thời kỳ, từ năm 1959-1983, trường hoạt động với tên gọi Trường Nguyễn Ái Quốc I, II, III, IV trực thuộc an í thư Trung ương Đảng. Năm 1983, theo Quyết định của an í thư các trường Nguyễn Ái Quốc khu vực I ra đời trên cơ sở hợp nhất trường Nguyễn Ái Quốc I, II, III, IV. Năm 1990 trường Nguyễn Ái Quốc khu vực I hợp nhất với trường Tổ chức - Kiểm tra Trung ương theo Quyết định của an í thư Trung ương thành trường Nguyễn Ái Quốc khu vực I. Năm 1993, theo Quyết định của Bộ Chính trị trường Nguyễn Ái Quốc khu vực I đổi tên thành Phân viện Hà Nội thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Năm 2005, Học viện Chính trị khu vực I thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh theo Quyết định của Bộ Chính trị khóa XI. Tiếp đó, năm 2007 Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh theo Quyết định của Bộ Chính trị. Năm 2014, Học viện đổi tên thành Học viện Chính trị khu vực I thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

HVCT KVI khởi điểm từ một trường Đảng ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, với chức năng chủ yếu lúc đầu là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp huyện, quận, thị xã cho Đảng, Nhà nước, phục vụ sự nghiệp “kháng chiến, kiến quốc”, đến nay, HVCT KVI đã trở thành một đơn vị thuộc hệ thống HVCTQG HCM, với chức năng nhiệm vụ ngày càng được mở rộng và đa dạng.

Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị khu vực I được quy định tại Quyết định số 2952/QĐ-HVCTQG ngày 27 tháng 6 năm 2014 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

HVCT KVI là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập ở khu vực phía Bắc theo sự phân công, phân cấp của Giám đốc HVCTQG HCM; nghiên cứu khoa học lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý; khoa học giáo dục và phương pháp dạy, học trong trường Đảng.

HVCTKVI có nhiệm vụ đào tạo cao cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt và dự nguồn cho cấp trưởng, phó ph ng và tương đương của các Bộ, an, Ngành Trung ương và các Sở, Huyện, Quận, Thị xã; đào tạo để chuẩn hóa chức danh công chức cho cán bộ không thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; đào tạo, bồi dưỡng chức danh í thư Đảng ủy, Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn được phân công; đào tạo cử nhân chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cho nước bạn Lào. Bồi dưỡng, cập nhật những quan điểm, chủ trương và kiến thức mới trong đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; những vấn đề lý luận và thực tiễn mới trong nước và thế giới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp; bồi dưỡng chuyên ngành cho cán bộ trong hệ thống chính trị làm công tác tổ chức, kiểm tra, dân vận, văn ph ng cấp ủy, tôn giáo, dân tộc; đào tạo cao học một số chuyên ngành theo sự phân công của HVCTQG HCM. Quản lý, cấp các loại văn bằng, chứng chỉ thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng của Học viện theo quy định của Đảng và Nhà nước. Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo khác do Bộ Chính trị, an í thư, an Tổ chức trung ương, ộ Giáo dục và Đào tạo giao. Ban Quản lý đào tạo chịu trách nhiệm tham mưu chính về xây dựng kế hoạch đào tạo các lớp tập trung và các lớp tại chức, các lớp bồi dưỡng và quản lý hệ thống đào tạo, nghiên cứu phương pháp đào tạo.

Nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, khoa học chính trị, hành chính và một số ngành khoa học xã hội - nhân văn khác để phục vụ nội dung, biên soạn giáo trình, tập bài giảng, tài

liệu học tập cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện, thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chú trọng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, gắn lý luận với thực tiễn. Ban Quản lý khoa học xây dựng, quản lý hoạt động khoa học, xây dựng văn bản quy chế quản lý hoạt động khoa học. Tổ chức hội thảo khoa học, nghiên cứu các đề tài khoa học.

Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ quan đào tạo và khoa học của các nước theo quy định của Đảng, Nhà nước và của HVCTQG HCM.

Hiện nay, HVCT KVI có 13 khoa, 15 đơn vị ban/ph ng và tương đương, 01 Trung tâm Thông tin khoa học; 01 Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo; 01 Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị; 01 Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển. Tính đến tháng 01 năm 2015, HVCT KVI có 359 cán bộ, viên chức. Đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện có 17 PGS, TS; 51 TS; 127 Ths.

