QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 40 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

Trước năm 2009, hệ thống Học viện là những đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Ban Tài chính Quản trị Trung ương (nay là Văn ph ng Trung ương). Thực hiện theo Nghị định số 43, từ năm 2010, hệ thống Học viện chuyển sang thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập. Nguồn kinh phí hoạt động của HVCT KVI được cấp trong kế hoạch kinh phí sự nghiệp hàng năm của Nhà nước và nguồn thu từ các khoản thu sự nghiệp, thu các hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật. Đây là điều kiện thuận lợi để HVCT KVI có thể phát huy sự chủ động, tích cực, sáng tạo trong quản lý tài chính, tăng nguồn thu cho đơn vị nhằm từng bước cải thiện, nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức. Tại Nghị định số 43 quy định nhiều nội dung quan trọng, trong đó việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ được đặc biệt quan tâm. HVCT KVI thường xuyên điều chỉnh, bổ sung QCCTNB theo các năm tài chính để phù hợp với yêu cầu mới trong hoạt động phục vụ đào tạo, đáp ứng cơ chế tự chủ trong phát triển của hoạt động sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ. Xây dựng QCCTNB tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính khi thực hiện các nhiệm vụ, cũng là căn cứ kiểm soát chi của kho bạc, để cấp trên quản lý trực tiếp theo dõi giám sát thực hiện và cũng là cơ sở pháp lý quan trọng không thể thiếu cho hoạt động tài chính của đơn vị đã góp phần cho HVCT KVI sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả, tiết kiệm chống lãng phí; tạo sự thống nhất, minh bạch trong đơn vị; khuyến khích cán bộ, viên chức và người lao động có năng lực trong đơn vị. Trước quan điểm đó, ngày 14 tháng 2 năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 16 thay thế Nghị định số 43 với mục đích tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với ĐVSNCL, chuyển dần từ hình thức giao khoán sang hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ khuyến khích các đơn vị chủ động tăng thu, giảm phụ thuộc vào NSNN.

Thực hiện quản lý tài chính phục vụ hoạt động đào tạo tại HVCT KVI công khai, dân chủ, công bằng, thống nhất đảm bảo quyền lợi hợp pháp và tạo động lực cho cán bộ, viên chức. Trong cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư tài chính cần lấy cao cấp lý luận chính trị làm trục chính, lấy cao lý luận chính trị hệ tập trung làm cơ sở đầu tiên

để xác định giờ chuẩn, tiếp theo là cao cấp lý luận chính trị không tập trung, bồi dưỡng các hệ đào tạo khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý tài CHÍNH PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG đào tạo tại học VIỆN CHÍNH TRỊ KHU vực i (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)