Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh quảng ninh (Trang 98 - 101)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh Chi nhánh Quảng Ninh

Mục tiêu 2019

Năm 2019, Vietcombank Quảng Ninh tập trung nguồn lực phát triển hoạt động kinh doanh theo chiều sâu, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, tăng trưởng có chọn lọc, gắn với hiệu quả. Cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tăng thu dịch vụ và thu ngoài lãi, cải thiện cơ cấu thu nhập. Thực hiện có kết quả đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020, không ngừng chuẩn hóa toàn diện mọi mặt hoạt động, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị điều hành theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường.

Chiến lược phát triển trung và dài hạn

Mục tiêu trung, dài hạn của Vietcombank là trở thành Tập đoàn tài chính có quy mô lớn với hiệu quả hoạt động tốt nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, Vietcombank nói chung và Vietcombank Quảng Ninh nói riêng đã xác định những trọng tâm chiến lược trong giai đoạn tiếp theo là tiếp tục tăng trưởng kinh doanh có chọn lọc, hiệu quả, bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng, tiếp tục tự động hóa dịch vụ với tiện ích cao, cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt chú trọng dịch vụ thanh toán ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại; nâng cao năng lực tài chính, tăng cường hiệu quả hoạt động ngân hàng và công ty con, công ty liên kết; cải thiện năng suất lao động, quản trị hiệu quả chi phí.

Các mục tiêu phát triển bền vững

Với vị thế là ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng, Vietcombank không chỉ theo đuổi mục tiêu kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng lợi nhuận mà hướng đến mục tiêu gắn sự phát triển với kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần cùng Đảng, Chính phủ thực hiện cải thiện môi trường xã hội, xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững. Bên cạnh đó, Vietcombank sẽ nâng cao năng lực tài chính, con

người, công nghệ... để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng cũng như toàn xã hội. Trong năm 2019, Vietcombank phấn đấu tiếp tục là ngân hàng đi đầu thực hiện nghĩa vụ với cộng đồng, triển khai các dự án và công trình an sinh xã hội, thể hiện đúng triết lý “Nâng giá trị cuộc sống”.

Định hướng giải pháp

Thứ nhất: Vietcombank Quảng Ninh bám sát mục tiêu tầm nhìn trung hạn 2018 - 2020 để triển khai mạnh mẽ giải pháp kinh doanh ngay từ đầu năm, gắn tăng trưởng với hiệu quả. Vietcombank Quảng Ninh hướng tới mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững, giữ vững vai trò là ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước chủ lực, trụ cột trong cung ứng vốn và dịch vụ cho nền kinh tế. Vietcombank Quảng Ninh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, trong đó tăng trưởng mạnh với khu vực kinh tế tư nhân là động lực và trụ cột của nền kinh tế, đặc biệt thúc đẩy phân khúc vừa và nhỏ và phân khúc bán lẻ.

Bên cạnh đó, Vietcombank Quảng Ninh quyết tâm duy trì thị phần ở khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Doanh nghiệp bán buôn, đồng hành hỗ trợ DN cùng phát triển. Vietcombank Quảng Ninh định hướng tiếp tục nâng cao vị thế là NH số 1 về phục vụ phân khúc khách hàng doanh nghiệp (KHDN) lớn, phát triển mạnh nhưng có trọng điểm, hiệu quả và an toàn đối với KHDN FDI.

Bám sát định hướng tín dụng theo chỉ đạo của NHNN, Vietcombank Quảng Ninh tập trung vốn cho các lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích. Đồng thời, Vietcombank Quảng Ninh chú trọng phát triển dịch vụ hướng tới những ngành kinh tế hỗ trợ kinh tế tăng trưởng bền vững như: Ngành sản xuất thực phẩm đồ uống, khai thác, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, Khai thác than và các dịch vụ đi kèm…

Trong năm 2019, Vietcombank Quảng Ninh tiếp tục triển khai mạnh mẽ các mô hình kinh doanh đã phát huy hiệu quả trong thực tế như: Kết nối NH - DN ở các địa phương, kết nối kinh doanh toàn cầu và phát triển khách hàng theo chuỗi giá trị.

Thứ hai: Phát triển mạnh hoạt động dịch vụ, thúc đẩy sản phẩm về NH thanh toán và NH đầu tư, phát triển sản phẩm, dịch vụ từ đó thu hút nguồn tiền gửi, góp phần chuyển dịch nhanh, mạnh cơ cấu thu nhập. Bên cạnh đáp ứng tối đa nhu cầu sản phẩm, dịch vụ truyền thống, Vietcombank Quảng Ninh chuyển đổi mạnh mẽ hoạt động NH đầu tư trở thành trụ cột trong hoạt động NH với mục tiêu giữ vai trò

cầu nối giữa DN và nhà đầu tư, mang tới cho khách hàng những giải pháp tư vấn tài chính phù hợp và hiệu quả nhất. Cùng với đó, Vietcombank Quảng Ninh tiếp tục phát triển nền tảng thanh toán bền vững, xuyên suốt, kiểm soát tốt rủi ro và hiệu quả, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong hoạt động thanh toán.

Thứ ba: Vietcombank thực hiện có kết quả đề án tái cơ cấu trong đó chú trọng nâng cao năng lực tài chính. Trong giai đoạn tới, Vietcombank tích cực thực hiện cơ cấu lại danh mục tài sản có rủi ro, vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của các cơ quan, bộ, ngành trong quá trình xử lý nợ xấu. Vietcombank Quảng Ninh nói riền và Vietcombank nói chung tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tăng cường thu hồi xử lý rủi ro nhằm lành mạnh hóa bảng cân đối kế toán, tăng tốc độ tái tạo vốn phục vụ kinh doanh. Bên cạnh đó, Vietcombank Quảng Ninh còn chú trọng nâng cao năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực.

Thứ tư: Triển khai có hiệu quả Chỉ thị 07/CT-NHNN ngày 11/10/2017 của Thống đốc NHNN Việt Nam về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và NH, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính. Vietcombank Quảng Ninh tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và kiểm soát rủi ro; duy trì được tính kỷ cương, kỷ luật trong mọi hoạt động.

Thứ năm: Cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ cho khách hàng, tiếp tục thay đổi văn hóa bán hàng theo hướng đẩy mạnh bán theo gói sản phẩm, tích cực bán chéo bán theo chuỗi, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao năng suất lao động và gia tăng sự hài lòng của khách hàng, Vietcombank Quảng Ninh cần tiếp tục cải cách thủ tục, quy trình, hồ sơ, giảm thời gian tác nghiệp, ưu tiên nguồn lực để đẩy mạnh chăm sóc khách hàng, hoàn thiện chất lượng dịch vụ.

Thứ sáu: Về mô hình tổ chức, mạng lưới và nhân sự: Vietcombank tiếp tục thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức các khối tại Trụ sở chính và kiện toàn, hoàn chỉnh mô hình tại chi nhánh, từng bước thực thi các giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể nhằm nâng cao mức độ hài lòng và gắn kết nhân viên. Việc xây dựng chiến lược truyền thông chủ động, thiết thực, hiệu quả, gắn với hoạt động kinh doanh của NH cũng sẽ được đẩy mạnh trong năm 2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh quảng ninh (Trang 98 - 101)