Giải pháp tăng cường các điều kiện để áp dụng chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu KPIs

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh quảng ninh (Trang 107 - 108)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Giải pháp tăng cường các điều kiện để áp dụng chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu KPIs

cốt yếu KPIs

- Cam kết của lãnh đạo cao nhất: Cần xác định Sứ mệnh, Tầm nhìn, các Giá trị, Chiến lược cũng như quyết tâm, cung cấp nguồn lực thực thi dự án KPI thành công. Đồng thời có sự cam kết tham gia của đội ngũ quản trị cấp cao ở các cấp độ. Xác định Sứ mệnh, Tầm nhìn, các Giá trị và Chiến lược của Ngân hàng một cách nhất quán trước khi xây dựng hệ thống KPIs.

- Không nên có quá nhiều các yếu tố thành công then chốt. - Hệ thống các thước đo hiệu suất không nên có quá nhiều

- Phân tầng các chỉ số hiệu suất xuống các cấp độ một cách có hệ thống: Phân cấp việc thiết lập các chỉ số hiệu suất xuống các cấp theo nguyên tắc từ Tổ chức, Bộ phận, Phòng ban, Nhóm, Cá nhân.

- Các chỉ số hiệu suất cần đảm bảo: SMART Specific- Rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu

Measurable- Có thể đo lường được Attainable- Có thể đạt được

Realistic- Có tính hiện thực Timely- Có thời gian rõ ràng

Ngoài ra, các chỉ số hiệu suất cần: Có liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của nhân viên, phù hợp với mục tiêu của bộ phận và có giải thích thật rõ ràng về mỗi chỉ số thông qua hồ sơ chỉ số hiệu suất.

- Tiêu chuẩn hóa hệ thống KPI: Cần thực hiện việc xây dựng, ban hành và áp dụng các tài liệu quy định về cách thức xây dựng, duy trì áp dụng, báo cáo và cải tiến hệ thống KPI.

- Kết hợp việc đo lường với đánh giá, hoạch định và cải tiến hiệu suất

Về đo lường: sau khi đã xây dựng hệ thống KPI, cần tiến hành liên tục thống kê các dữ liệu, tính toán và báo cáo, truyền thông kết quả hiệu suất đạt được.

Về đánh giá: dựa trên việc so sánh kết quả đo được với chỉ tiêu đã đạt ra để đánh giá kết quả thực hiện của từng cấp độ, áp dụng khen thưởng, đãi ngộ.

Về hoạch định: tiếp tục hoạch định chiến lược, mục tiêu, đề xuất sáng kiến và cải tiến chế độ đãi ngộ một cách thích hợp theo hướng tập trung phát triển nhân lực. Về cải tiến: Cần thực thi hệ thống KPI khởi thảo và tiếp tục cải tiến phù hợp với trình độ quản lý và liên tục tiêu chuẩn hóa hệ thống KPI mỗi khi có sự thay đổi.

- Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống quản lý quản lý nguồn nhân lực chung của ngân hàng: Cần phải triển khai áp dụng phương pháp KPI sao cho nó có thể tích hợp hoàn hảo nhất vào hệ thống chung của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh quảng ninh (Trang 107 - 108)