6. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Nhóm giải pháp xây dựng chỉ số KPIs
Khi đề cập đến KPIs, các nhà quản trị của Vietcombank cho rằng các KPIs cũng giống như các chỉ số đo trong phương pháp quản trị theo mục tiêu (MBO). MBO là công cụ đánh giá đơn thuần, với mục đích là xác lập và đo lường kết quả thực hiện của nhân viên vào cuối kỳ đánh giá, trong khi KPIs trong BSC là một công cụ quản trị chiến lược từ việc xác lập mục tiêu - theo dõi quá trình thực hiện - cảnh báo hiệu suất để cải tiến - điều chỉnh mục tiêu kịp thời.
Khi xây dựng KPIs với quá nhiều quy trình chuẩn hóa, xác lập rất chặt chẽ quy trình giữa các đơn vị và cá nhân, trong khi lại không chú trọng xác lập hệ thống mục tiêu của các quy trình đó, hay kết quả của các quy trình đó không lượng hóa được dẫn đến không đo lường đánh giá được kết quả của nhân viên cũng như tổ chức đã đạt được là gì?
Xây dựng chỉ số KPIs là vô cùng quan trọng đối với hệ thống BSC vì nó quyết định kết quả thực hiện, nếu lựa chọn các KPIs không phù hợp sẽ bị rơi vào tình trạng không biết đang thực hiện điều gì và không có đích đến rõ ràng, bởi vì các chỉ số KPIs được xây dựng từ mục tiêu chiến lược của ngân hàng và là chìa khóa cho
sự quản trị thành công chiến lược. Do đó, chỉ số KPIs là những chỉ số hiệu suất chính yếu phản ánh hiệu quả thực hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng bao gồm các mục tiêu của ngân hàng, phòng, ban, bộ phận, nhóm hay cá nhân, và được giám sát bởi các nhà quản trị có thể theo ngày hay tuần. Chỉ số KPIs phải có những đặc điểm sau: gắn kết với mục tiêu chiến lược, phù hợp với nguồn lực, và các KPIs: cụ thể, đo lường được, có thể thực hiện được, thực tế, có thời hạn, có giá trị, đáng tin cậy.