Các điểm cần lư uý khi xây dựng và đánh giá việc triển khai áp dụng Thẻ điểm cân bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh quảng ninh (Trang 47 - 49)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Các điểm cần lư uý khi xây dựng và đánh giá việc triển khai áp dụng Thẻ điểm cân bằng

điểm cân bằng BSC và Chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu KPI tại Ngân hàng.

Thẻ điểm cân bằng BSC là một công cụ quản trị được sử dụng ngày càng phổ biến tại các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng thành công BSC. Đối với hệ thống Ngân hàng, việc triển khai áp dụng Thẻ điểm cân bằng BSC và Chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu KPI tại Ngân hàng là phù hợp, có hiệu quả. Vì vật, để triển khai hiệu quả Thẻ điểm cân bằng, Ngân hàng phải đáp ứng được những điều kiện sau:

- Xây dựng được một hệ thống chiến lược kinh doanh cụ thể: BSC là một hệ

thống hoạch định và quản lý chiến lược được thiết kế với trọng tâm là kết nối quy trình quản lý hiệu quả hoạt động của tổ chức với chiến lược. Việc lựa chọn các mục tiêu và chỉ số đo lường trong từng phương diện của BSC đều trên cơ sở chiến lược kinh doanh của tổ chức. Vì vậy, một Ngân hàng không thể triển khai BSC nếu không có chiến lược kinh doanh.

- Sự cam kết và hiểu biết về BSC của đội ngũ lãnh đạo trong doanh nghiệp: Sự

cam kết và quyết tâm đến cùng của đội ngũ lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết để có thể triển khai thành công BSC. Khi thực sự hiểu biết về BSC và lợi ích của BSC trong quản lý, lãnh đạo cấp cao mới có thể tự tin để quyết định thực hiện và thúc đẩy được tiến độ triển khai BSC.

- Có điều kiện về nguồn lực con người và khả năng tài chính để thực hiện BSC: Việc triển khai BSC không chỉ đơn giản là việc thiết lập được một hệ thống

các mục tiêu, chỉ tiêu để quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức, mà còn phải xây dựng một hệ thống các chương trình, kế hoạch và phân bổ nguồn lực để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện về nguồn lực con người và khả năng tài chính để thực hiện những tham vọng đã được xây dựng thì việc triển khai BSC chỉ dừng lại trên lý thuyết.

- Có sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và hiệu quả: Thiết

lập xong BSC và các chỉ số đo lường cốt lõi mới chỉ là bước đầu của việc triển khai BSC. Để có thể ứng dụng hiệu quả BSC trong việc đánh giá hiệu quả của tổ chức, cần phải thiết lập được một hệ thống theo dõi, cập nhật các kết quả thực hiện. Sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại với các phần mềm ứng dụng hiện đại sẽ giúp việc theo dõi đánh giá thuận tiện, chính xác và kịp thời.

- Thiết lập được một hệ thống lương, thưởng dựa trên thành tích: Một hệ thống đãi ngộ (lương, thưởng) dựa trên thành tích là nhân tố quan trọng để triển khai thành công BSC trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đã có một hệ thống phân phối lương khoa học, hiệu quả dựa trên hiệu quả công việc thì nó sẽ tạo động lực tốt hướng sự nỗ lực của các bộ phận trong tổ chức và toàn thể nhân viên vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược.

- Thiết lập hệ thống kiểm soát rủi ro và đánh giá rủi ro: Rủi ro trong hoạt

rủi ro trong hoạt động Ngân hàng ở mức thấp nhất mà thôi. Để hạn chế rủi ro trong hoạt động Ngân hàng mà nhất là rủi ro tín dụng, ngoài những cải tiến và hợp lý hoá về quy trình cho vay và thu nợ, v.v…, các ngân hàng hiện đại thường gia tăng các dịch vụ hỗ trợ tín dụng và đa dạng hoá sử dụng vốn nhằm giảm mức độ tập trung vào hoạt động tín dụng. Ngoài ra, ở trình độ cao hơn, các ngân hàng sẽ xây dựng mô hình phân phối sử dụng vốn sao cho rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể xảy ra thì tổn thất của ngân hàng luôn là nhỏ nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh quảng ninh (Trang 47 - 49)