Giải pháp đo lường những KPIs hiện chưa đo lường được của Vietcombank Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh quảng ninh (Trang 109 - 111)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Giải pháp đo lường những KPIs hiện chưa đo lường được của Vietcombank Quảng

Vietcombank Quảng Ninh

Trong số các KPIs đã được Vietcombank Quảng Ninh xây dựng, hiện còn một số KPI chưa đo lường được. Giải pháp đo lường những KPI chưa đo lường được của ngân hàng Vietcombank Quảng Ninh cụ thể như sau:

Một là; KPIs về tỷ lệ nhân viên được đào tạo về nghiệp vụ và kỹ năng mềm trên tổng số nhân viên yêu cầu đào tạo ở cấp độ toàn hàng/ nguồn vốn/ tài chính. Đề xuất phương án Ngân Hàng cần có kế hoạch đào tạo chính thức hàng năm;

Hai là; KPIs về đạt vị trí top đầu ngân hàng điện tử hàng đầu theo ý kiến của khách hàng ở cấp độ toàn hàng. Đề xuất phương án Ngân Hàng cần có khảo sát về dịch vụ ngân hàng điện tử cho các ngân hàng tại Việt Nam;

Ba là; KPIs về mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán lẻ, doanh nghiệp của Ngân Hàng ở cấp độ toàn hàng. Đề xuất phương án ngân hàng cần tiến hành khảo sát độ hài lòng của khách hàng;

Bốn là; KPIs về tỷ lệ rút ngắn cho một số quy trình được lựa chọn cấp độ toàn hàng/ nguồn vốn. Ngân hàng cần lựa chọn những quy trình mà bản thân ngân hàng muốn rút và cần có dự án để triển khai;

Năm là; KPIs về số lượng sản phẩm được chuẩn hóa so với kế hoạch ở cấp độ toàn hàng/ nguồn vốn/ tài chính. Ngân Hàng cần lựa chọn những sản phẩm mà Vietcombank cần chuẩn hóa và cần có dự án để triển khai ý tưởng này;

Sáu là; KPIs về số lượng các lần phàn nàn của các phòng ban đối với Tài chính - Kế toán ở cấp độ tài chính. Ngân hàng cần có bộ phận chuyên trách trong ban Tài chính - Kế toán hỗ trợ các đơn vị khác trong toàn hàng;

Bảy là; KPIs về mức độ hài lòng của nhân viên ở cấp độ tài chính. Ngân hàng cần tiến hành khảo sát đo lường mức độ hài lòng của CBCNV;

Tám là; KPIs về tỷ lệ % báo cáo đã được chuẩn hóa trên tổng các báo cáo cần được chuẩn hóa ở cấp độ tài chính/ nguồn vốn. Ngân hàng cần xây dựng danh mục các báo cáo cần chuẩn hóa;

Chín là; KPIs về số lượng các giải pháp được cung cấp cho toàn hàng ở cấp độ tài chính. Ngân hàng cần có bộ phận chuyên trách trong ban Tài chính - Kế toán hỗ trợ các đơn vị khác trong toàn hàng.

3.3.4.Giải pháp tuyên truyền về chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu KPIs

Truyền thông rộng rãi, hình thành văn hóa “Just do it” và động viên toàn bộ tổ chức tham gia thực hiện thành công chương trình KPIs. Thông qua các hoạt động truyền thông để thể hiện được quyết tâm và định hướng chiến lược, giới thiệu rõ đến toàn thể nhân viên về: sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc áp dụng KPIs vào việc đánh giá thành tích của nhân viên.

Quảng bá: mục tiêu trước mắt của việc quảng bá là truyền tải thông tin, thông qua website nội bộ, qua email để truyền thông cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong hệ thống hiểu về KPIs và sự cần thiết của việc áp dụng KPIs vào đánh giá thành tích nhân viên trong Ngân hàng.

Tổ chức các buổi hội thảo nội bộ trong từng Phòng ban: Buổi hội thảo nên nhấn mạnh đến từng lợi ích cụ thể mà các đối tượng nhận được khi tham gia đánh giá thành tích theo KPIs. Buổi hội thảo nên diễn ra trong không khí thân thiện, gần gũi, không nên chỉ diễn ra một chiều mà cần có sự tương tác giữa hai bên. Đội dự án nên đặt ra những câu hỏi gợi mở để các nhân viên tự nhận ra lợi ích của việc áp dụng KPIs để đánh giá, đo lường kết quả làm việc của họ. Đội dự án cần đưa ra các khó khăn hiện tại để cùng tham gia đóng góp ý kiến, giải đáp các thắc mắc, đặc biệt giúp cán bộ nhân viên nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc đánh giá này chứ không phải hình thức “làm cho xong”.

Tổ chức các cuộc thi: Để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các cán bộ nhân viên, hàng tuần cần tổ chức các cuộc thi nhỏ về dự án KPIs. Muốn thu hút đông đảo tất cả các cán bộ nhân viên tham gia, cuộc thi không chỉ được đăng trên website nội bộ của Ngân hàng mà cần phải được gửi email thông báo đến từng người. Các cuộc thi sẽ giúp nhiều nhân viên biết đến và tìm hiểu thêm về hệ thống đánh giá thành tích nhân viên, cũng như hiểu được lợi ích của việc áp dụng hệ thống này, giúp họ hiểu được cách thức tự đánh giá thành tích của mình cũng như đánh giá đồng

nghiệp hoặc cấp trên, họ sẽ có thêm động lực để làm việc khi thấy được lợi ích mang lại của việc áp dụng hệ thống đánh giá này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh quảng ninh (Trang 109 - 111)