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy tại Học viện Chính trị khu vực I VĂN PHÕNG PHÒNG Y TẾ PHÒNG HC-TH PHÒNG LTĐN BAN HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG KẾ HOẠCH - TÀI VỤ PHÒNG QUẢN TRỊ & CNTT

BAN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

PHÒNG QLPT

BAN QUẢN LÝ KHOA HỌC

TRUNG TÂM KHẢO THÍ & KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TRUNG TÂM THÔNG KHOA HỌC TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN KHOA XÃ HỘI HỌC & LÃNH ĐẠO HỌC

VIỆN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN PHÒNG THANH TRA VĂN PHÕNG ĐẢNG, ĐOÀN THỂ PHÕNG ĐTXD BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ BAN GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

KHU VỰC I BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN

CÁC HỘI ĐỒNG TƢ VẤN CÁC ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CÁC KHOA, VIỆN

KHOA TRIẾT KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC KHOA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG

KHOA VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN KHOA KINH TẾ KHOA LỊCH SỬ ĐẢNG KHOA NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT KHOA CHÍNH TRỊ HỌC KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ KHOA DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

2.2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

Trước năm 2009, hệ thống Học viện là những đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Ban Tài chính Quản trị Trung ương (nay là Văn ph ng Trung ương). Thực hiện theo Nghị định số 43, từ năm 2010, hệ thống Học viện chuyển sang thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập. Nguồn kinh phí hoạt động của HVCT KVI được cấp trong kế hoạch kinh phí sự nghiệp hàng năm của Nhà nước và nguồn thu từ các khoản thu sự nghiệp, thu các hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật. Đây là điều kiện thuận lợi để HVCT KVI có thể phát huy sự chủ động, tích cực, sáng tạo trong quản lý tài chính, tăng nguồn thu cho đơn vị nhằm từng bước cải thiện, nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức. Tại Nghị định số 43 quy định nhiều nội dung quan trọng, trong đó việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ được đặc biệt quan tâm. HVCT KVI thường xuyên điều chỉnh, bổ sung QCCTNB theo các năm tài chính để phù hợp với yêu cầu mới trong hoạt động phục vụ đào tạo, đáp ứng cơ chế tự chủ trong phát triển của hoạt động sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ. Xây dựng QCCTNB tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính khi thực hiện các nhiệm vụ, cũng là căn cứ kiểm soát chi của kho bạc, để cấp trên quản lý trực tiếp theo dõi giám sát thực hiện và cũng là cơ sở pháp lý quan trọng không thể thiếu cho hoạt động tài chính của đơn vị đã góp phần cho HVCT KVI sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả, tiết kiệm chống lãng phí; tạo sự thống nhất, minh bạch trong đơn vị; khuyến khích cán bộ, viên chức và người lao động có năng lực trong đơn vị. Trước quan điểm đó, ngày 14 tháng 2 năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 16 thay thế Nghị định số 43 với mục đích tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với ĐVSNCL, chuyển dần từ hình thức giao khoán sang hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ khuyến khích các đơn vị chủ động tăng thu, giảm phụ thuộc vào NSNN.

Thực hiện quản lý tài chính phục vụ hoạt động đào tạo tại HVCT KVI công khai, dân chủ, công bằng, thống nhất đảm bảo quyền lợi hợp pháp và tạo động lực cho cán bộ, viên chức. Trong cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư tài chính cần lấy cao cấp lý luận chính trị làm trục chính, lấy cao lý luận chính trị hệ tập trung làm cơ sở đầu tiên

để xác định giờ chuẩn, tiếp theo là cao cấp lý luận chính trị không tập trung, bồi dưỡng các hệ đào tạo khác.

2.2.1 Công tác lập kế hoạch dự toán thu chi

Hàng năm, HVCT KVI căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, kế hoạch, chương trình công tác năm, tính toán các biến động chỉ tiêu biên chế, chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng, các nhiệm vụ phát sinh tăng, bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm kế hoạch, gắn với các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của đơn vị, quy định, hướng dẫn, chính sách của Nhà nước để xây dựng dự toán NSNN. Trên cơ sở đó, căn cứ vào các quy định của nhà nước và hướng dẫn của Vụ Kế hoạch – Tài Chính, HVCTQG HCM, phòng Kế hoạch – Tài vụ, HVCT KVI tổ chức đánh giá kết quả thực hiện dự toán NSNN trong 6 tháng và dự kiến cho cả năm hiện hành, làm rõ các kết quả đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, các tồn tại, hạn chế, lập dự toán thu chi NSNN cho năm kế hoạch gửi Vụ Kế hoạch – Tài chính xem xét trình Bộ Tài chính phê duyệt. Sau khi được Bộ Tài chính phê duyệt và giao ngân sách thì Vụ Kế hoạch – Tài chính tham mưu Giám đốc HVCTQG ký quyết định giao dự toán thu chi NSNN cho HVCT KVI. Dự toán phải thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khi xây dựng để góp phần thực hiện chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách

Bảng 2.1: Dự toán thu, chi ngân sách nhà nƣớc năm 2018 đƣợc Giám đốc HVCTQG HCM phê duyệt

