Sứ mệnh, tầm nhìn, bản sắc văn hóa Vietcombank, mục tiêu chiến lược của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh quảng ninh (Trang 70 - 75)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Sứ mệnh, tầm nhìn, bản sắc văn hóa Vietcombank, mục tiêu chiến lược của Ngân hàng

của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Sứ mệnh: Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng.

Tầm nhìn: Đến năm 2030 trở thành Tập đoàn tài chính đa năng hùng mạnh, ngang tầm với các Tập đoàn tài chính lớn trong Khu vực.

Triết lý hoạt động: Luôn đặt mình vào vị trí đối tác để thấu hiểu, chia sẻ và giải quyết tốt nhất công việc

Hình ảnh và thương hiệu Vietcombank

Một Vietcombank Xanh và Mạnh Một Vietcombank Uy tín và Hiện đại Một Vietcombank Gần gũi và Biết sẻ chia

Bản sắc văn hóa Vietcombank:

Được tóm tắt trong 5 giá trị cơ bản:

Vietcombank Tin cậy - Giữ gìn chữ Tín và Lành nghề

Chữ Tín luôn là cơ sở thiết lập, duy trì và phát triển mọi mối quan hệ, đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng vì vậy người Vietcombank phải luôn coi trọng việc giữ gìn chữ Tín. Để xây dựng được chữ Tín đòi hỏi một quá trình lâu dài và bằng nhiều nỗ lực trong khi đó “Một lần bất Tín vạn sự bất tin ”. Bài học về chữ Tín không chỉ là biểu hiện của một triết lý kinh doanh bền vững mà sâu xa hơn còn là nhân cách của mỗi con người. Chính vì vậy người Vietcombank cần tôn trọng nguyên tắc “ Nói là Làm” trong mọi lúc mọi nơi và trong mọi mối quan hệ. Giữ gìn chữ Tín không thôi chưa đủ, để được tin cậy người Vietcombank phải luôn chứng tỏ được năng lực giải quyết công việc của bản thân và phải tỏ ra lành nghề. Có như vậy, khách hàng mới phó thác tài sản cho Vietcombank và sử dụng dịch vụ của

Vietcombank; cấp trên mới tin tưởng giao việc cho cấp dưới; đồng nghiệp mới tin cậy hợp tác và cùng nhau làm việc ...

Vietcombank Chuẩn mực - Tôn trọng nguyên tắc và ứng xử chuẩn mực

Giá trị thương hiệu Vietcombank không chỉ được khẳng định thông qua uy tín của Vietcombank, chất lượng sản phẩm dịch vụ của Vietcombank mà một phần quan trọng còn bắt nguồn từ phong cách làm việc chuyên nghiệp. Để đạt được điều này, người Vietcombank phải luôn tôn trọng nguyên tắc và ứng xử chuẩn mực trong mọi hoạt động của mình.

Vietcombank Sẵn sàng đổi mới - Luôn hướng đến cái mới hiện đại và văn minh

Cuộc sống luôn vận động và luôn có cái mới, tiến bộ hơn ra đời. Chính vì vậy người Vietcombank phải luôn có ý thức chủ động tìm tòi học hỏi cái mới và khi nhận biết đó chính là cái mới, hiện đại hơn, văn minh hơn thì phải tìm cách vận dụng vào công việc hàng ngày nhằm đạt được hiệu quả và chất lượng cao nhất. Tuy nhiên, để thực hiện được cái mới thường phải xoá bỏ cái cũ lạc hậu vì vậy người Vietcombank phải tự trang bị cho mình tư tưởng tiến bộ, sẵn sàng đón nhận sự đổi mới và cùng chung sức ủng hộ, cống hiến để sự đổi mới của Ngân hàng đạt được thành công.

Vietcombank Bền vững - Vì lợi ích lâu dài

Phát triển bền vững là mục tiêu xuyên suốt của Vietcombank và để đảm bảo mục tiêu đó, Vietcombank luôn tôn trọng các nguyên tắc an toàn, bình đẳng và hài hoà lợi ích các bên trong quá trình hoạt động. Để duy trì các mối quan hệ bền vững, cơ sở nền tảng để phát triển kinh doanh thành công, người Vietcombank không chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình mà còn phải cân nhắc tạo điều kiện để khách hàng và đối tác cùng thành công. Vietcombank không kinh doanh theo kiểu lợi mình hại người, không vì lợi ích trước mắt , ngắn hạn mà làm tổn thương đến lợi ích lâu dài. Người Vietcombank luôn có tầm nhìn xa và rộng. Làm việc không chỉ vì lợi ích hôm nay mà còn vì lợi ích của các thế hệ Vietcombank mai sau.

Luôn coi trọng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, giữ gìn đạo đức trong kinh doanh, tận tâm hết lòng vì công việc, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp,... là những giá trị nhân văn được lớp lớp cán bộ Vietcombank giữ gìn và phát triển trong gần nửa thập kỷ qua. Chính nhờ những giá trị quý giá này mà Vietcombank đã tạo nên sự khác biệt trên thương trường, vượt qua mọi khó khăn và gặt hái được những thành công rực rỡ như ngày hôm nay . Để tiếp tục phát huy các giá trị Nhân văn cao đẹp, người Vietcombank luôn đặt mình vào vị trí của đối tượng tiếp xúc (khách hàng, đối tác , đồng nghiệp, ...) để thấu hiểu cặn kẽ không chỉ những thuận lợi mà cả những khó khăn mà mà đối tượng tiếp xúc đang gặp phải, để có thể đưa ra các cách giải quyết “ vừa thấu tình vừa đạt lý” và chắc chắn cũng là cách giải quyết tối ưu nhất.