TT Nội dung Tổng số Ghi chú

I Tổng số thu, chi sự nghiệp dịch vụ

1 Số thu sự nghiệp, dịch vụ 49.136

1.1 Thu đào tạo tập trung 3.896

1.2 Thu lệ phí tuyển sinh 105

1.3 Thu đào tạo không tập trung 42.075

2 Chi từ nguồn thu sự nghiệp, dịch vụ đƣợc để lại 49.136 - Trong đó trích nguồn thực hiện cải cách tiền lương 4.083

II Dự toán chi NSNN 81.269

1 Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề 72.749 1.1 Chi đào tạo khác trong nƣớc 71.493

- Kinh phí nhiệm vụ thường xuyên 61.093

- Trong đó: kinh phí tiết kiệm 10% thực hiện điều

chỉnh tiền lương 496

- Kinh phí nhiệm vụ không thường xuyên 10.400

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ 10.400

1.2 Chi đào tạo sau đại học 1.196

- Kinh phí nhiệm vụ thuờng xuyên 1.196

- Kinh phí nhiệm vụ không thường xuyên

1.3 Chi đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức 60 - Kinh phí nhiệm vụ không thường xuyên

- Kinh phí nhiệm vụ không thường xuyên 60

2 Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 8.520

- Nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ 7.620

- Nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở 900

Nguồn: Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018 của Giám đốc HVCTQG HCM

Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp hiện vẫn giữ vai trò chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tài chính của HVCT KVI.

Việc xây dựng dự toán thu của các đơn vị phải được thực hiện trên cơ sở rà soát, phân tích, đánh giá đầy đủ tất cả các nguồn thu phát sinh theo quy định của pháp luật, kết quả thực hiện dự toán thu năm 2017, ước thực hiện thu 6 tháng và khả năng thực hiện của cả năm 2017; căn cứ vào các chính sách, pháp luật, quyết định của các cơ quan có thẩm quyền về các nguồn thu tính toán cụ thể các yếu tố làm tăng, giảm thu, dự báo được các biến động của từng nguồn thu trong năm 2018. Không lập dự toán để thực hiện thu các khoản không đúng quy định hoặc quy định không đúng thẩm quyền.

Thuyết minh chi tiết các căn cứ tính toán, cơ sở thực hiện các khoản thu, có đối chiếu, so sánh với số liệu ước thực hiện năm 2017, giải trình thuyết minh lý do và phương án giải quyết đối với việc tăng thêm hoặc giảm bớt dự toán thu.

Xác định rõ phần thu trích lại để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định và phần thu được để lại bổ sung chi NSNN hàng năm.

Tại HVCT KVI nguồn thu chủ yếu là học phí các lớp CCLLCT hệ không tập trung và lệ phí dự thi, học phí của các lớp học bổ sung kiến thức, ôn thi cao học và một số nguồn thu khác. Học viện được cấp trên phê duyệt dự toán tổng thu sự nghiệp dịch vụ là 49.136 triệu đồng, trong đó riêng thu từ hoạt động đào tạo tại chức là 42.075 triệu đồng, thu đào tạo cao học là 3.896 triệu đồng; thu lệ phí tuyển sinh là 105 triệu đồng.

* Đối với dự toán chi

Lập dự toán chi NSNN phải đúng quy định của pháp luật, chế độ, định mức chi ngân sách, bám sát số liệu kiểm tra dự toán NSNN được giao, chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi, ưu tiên theo mức độ cấp thiết, khả năng triển khai trong năm 2018 để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, dự án, đề án được cấp.

Số liệu dự toán NSNN chi thường xuyên được thuyết minh trên cơ sở phương án tự chủ tài chính của đơn vị, trong đó, nêu rõ số kinh phí tự chủ được duyệt, kinh phí đề nghị năm 2018. Các khoản dự toán chi thường xuyên tại HVCT KVI gồm: chi đào tạo sau đại học; sự nghiệp giáo dục – đào tạo là các khoản thanh toán cho cá nhân, nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi khác. Năm 2018, HVCT KVI được cơ

quan có thẩm quyền cấp trên phê duyệt dự toán NSNN chi thường xuyên năm 2018 là 62.289 triệu đồng.

Số liệu dự toán NSNN chi không thường xuyên là các khoản chi đào tạo khác trong nước như học bổng học viên, vật tư văn ph ng, chi phí thuê mướn, sửa chữa tài sản; chi đào tạo bồi dưỡng CBCCVC; nghiên cứu và phát triển nhiệm vụ khoa học và xã hội; chi sự nghiệp kinh tế, chi viện trợ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, chi đầu tư xây dựng cơ bản. Năm 2018, dự toán NSNN chi không thường xuyên được cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)