Chiến lược: Năm 2019, toàn hệ thống VCB tiếp tục thực hiện phương châm hành động “Chuyển đổi – Hiệu quả – Bền vững”, và đổi mới quan điểm chỉ đạo điều hành “Kỷ cương – Hành động – Trách nhiệm” tập trung vào các định hướng lớn:

- Chuyển đổi trọng tâm 3 trụ cột kinh doanh: Bán lẻ, Dịch vụ, Đầu tư (kinh doanh vốn).

- Tiếp tục thực hiện nguyên tắc “Mua buôn – Bán lẻ”: Tăng trưởng nguồn vốn bán buôn, tăng cường tín dụng bán lẻ.

- Công tác khách hàng: Coi khách hàng là trọng tâm phục vụ.

- Công tác thu dịch vụ: Triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác thu dịch vụ theo đề án thu phí dịch vụ đã được phê duyệt.

Với chiến lược do Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đề ra, Vietcombank Quảng Ninh tích cực thực hiện và đề ra các mục tiêu chiến lược cụ thể như sau:

Về công tác nguồn vốn, thanh toán

- Chú trọng công tác huy động vốn cả bán buôn và bán lẻ, gia tăng nguồn vốn giá rẻ (tiền gửi VND và ngoại tệ) cả về số tuyệt đối và tỷ trọng.

- Chủ động thu thập thông tin và có phương án tiếp cận hiệu quả các khách hàng có nguồn tiền gửi giá rẻ trên địa bàn: trường học, bệnh viện, công ty vệ sinh môi trường, các công ty viễn thông, bưu chính,…

- Tiếp tục chú trọng chính sách chăm sóc khách hàng đối với Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh, Bảo hiểm xã hội Quảng Ninh. Chuẩn bị triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán công, cấp hệ thống, theo hướng dẫn của TSC sau khi được Chính phủ phê duyệt.

Về công tác tín dụng

- Tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm, theo đúng định hướng, kế hoạch năm 2019 TSC giao:

- Tập trung tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tín dụng tại các PGD.

- Kiểm soát tăng trưởng tín dụng bán buôn, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu khách hàng, giảm bớt sự phụ thuộc vào ngành than, tập trung dư nợ vào các ngành định hướng mở rộng, các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh và khả năng chống đỡ rủi ro cao, khách hàng sử dụng tổng thể các sản phẩm, dịch vụ của VCB.

- Áp dụng điều kiện thương mại đối với tất cả các khoản cấp tín dụng mới theo hướng gia tăng bán chéo các sản phẩm, dịch vụ của VCB.

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, tăng trưởng tín dụng phải luôn nằm trong tầm kiểm soát của Chi nhánh.

- Triển khai kiểm tra chéo định kỳ đối với toàn bộ danh mục tín dụng bán lẻ, thực hiện nghiêm túc công tác luân chuyển cán bộ theo quy định.

- Xây dựng lộ trình và đẩy mạnh rút giảm dư nợ đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính suy giảm, dư nợ tiềm ẩn rủi ro, dư nợ có lãi suất thấp và hiệu quả tổng thể không cao, dư nợ không có TSBĐ/TSBĐ thấp, dư nợ TSBĐ đủ giá trị thế chấp theo định giá nhưng là tài sản khó định giá thực, TSBĐ giảm giá trị nhanh, TSBĐ khó bán, khó chuyển nhượng.

- Chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, từng bước giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn theo định hướng của HĐQT và quản lý của NHNN.

- Thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng từng khoản nợ có vấn đề (nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu nội bảng, nợ ngoại bảng). Đánh giá nguồn thu nợ, khả năng thu nợ và biện pháp thu hồi. Áp dụng tối đa các biện pháp, xử lý phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

- Tiếp tục xây dựng phương án xử lý thu hồi nợ đối với từng khoản nợ và phân công cụ thể trách nhiệm thu hồi nợ đối với lãnh đạo phòng, cán bộ tín dụng.

Về công tác thu dịch vụ:

- Thúc đẩy chuyển dịch gia tăng mạnh mẽ cơ cấu thu nhập từ dịch vụ tại Chi nhánh. Triển khai đồng bộ các biện pháp gia tăng bán hàng, bán chéo các sản phẩm dịch vụ tạo nguồn thu nhập từ dịch vụ. Chuyển dịch một phần nguồn thu từ lãi sang thu dịch vụ theo định hướng kinh doanh của TSC trên cơ sở đảm bảo thu nhập tổng thể của ngân hàng.

- Nghiên cứu điều chỉnh trọng số KPIs thu dịch vụ của các phòng theo hướng tăng trọng số điểm đối với thu nhập từ dịch vụ.

- Gia tăng thị phần bảo lãnh, thanh toán L/C đối với các khách hàng trong giới hạn tín dụng.

- Gia tăng thị phần trên địa bàn về hoạt động TTXNK – TTTM, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thanh toán điện tử.

 Về công tác khách hàng

- Quán triệt “Khách hàng vừa là trung tâm, vừa là đối tượng phục vụ”. Phát triển khách hàng gắn với gia tăng thị phần khách hàng tại VCB.

- Triển khai công tác phát triển khách hàng theo kế hoạch được giao. Thường xuyên rà soát, định danh khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng để triển khai các giải pháp tiếp cận, thiết lập quan hệ với VCB.

- Thúc đẩy phát triển mạnh khách hàng Priority là mục tiêu trọng tâm trong công tác khách hàng bán lẻ năm 2019.

- Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời tác phong giao dịch của cán bộ, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với những cán bộ có thái độ làm việc gây phản cảm, bất bình đối với khách hàng và ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của VCB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh quảng ninh (Trang 70 - 75)